TÌNH HÌNH CẦU THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 46)

4.3.1. Tình hình chi trả tiền gửi khách hàng

Nhìn vào tổng số chi trả tiền gửi của khách hàng ta thấy hàng năm ngân hàng phải chi một khoản tiền khá lớn tăng dần. Năm 2008, kinh tế gặp nhiều khó khăn, khách hàng lo sợ ngân hàng sẽ bị phá sản như hàng loạt các ngân hàng ở Mỹ nên khách hàng rút tiền rất nhiều và đầu vào vàng sẽ an toàn hơn.

Năm 2009, chi trả tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 19,45%. Mặc dù, tình hình kinh tế sau khủng hoảng dần hồi phục nhưng vẫn còn rất biến động và gặp nhiều khó khăn, người gửi tiền vào ngân hàng rất nhiều nhưng đồng thời rút ra cũng rất nhiều, để tránh rủi ro nên khách hàng thường gửi tiền trong một thời gian ngắn thường dưới 1 năm.

Bảng 8: CHI TRẢ TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CỦA OCB –ĐỒNG THÁP

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

KHCN 185.385 230.254 289.914 44.869 24,20 59.660 25,91

- Không kỳ hạn 15.123 20.379 29.521 5.256 34,76 9.142 44,86 - Có kỳ hạn 170.262 209.875 260.393 39.613 23,27 50.518 24,07

Tiền gửi của

TCKT 124.500 139.909 209.943 15.409 12,38 70.034 50,06

- Không kỳ hạn 50.423 79.503 130.326 29.080 57,67 50.823 63,93 - Có kỳ hạn 74.077 60.406 79.617 (13.671) (18,46) 19.211 31,80

Năm 2010, tình hình kinh tế lạc quan hơn, dần dần khôi phụcvà bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng chi trả tiền gửi lại tăng vọt lên 35,04%. Nguyên nhân là do chi trả tiền gửi khách hàng tổ chức kinh tế (TCKT) tăng lên tới 50,06%, ngân hàng làm trung gian thanh toán cho nhiều TCKT nên nguồn tiền lưu thông vào và ra trong ngân hàng cũng nhiều. Bên cạnh đó, một phần tiền gửi tiết kiệm cá nhân và tiền gửi của TCKT có kỳ hạn trong năm trước đến nay đáo hạn thanh toán. Một số khách hàng gửi tiền vào nhằm mục đích an toàn, do lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất tiền gửi biến động mạnh nên khách hàng đều có tâm lý rút tiền ra để chuyển sang các tài sản có tính an toàn cao hơn như USD, vàng và bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất. Do đó, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.

Xét về tỷ trọng giữa hai bộ phận chi trả tiền gửi của KHCN và TCKT không có sự chênh lệch quá lơn so với vốn huy động của hai bộ phận này. Có sự giảm tỷ trọng của chi trả tiền gửi KHCN và tăng lên việc chi trả tiền gửi của TCKT. Cụ thể, năm 2009, tỷ trọng chi trả KHCN là 62,2% nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này là 58%. Còn chi trả TCKT thì ngược lại.

Bảng 9: CƠ CẤU CHI TRẢ TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CỦA OCB –ĐỒNG THÁP

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

KHCN 185.385 59,82 230.254 62,20 289.914 58,00

- Không kỳ hạn 15.123 8,16 20.379 8,85 29.521 10,18 - Có kỳ hạn 170.262 91,84 209.875 91,15 260.393 89,82

Tiền gửi của

TCKT 124.500 40,18 139.909 37,80 209.943 42,00

-Không kỳ hạn 50.423 40,50 79.503 56,82 130.326 62,08 - Có kỳ hạn 74.077 59,50 60.406 43,18 79.617 37,92

Tổng chi trả 309.885 100,00 370.163 100,00 499.857 100,00

Có thể nói, trong tổng cơ cấu chi trả tiền gửi khách hàng thì bộ phận chi trả tiền gửi của khách hàng cá nhân là tăng nhanh nhất do hệ quả của việc tăng cường huy động đối với đối tượng này. Đặc biệt, để thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như đảm bảo khả năng chi trả, hạn chế rủi ro thanh khoản, hiện nay Ngân hàng luôn khuyến khích ủng hộ và dành nhiều ưu đãi đối với các món tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu luôn chiếm tỷ trọng rất cao và cũng có sự biến động tăng giảm, điều này dẫn đến chi trả tiền gửi có kỳ hạn cũng biến động. Khách hàng truyền thống của Ngân hàng rất ít nên việc huy động còn nhiều khó khăn và rất biến động. Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn. Việc gửi tiền vào Ngân hàng hay thanh toán qua Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng trong các năm có nhiều thay đổi dẫn đến tài khoản tiền gửi của TCKT cũng có nhiều biến động không kém, nhưng nhìn chung cả giai đoạn vẫn khá ổn định.

