Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng dần trong giai đoạn 2008-2010. Trong cơ cấu nguồn vốn bao gồm phần lớn là vốn huy động và vốn điều chuyển, chiếm hơn 98%. Cũng giống như từng bộ phận trong tổng tài sản, không phải bộ phận nào cũng theo xu hướng chung.
Bảng 3: NGUỒN VỐN CỦA OCB ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 250.682 232.321 271.694 (18.361) (7,32) 39.373 16,95 + TG cá nhân 190.176 210.188 235.337 20.012 10,52 25.149 11,97 + TG TCKT 60.506 22.133 36.357 (38.373) (63,42) 14.224 64,27 Vốn điều chuyển 131.319 198.638 332.273 67.319 51,26 133.635 67,28 Nguồn vốn khác 5.309 6.846 6.342 1.537 28,95 (504) (7,36) Tổng nguồn vốn 387.310 437.805 610.309 50.495 13,04 172.504 39,40
(Nguồn:Báo cáo tài chính của OCB Đồng Tháp)
Trước hết, xét về nguồn vốn huy động hình chung có sự biến động phức tạp, tăng giảm không đều. Những tháng đầu năm 2008, tình hình khủng hoảng tài chính và lạm phát lan rộng trên toàn thế giới. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến tình hình huy động của ngân hàng với lại ngân hàng mới thành lập nên chịu không ít ảnh hưởng và sự cạnh tranh quyết liệt từ các NHTM khác. Đến năm 2009, là năm gánh chịu hậu quả lạm phát gây ra, nền kinh tế rất cần vốn để phục hồi, giá cả hàng hóa tăng cao, buộc ngân hàng phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút nguồn vốn đầu tư, tránh tình trạng rủi ro thanh khoản nhưng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế vẫn còn rất hạn chế. Trước tình hình đó, vốn huy động giảm xuống chỉ đạt 232.321 triệu đồng, giảm 7,32%, chứng tỏ rằng khách hàng rút tiền ra trong năm nhiều hơn khách hàng gửi vào và hoạt động của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, mức giảm này cũng tương đối thấp. Tình hình kinh tế năm 2010 lạc quan hơn, chính trị ổn định, kinh tế bắt đầu phục hồi, với sự nỗ lực của ngân hàng đẩy mạnh thu hút vốn. Vì thế, vốn huy động tăng lên 16,95%. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động có 2 bộ phận đó là huy động từ tiền gửi cá nhân và tổ chức kinh tế (TCKT), trong đó bộ phận huy động từ cá nhân thì tăng nhưng không nhiều, và chỉ có vốn huy động từ TCKT thì giảm mạnh nên đã ảnh hưởng đến tổng ngồnhuy động. Sau đó cả hai bộ phận này đều tăng lên vào năm 2010, vì ngân hàng đã cố gắng đẩy mạnh huy động
39,373 triệu đồng (tương đương 16,95%). Vốn huy động còn hạn chế nhưng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng nguồn vốn.
Xét về vốn điều chuyển của ngân hàng không ngừng được tăng cao. Năm 2008, đây là năm xảy ra lạm phát, NHNN thắt chặt tiền tệ nên khách hàng đến ngân hàng vay tiền còn khiêm tốn do đó vốn điều chuyển chỉ đạt 131.319 triệu đồng. Năm 2009, là năm gánh chịu hậu quả của lạm phát gây ra, tình hình huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế còn ít, chính phủ hỗ trợ lãi suất tạo điều kiện để nền khôi phục kinh tế. Vì thế, vốn điều chuyển tăng 51,26% so với năm 2008. Và đặc biệt, năm 2010 tình hình kinh tế ổn định hơn, phục hồi và phát triển, khách hàng vay tiền nhiều đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, Chi nhánh Ngân hàng mới thành lập, uy tín của chi nhánh chưa caoso với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Do đó, việc huy động vốn từ tiền gửi còn nhiều khó khăn và hạn chế nên cần phải có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn cho nên vốn điều chuyển từ Hội sở không ngừng tăng lên. Do vậy, năm này vốn điều chuyển của ngân hàng tăng 67,28%. Và đây cũng là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất vào năm 2010. Từ đó cho thấy, sự hoạt động của chi nhánh còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở mới có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chi nhánh. Điều đó tạo ra một sự phụ thuộc quá lớn, đồng thời có thể ảnh hưởng đến thời gian giải ngân. Vì vậy chi nhánh cần có một cơ chế, một chiến lượt về huy động vốn tốt hơn để có thể bớt phụ thuộc vào Hội sở. Đồng thời, có được một nguồn vốn huy động lớn hơn để đáp ứng kịp thời nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Khẳng định uy tín và khả năng củaOCB Đồng Tháp về cho vay và huy động trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và trong hệ thống ngân hàng Phương Đông nói chung.
Còn nguồn vốn khác có tỷ trọng rất nhỏ, tuy có sự biến động phức tạp nhưng ít gây ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn.
Tuy có cũng sự tăng trưởng về nguồn vốn nhưng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chưa hợp lý, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng tăng nhiều hơn so với vốn huy động. Vì thế, đòi hỏi chi nhánh phải ngày càng chủ động hơn trong việc tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ.