Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI (Trang 27)

b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

2.2.3.2.Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoà

Các nhân tố cơ bản bên ngoài có ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu công ty AI gồm có: thị trường, đối thủ cạnh tranh, văn hóa – thị hiếu thị trường đích, yếu tố công nghệ.

Dịch vụ đào tạo trực tuyến tuy không còn mới mẻ trên thế giới nhưng đối với Việt Nam thì dịch vụ này mới chỉ phát triển trong khoảng 3 năm trở lại đây. Vì là một thị trường mới như vậy nên hiện tại chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty. Tuy nhiên do tâm lý và thói quen học trực tuyến tại Việt Nam là chưa rõ ràng, vì vậy mà có rất nhiều khó khăn để đưa sản phẩm của công ty vào tâm trí khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh trực tuyến: www.hocmai.vn, www.moon.vn,

www.thaytro.vn, www.violet.vn.

Đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành: trung bình. Bởi vì ngành chưa có người đứng đầu ngành (leader), các nỗ lực marketing của doanh nghiệp chưa nhiều, thị phần của các doanh nghiệp tham gia thị trường này không ổn định, số lượng đối thủ cạnh tranh không nhiều.

Đối thủ cạnh tranh truyền thống: Các trung tâm dạy học thêm, các trung tâm gia sư.  Văn hóa, thị hiếu thị trường đích

Theo điều tra của tác giả khi tham gia nghiên cứu thị trường của website

www.truongtructuyen.vn đạt được các kết quả sau:

Khách hàng cuối cùng (end-users) ở đây là các học sinh THPT lớp 10 đến 12 và các học sinh ôn thi đại học. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, các thành phố lớn và thành thị lớn của các tỉnh. Và trước mắt, tập khách hàng được chú ý phát triển đầu tiên là các học sinh trên địa bàn Hà Nội (bao gồm các huyện mới sáp nhập).

Nhóm khách hàng này có đặc điểm sau:

- Thời gian học thêm rất nhiều. Theo thống kê từ khảo sát cho thấy, 79,62% số học sinh phải học thêm từ 3-5 buổi trở lên (1 tuần) – trong đó 44,59% phải học thêm cả tuần. Đồng nghĩa mức chi phí cho học thêm là khá lớn (mức từ 1 triệu đồng 1

- Với ngân quỹ thời gian eo hẹp như vậy thì nhu cầu giải trí của học sinh lớn hơn so với nhu cầu về học tập.

- Việc chi phí cho học tập sẽ do phụ huynh chi trả.

Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có 173 trường THPT. Trong đó:

Khu vực Công lập Dân lập Tổng

Toàn bộ Hà Nội 106 67 173

Hà Nội (cũ) 50 60 110

Hà Tây (cũ) 56 7 63

Bảng 2.3: Số lượng trường THPT trên địa bàn Hà Nội

Năm học Công lập Dân lập Tổng

2009-2010 61850 17890 79740

2008-2009 24630 14955 39585

2007-2008 24425 15000 39425

Bảng 2.4: Số lượng học sinh THPTtrên địa bàn Hà Nội cũ

Năm học Công lập Dân lập Tổng

2009-2010 61850 17890 79740

2008-2009 58405 20850 79255

2007-2008 58200 20895 79095

Bảng 2.5: Số lượng học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội mới

Đánh giá về việc học tập trực tuyến của học sinh khu vực nội thành Hà Nội[2]

như sau:

- Tỷ lệ đã từng học trực tuyến chỉ chiếm 25.48%. - Tỷ lệ biết tới Trường trực tuyến chiếm 40.13%. - Tỷ lệ đã từng học tại Trường trực tuyến chiếm 10.19% (con số này tại Học mãi là 11.46%; Ôn thi là 6.37%).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo – AI (Trang 27)