4.3.2. Cho vay

Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY CỦA OCB –ĐỒNG THÁP 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Khách hàng cá nhân 129.780 134.820 180.290 5.040 3,88 45.470 33,73 - Ngắn hạn 110.040 114.950 139.850 4.910 4,46 24.900 21,66 - Trung và dài hạn 19.740 19.870 40.440 130 0,66 20.570 103,52 Khách hàng doanh nghiệp 260.410 312.430 468.860 52.020 19,98 156.430 50,07 - Ngắn hạn 240.370 280.130 419.760 39.760 16,54 139.630 49,84 - Trung và dài hạn 20.040 32.300 49.100 12.260 61,18 16.800 52,01 Tổng doanh số cho vay 390.190 447.250 649.150 57.060 14,62 201.900 45,14

(Nguồn:Báo cáo tài chính của OCB Đồng Tháp)

So với giai đoạn 2008-2009, giai đoạn 2009-2010 hoạt động cho vay của Chi nhánh tăng lên với tốc độ rất nhanh.Nguyên nhân do thành phố Cao Lãnh của tỉnh

Đồng Tháp là một thành phố trẻ, có rất nhiều tiềm năng phát triển và muốn phát triển cần phải có một nguồn vốn lớn, chính vì vậy mà doanh số cho vay tăng liên tục. Trong đó, đặc biệt nhất xảy ra ở hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân, nếu như năm 2009cho vay ở đối tượngnày chỉ tăng 0,66% thì sang năm 2010 cho vay ở đối tượng này tăng đột biếnvới tốc độ103,52%. Nếu như so với doanh số cho vay chung, tuy số tiền phát sinh là không lớn nhưng việc tăng cho vay trung và dài hạn như vậy cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản nếu các khoản vay này phát sinh cùng một thời điểm hoặc một thời gian ngắn.

Ngoài ra, cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn có tốc độ nhanh hơn và gần 1,5 lần khách hàng cá nhân. Các đối tượng đều tăng với tốc độ rất nhanh, chỉ riêng cho vay trung và dài hạn của khách hàng doanh nghiệp là có phần chậm lại. Đây cũng chính là mục tiêu mà Ngân hàng đang nhắm đến các doanh nghiệp trẻ của tỉnh Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Nguyên nhân ở giai đoạn 2008-2009 tăng với tốc độ chậm hơn có thể do lãi suất của ngân hàng trong thời gian này tăng cao và rất biến động, hệ quả từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để giảm lượng tiền trong lưu thông, làm khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng củaNgân hàng. Còn ở giai đoạn 2009-2010, tốc độ tăng nhanh là do lãi suất ngân hàng giảm, Nhà nước khuyến khích kinh doanh, gia tăng sản xuất. Nhìn chung thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với cho vay trung và dài hạn, vì lãi suất cho vay trung dài dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Đồng thời, OCB Đồng Tháp chỉ là một chi nhánh nhỏ mới thành lập để hạn chế rủi ro cho ngân hàng nên ngân hàng ít chú trọng đến cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng dần, và tỷ trọng ngắn hạn thì ngược lại. Nếu như năm 2008 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 89,80% thì năm 2010 chỉ còn chiếm 86,21%.

Bên cạnh đó, số lượng hợp đồng cho vay của khách hàng cá nhân tuy rất nhiều nhưng giá trị từng hợp đồng lại không lớn lắm(thường cho vay từng cá nhân nhỏ lẻ để buôn bán, sản xuấtkinh doanh nhỏ). Còn các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, số lượng hợp đồng tuy không nhiều nhưng giá trị

mỗi hợp đồng thường rất lớn(cho vay trả góp mua xe, vay vốn mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệpvà vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn) nên tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn hơn và đây cũng chính là mục tiêu mà Ngân hàng đang nhắm đến. Điều này làm cho ngân hàng có thể gặp rủi ro khi doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ và với giá trị lớn.

