3.3.1. Thị trường rộng lớn và có nhiều phân khúc thị trường tiềm năng.
Con người là yếu tố tạo nên thị trường. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn. Theo Tổng cục điều tra dân số, vào 0h ngày 01/4/2009 dân số Việt Nam có 85.846.997 người. Tính từ cuộc Tổng điều tra trước,bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực. Sau 10 năm, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% (năm 1999) xuống còn 24,5%. Ngược lại, tỷ trọng dân số nhóm tuổi 15 - 64 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 61,1% lên 69,1%. Do tỷ lệ người già tăng trong khi tỷ lệ trẻ em giảm mạnh trong thập kỷ 1999 - 2009,chỉ số già hoá của dân số nước ta tăng từ 24,3% lên 35,5% (cao hơn mức trung bình của các nước khu vực Đông Nam Á (30%), tương đương với con số đó của Inđônêsia và Philíppin,thấp hơn của Singapore (85%) và Thái Lan (52%). Số liệu trên cho thấy cơ cấu dân số trẻ ở Việt Nam. Với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và duy trì trong vòng nhiều năm nữa, theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước có dân số lớn nhất thế giới. Có thể nói, Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng. Nó tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
Thứ nhất, đó là yếu tố khách hàng. Theo nguyên tắc “mỗi người dân là một khách hàng” thì nguồn khách hàng cho các doanh nghiệp vô cùng lớn. Một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường vốn có sẵn những khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp đó cũng không phải chỉ hướng đến khách hàng hiện tại. Cái mà họ luôn hướng đến là thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc mà một nhà marketing cho doanh nghiệp cần làm là làm sao, từ số khách hàng hiện tại mà doanh nghiệp đang có thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng khác trong tương lai. Với số dân như của Việt Nam hiện nay, cơ hội tìm kiếm và mở rộng khách hàng tương lai là rất lớn
Theo thống kê của công ty Honda Việt Nam, thị trường xe máy của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, năm 2009 đạt 2,26 triệu xe, tăng khoảng 20% so với năm 2008 và trở thành thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Lượng xe máy tiêu thụ tăng tạo điều kiện cho sản phẩm “vỏ bọc yên xe 2 lớp” phát triển.
Thứ 2 là nguồn lao động. Nguồn nhân công giá rẻ vẫn luôn hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào tại Việt Nam. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn trên 60% mở ra cơ hội tìm kiếm nguồn nhân công cho doanh nghiệp.
Thứ 3, mở ra một hướng phát triển cho doanh nghiệp. Đi sâu phân tích cụ thể một số chỉ tiêu dân số như các yếu tố giới tính, độ tuổi, thu nhập …sẽ là những phân khúc thị trường mà doanh nghiệp cần chú ý. Mỗi khúc thị trường nên có những hướng tác động khác nhau về sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo…Tỷ lệ dân số từ 15- 35 chiếm gần 60%, cho thấy một thị trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới. Hướng vào đối tượng này là những sản phẩm phù hợp với giới trẻ, thể hiện sự năng động và cá tính. Đối với sản phẩm “vỏ bọc yên xe 2 lớp”, thiết kế phù hợp với nhiều loại xe, kiểu dáng bắt mắt, màu sắc trẻ trung, thể hiện thời trang, cá tính…là hướng đến đối tượng này. Nhóm đối tượng này không chỉ yêu cầu về chất lượng yên xe mà còn muốn thể hiện phong cách, cá tính của mình nên sản phẩm “vỏ bọc yên xe 2 lớp” của công ty đặc biệt chú trọng đến nhóm đối tượng này.
