Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong thời gian tới. Để nâng cao chất lượng quản lý thanh khoản tại ngân hàng tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Trước tiên, xét về OCB Đồng Tháp là ngân hàng trực thuộc Hội sở OCB thì trạng thái thanh khoản ngân hàng luôn dương, tức ngân hàng đang thừa thanh khoản và ngân hàng cần đầu tư vào các tài sản sinh lợi như chứng khoán ngắn hạn, tín phiếu kho bạc, tiền gửi tại các ngân hàng khác ... đến khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản thì kịp thời bán tài sản để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh khoản.
- Tuy nhiên, nếu xét về OCB Đồng Tháp là ngân hàng độc lập Hội sở OCB thì trạng thái thanh khoản ngân hàng luôn âm và các hệ số đo lường rủi ro thanh khoản như hệ số thanh khoản, trạng thái thanh khoản vẫn còn thấp. Điều này chứng tỏ rằng, công tác quản trị thanh khoản trong ngân hàng chưa thật tốt. Do đó, ngân hàng cần nâng cao chất lượng thanh khoản như:
+ Nâng cao hệ số thanh khoản của Ngân hàng cũng như trạng thái thanh khoản, đảm bảo việc thanh toán cho người gửi tiền ở mọi thời hạn. OCB Đồng Tháp xem xét việc tăng Tài sản có tính lỏng cao, ưu tiên tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, các chứng khoán ngắn hạn để kịp thời đáp ứng khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh…
+ OCB Đồng Tháp cần có kế hoạch hơn nữa trong việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn huy động và kế hoạch cho vay hợp lý,tăng trưởng nhưng phải đảm bảo sự cân đối để không xảy ra rủi ro thanh khoản thời điểm. Bên cạnh việc cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn cũng cần xem xét đến yếu tố thời hạn, đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn. Và ưu tiên các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thay vì tiền gửi không kỳ hạn, đồng thời quan hệ mật thiết với khách hàng gửi tiền để biết thêm những thông tin khách hàng rút tiền đột xuất trước thời hạn để kịp thời đáp ứng. Cần xem xét phân bổ cho vay đối với KHDN và KHCN cho hợp lý, nhằm phân tán mức độ rủi ro, cho vay kỳ hạn dài cần được đánh giá kỹ lưỡng, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng.
+ Ngoài ra, ngân hàng cần tạo lập các nguồn thanh khoản khác ngoài nguồn tạo lập chính là các hoạt động kinh doanh truyền thống của Ngân hàng, như bảo lãnh, cầm cố,.. Và cần đẩy mạnh công tác thu nợ của ngân hàng.
- Qua kết quả dự báo, tác giả thấy nhu cầu thanh khoản của ngân hàng qua 3 quý năm 2011 đều tăng lên. Do đó, ngân hàng cần tăng nhu cầu thanh khoản của quý II, quý III và quý IV năm 2011 lần lược là: 36.804 triệu đồng, 77.968 triệu đồng, 124.038 triệu đồng. Vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản các quý tiếp theo, cố gắng huy động vốn một cách tối đa và có thể đi vay từ Hội sở hoặc từ thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, biến động trên thị trường khá phức tạp ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử lý các nhu cầu phát sinh trong tương lai.
- Triển khai thực hiện các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN tại đơn vị mình. Trong đó chú trọng Tỷ lệ khả năng chi trả và Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Thiết lập mối quan hệ với các khách hàng lớn thường xuyên của Ngân hàng để dự đoán những nhu cầu thanh khoản phát sinh, kịp thời có kế hoạch cung ứng thanh khoản phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi của khách hàng gửi tiền để sử dụng sinh lợi cho Ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