Hình 5: Tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn(2008-2010)

(Nguồn: OCB Đồng Tháp)

Bảng 11: CƠ CẤU CHO VAY CỦA OCB -ĐỒNG THÁP (2008-2010)

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Khách hàng cá nhân 129.780 33,26 134.820 30,14 180.290 27,77 - Ngắn hạn 110.040 84,79 114.950 85,26 139.850 77,57 - Trung và dài hạn 19.740 15,21 19.870 14,74 40.440 22,43 Khách hàng doanh nghiệp 260.410 66,74 312.430 69,86 468.860 72,23 - Ngắn hạn 240.370 92,30 280.130 89,66 419.760 89,53 - Trung và dài hạn 20.040 7,70 32.300 10,34 49.100 10,47 Tổng doanh số cho vay 390.190 100,0 0 447.250 100,00 649.150 100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB Đồng Tháp).

Ta thấy rằng cơ cấu cho vay của OCB Đồng Tháp có sự chuyển dịch tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân ngày càng giảm và tỷ trọng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng. Năm 2008, cho vay khách hàng doanh

đã chiếm 72,23%. Vì ngân hàng chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và cũng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp trẻ có tiềm năng, và dần dần tạo dựng uy tín đối với đối tượng khách hàng này. Đây cũng là điều mà Chi nhánh khá mạo hiểm.

4.3.3. Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động của Ngân hàng là chi phíđể đảm bảo cho hoạt động hàng ngày của ngân hàng và chi phí này luôn tăng qua các năm. Giai đoạn 2008-2009, chi phí tăng với tốc độ 25,66%,vì trong giai đoạn này tình hình còn quá khó khăn,hậu quả sau khủng hoảng, lạm phát tăng cao, đẩy chi phí tăng cao. Tuy giai đoạn sau có tốc độ giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức khá cao 24,25%. Có thể vì trong giai đoạn này ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tuyển thêm nhân viên. Ngân hàng cần tiết kiệm chi phí đến mức tối đa trong khi doanh thu càng tăng thì ngân hàng mới đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

4.4. TRẠNG THÁI THANH KHOẢN RÒNG

Bảng 12: TÌNH TRẠNG THANH KHOẢN RÒNG CỦA OCB ĐỒNGTHÁP

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2009 (%)

2009-2010 (%) Cung thanh khoản 818.221 952.267 1.351.675 24,44 41,94

- Tiền huy động 332.372 351.802 539.230 5,85 53,28

- Tiềnthu nợ 300.138 398.276 476.119 32,70 19,54

- Vốn điều chuyển 131.319 198.638 332.273 51,26 67,28 - Thu nhập từ cung

cấp dịch vụ 1.392 3.551 4.053 155,10 14,14

Cầu thanh khoản 779.400 822.848 1.155.760 16,82 40,46

- Tiền chi trả TGKH 309.885 370.163 499.857 19,45 35,04 - Cho vay 390.190 447.250 649.150 14,62 45,14 - Chi phí hoạt động 4.325 5.435 6.753 25,66 24,25 Trạng thái thanh khoản ròng 60.821 129.419 195.915 112,79 51,38 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy, trạng thái thanh khoản ròng qua các năm luôn dương và tăng dần. Nguyên nhân là do hàng năm Hội sở Ngân hàng Phương Đông

điều chuyển một lượng vốn khá lớn về Chi nhánh. Nếu như không có nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, Chi nhánh sẽ gặp rủi ro thanh khoản vì nguồn vốn huy động của đơn vị không thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên của cho vay. Do đó, xét về OCB Đồng Tháp là một đơn vị trực thuộc Hội sở thì OCB đang dư thừa nguồn vốn, Ngân hàng nên đầu tư vào các tài sản sinh lãi cao hơn. Nhưng khi xét về OCB là một đơn vị độc lập thì tình trạng thanh khoản của Chi nhánh luôn âm. Điều đó chứng tỏ tình trạng thanh khoản của Chi nhánh chưa được tốt, và rất rủi ro khi có biến động xảy ra trên toàn hệ thống. Tuy OCB Đồng Tháp thực hiện kế hoạch mở rộng huy động vốn, mở rộng kế hoạch cho vay, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, tiền huy động vốn từ tiền gửi tăng, đồng thời việc chi trả tiền gửi của khách hàng cũng tăng rất nhanh, do đó nguồn vốn huy động được rất ít. Bên cạnh đó, hiệu quả tín dụng trong những năm qua chưa tốt, tình hình cho vay tăng rất nhanh, nhưng ngược lại thu nợ lại tăng nhẹ, và khá thấp. Ngân hàng cần xem xét việc huy động vốn tại chỗ và cho vay cho hợp lý đảm bảo khả năng thanh khoản trong tình hình biến động phức tạp hoặc khi không nhận được hay nhận ít nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở thì khả năng chi trả của Ngân hàng vẫn được đảm bảo.