3.3.2. Nhu cầu sử dụng xe máy tăng cao.
Xã hội ngày càng phát triển, càng yêu cầu mọi công việc phải được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khoa học- kĩ thuật ngày cang phát triển, những ứng dụng của nó đề nâng cao hiệu quả làm việc càng nhiều. Như muốn chuyển một tài liệu từ nơi này qua nơi. Nhu cầu đi lại của con người cũng từ đó mà tăng lên. Ở Việt Nam cũng vậy. Thời kì bao cấp, di chuyển của con người chủ yếu là đi bộ. Xe đạp, xe máy, oto và các phương tiện hiện đại khác được coi là những xa xỉ phẩm thời đó với đại đa số dân chúng hoặc cũng chủ yếu phục vụ cho chiến tranh. Kể từ khi nước ta hoàn toàn độc lập, mà rõ nét nhất là sau Đại hội Đảng VI 1986, nước ta thực sự mở cửa thị trường, các phương tiện đi lại xuất hiện nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, xe máy có thể coi là phương tiện đi lại phổ biến và thông dụng, cũng như tiện lợi nhất. Càng ngày nhu cầu sử dụng xe máy của người dân càng cao. Không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại, xe máy còn thể hiện cá tính, đẳng cấp… của người sử dụng xe máy. Như vậy, nhu cầu sử dụng xe máy tăng cao, chắc chắn các phụ kiện đi kèm xe máy cũng sẽ phát triển nên sản phẩm vỏ bọc yên xe 2 lớp đem lại thuận tiện cho người sử dụng xe máy sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển.
3.3.3. Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Kinh tế phát triển, nhiều người có khả năng mua xe máy, tuy nhiên có nguy cơ là người dân chuyển sang phương tiện xe ô tô, gây áp lực cho sản phẩm “vỏ bọc yên xe 2 lớp”. Ngoài ra, việc phát triển các phương tiện công cộng cũng là điều đáng lo ngại mà công ty cần phải quan tâm.
3.3.4. Thu nhập trung bình của người dân ở mức độ tương đối.
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng từ 835 USD của năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạt 1.100 USD vào năm 2009.
3.3.5. Lạm phát đang có xu hướng giảm.
Lạm phát có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chi tiêu của dân chúng. Khi lạm phát tăng cao, người ta lại có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng. Nhất là ở Việt nam đồng tiền luôn trượt giá khiến người dân tích trữ vàng và ngoại tệ mạnh nhiều hơn là gửi tiết kiệm, dẫn đến nhiều hệ lụy không hay khi tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng có biến động. Một tín hiệu đáng mừng với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đó là trong năm 2009, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giảm xuống mức 1 con số. Trước đó, trong các năm 2007, 2008 với việc giá cả tăng, nhất là mặt hàng xăng lại có những biến động tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua, Honda đã nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm giúp tiết kiệm xăng cho khách hàng cơ chế phun xăng điện tử PGM-FI. Hiện tại công ty đang hướng nghiên cứu sang các sản phẩm phụ kiện đi kèm xe máy nhằm đem lại sự thuận tiện cho người sử dụng xe. Trong tương lai, những mặt hàng này sẽ góp phần đáng kể trong doanh thu của công ty.
3.3.6. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường quốc tế, có được vị thế pháp lý bình đẳng trong tranh chấp thương mại, mở cửa khu vực dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực ngân hàng, thương mại bán lẻ, các cam kết về TRIMS, đem lại chế độ đối xử quốc gia cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, gỡ bỏ các yêu cầu xuất khẩu, hàm lượng trong nước, sự minh bạch và thông thoáng...Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 đã cải thiện việc gia nhập thị trường và quản trị công ty đối với khu vực tư nhân. Chính phủ cam kết sẵn sàng đối thoại và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục cải cách. Các cơ quan Chính phủ cải thiện tính minh bạch và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp. Các cơ quan Chính phủ đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các giám đốc
doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nhiều trong điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, chuyển giao công nghệ và nguồn nhân lực. Đồng thời là cơ hội tiếp xúc được với khoa học- kĩ thuật một thuận lợi hơn. Việt Nam gia nhập WTO, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh cũng là một cơ hội, nếu biết nắm bắt thì sẽ thu được các khoản đầu tư lớn và những hợp đồng kinh tế thu lợi nhuận cao.