4.5. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN

Các chỉ tiêu đo lường được tính toán dựa trên cơ sở số liệu Ngân hàng đã cung cấp là một cở sở khác để nhà quản trị ngân hàng đánh giá lại rủi ro thanh khoản của ngân hàng mình và tùy vào đặc điểm của từng chỉ tiêu mà có biện pháp thay đổi nó tới một mức hợp lý.

Bảng13: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA OCB ĐỒNG THÁP (2008-2010)

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Tiền mặt 3.012 2.521 1.459

2. Dư nợ cho vay ngắn hạn 182.590 223.915 362.457

3. Tiền gửi thanh toán 10.495 12.099 18.397

4.Tiền gửi không kỳ hạn 19.996 23.089 35.432

5. Tiền gửi có kỳ hạn 230.686 209.232 236.262

6. Số dư huy động 250.682 232.321 271.694

7. Dư nợ cho vay 381.997 430.977 604.015

ổng tài sản 387.310 437.805 610.309

9. Hệ số thanh khoản Lần (0,716) (0,953) (1,329) 10. Dư nợ cho vay/ Tiền gửi Lần 1,524 1,855 2,223 11. Tài sản thanh khoản/ Tiền gửi % 1,20 1,09 0,54

12. Trạng thái thanh khoản % 0,78 0,58 0,24

13. Cơ cấu tiền gửi % 8,67 11,04 15,00

14. Thành phần tiền biến động % 4,19 5,21 6,77

(Nguồn:OCB Đồng Tháp)

Hệ số thanh khoản là hệ số cho thấy sự tương quan giữa nguồn tiền thanh toán và số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền và người đi vay ngắnhạn. Theo phương pháp truyền thống, đo lường rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng có 2 chỉ tiêu cơ bản là: Dư nợ cho vay/Tiền gửi và Tài sản thanh khoản/Tiền gửi. Ngoài ra, để thể hiện rõ nét hơn tình trạng thanh khoản của Ngân hàng, tác giả còn kết hợp thêm một số chỉ tiêu về trạng thái thanh khoản, cơ cấu tiền gửi và thành phần tiền biến động...

Tuy nhiên, phải nói thêm rằng những chỉ tiêu đo lường này đôi khi không thể hiện rỏ tình trạng rủi ro thanh khoản của OCB Đồng Tháp. Do OCB chỉ là một chi nhánh nhỏ mới thành lập nên hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế, nhất là các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, mua bán tài sản, ..là những nguồn cung thanh khoản đáng kể cho ngân hàng. Đồng thời, OCB Đồng Tháp cũng không

thực hiện cho vay đối với các hợp đồng tín dụng lớn, và không kinh doanh trong phạm vi nguồn vốn đơn lẻ của đơn vị mà còn có sự điều chuyển vốn nội bộ. Do đó, các hệ số tính toán bên dưới được dựa trên giả định OCB Đồng Tháp là một đơn vị kinh doanh độc lập và các chỉ tiêu này có tính tham khảo.

4.5.1. Hệ số thanh khoản

Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thanh khoản của Ngân hàng là khá thấp. Nguyên nhân chính là do cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn cao hơn tài sản thanh khoản của Ngân hàng. Với đặc điểm là Chi nhánh ngân hàng trực thuộc và cũng mới thành lập, Ngân hàng không chỉ cho vay bằng nguồn vốn tự có của mình, do đó tài sản thanh khoản của Ngân hàng chỉ là tiền mặt và có số dư thấp. Ngân hàng có thể giải quyết những phát sinh thanh khoản bằng nguồn vốn điều chuyển khá nhanh chóng. Hệ số thanh khoản của Ngân hàng thể hiện sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản, do đó có thể thấy OCB Đồng Tháp hoạt động theo tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)