TÌNH HÌNH CUNG THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 39)

4.2.1. Tiền gửi của khách hàng

Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy, nhìn chung thì doanh số huy động của OCB Đồng Tháp tăng dần qua các năm. So với năm 2008 thì tổng doanh số huy động 2009 chỉ đạt 351.802 triệu đồng, tăng 19.430 triệu đồng, tương đương với 5,85%. Nguyên nhân có thể một phần là do chi nhánh ngân hàng nhỏ và mới thành lập, uy tín của Ngân hàng chưa cao so với các chi nhánh ngân hàng thành lập từ lâu trên địa bàn, và tình hình kinh tế khá biến động,.. tiền gửi chủ yếu là những khách hàng truyền thống của ngân hàng.Nhưng đến năm 2010, tình hình kinh tế ổn định hơn, uy tín của Ngânhàngđược năng cao, do đó huy động vốn của OCB Đồng Tháp có tốc độ tăng nhanh, vốn huy động đã tăng lên rất nhanh và đạt 539.230 triệu đồng, tăng lên 187.428 triệu đồng (tương đương với 53,28%) so với năm 2009. Bên cạnh đó, Ngân hàng triển khai đẩy mạnh các kế hoạch thu hút vốn và làm trung gian thanh toán cho nhiều doanh nghiệp.

Năm 2009, lãi suất huy động vốn tăng cao đáng lẽra vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh mới đúng nhưng vì nền kinh tế biến động, lạm phát cao đã đẩy chi phí sản xuất tăng cao nên vốn huy động chỉ tăng nhẹ, với tốc độ 5,85%. Tuy nhiên trong năm này, không phải bộ phận nào theo xu hướng chung của tổng thể. Cụ thể như sau:

OCB Đồng Tháp là chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) mới thành lập theo định hướng NHTM bán lẻ, thế nên bộ phận tiền gửi tiết kiệm cá nhân là nguồn vốn huy động thường xuyên và đóng vai trò rất quan trọng. Do dó, doanh số huy động của nguồn vốn này luôn được ngân hàng đẩy mạnh thu hút và liên tục tăng qua các năm, doanh số huy động tiền gửi cá nhân 2009 chỉ đạt 250.266 triệu đồng, tăng 13.301 triệu đồng (tương đương với 5,61%) so với năm 2008. Đồng thời, tiền gửi của TCKT cũng chỉ tăng nhẹ vì các tổ chức kinh kế đang gặp khó khăn nên lượng tiền gửi vào Ngân hàng để sinh lãi giảm, mà chủ yếu gửi vào để thanh toán các hợp đồng đến hạn.

Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG CỦA OCB –ĐỒNG THÁP ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

KHCN 236.965 250.266 315.063 13.301 5,61 64.797 25,89 - Không kỳ hạn 17.424 21.868 35.566 4.444 25,51 13.698 62,64 - Có kỳ hạn 219.541 228.398 279.497 8.857 4,03 51.099 22,37 + Dưới 12 tháng 213.054 220.875 269.962 7.821 3.67 49.087 22,22 + Trên 12 tháng 6.487 7.523 9.535 1.036 15.97 2.012 26,74

Tiền gửi của

TCKT 95.407 101.536 224.167 6.129 6,42 122.631 120,78 -Không kỳ hạn 71.249 81.107 136.624 9.858 13,84 55.517 68,45 - Có kỳ hạn 24.158 20.429 87.543 (3.729) (15,44) 67.114 328,52 + Dưới 12 tháng 17.572 11.786 78.624 (5.786) (32,93) 66.838 567,10 + Trên 12 tháng 6.586 8.643 8.919 2.057 31,23 276 3,19 Tổng doanh số huy động 332.372 351.802 539.230 19.430 5,85 187.428 53,28

(Nguồn: Báo cáo tài chính OCB Đồng Tháp)

Năm 2010, doanh số huy động của ngân hàng đã tăng lên với tốc độ 53,28% so với năm 2009. Có được kết quả triển vọng này là do sự tăng trưởng đáng kể của cả hai bộ phận tiền gửi tiết kiệm cá nhân và tiền gửi của TCKT. Tiền gửi tiết kiệm cá nhân tăng trưởng so với năm 2009 là 25,89% đạt 315.063 triệu đồng. Lý do của sự tăng trưởng này là do trong những tháng đầu năm với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản ở mức 8% (quyết định số 3180/QĐ-NHNN, số 1011/QĐ-NHNN, và số 1311/QĐ-NHNN) đã làm cho lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng không thể vượt quá 150% lãi suất cơ bản (tức lãi suất cho vay không vượt quá 12%), khi đó lãi suất huy động vốn ngắn hạn ở các ngân hàng cũng bị giới hạn trong biên độ này. Vì vậy, trong thời điểm này đòi hỏi ngân hàng nào có chiến lược marketing cũng như chiêu thị khuyến mãi tốt sẽ thu được một lượng lớn vốn ngắn hạn, khi mà lãi suất huy động ở các ngân hàng là chạm ngưỡng và như nhau. Và OCB Đồng Tháp đã

làm được điều đó với những chương trình tiết kiệm dự thưởng,.. đã giúp cho vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng tăng lên. Tiền gửi của TCKT tăng đột biến, vì ngân hàng đã thiết lập mối quan hệ mật thiết và làm trung gian thanh toán cho tổ chức sản xuất, doanh nghiệp sẽ góp phần tăng trưởng nguồn tiền này. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp kinh doanh có lời, độ tín nhiệm ngân hàng được nâng cao,.. nên doanh nghiệp đã gửi tiền vào Ngân hàng sinh lãi.

Bộ phận tiền gửi tiết kiệm cá nhân là bộ phận chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn, tuy có sự biến động nhưng vẫn giữ một tỷ trọng rất cao. Năm 2008, bộ phận tiền gửi của TCKT chiếm 28,7%, nhưng sang 2009, bộ phận tiền gửi của TCKT chỉ chiếm 9,53% và năm 2010 tỷ trọng này có tăng nhẹ lên. Trong cơ cấu tiền gửi của TCKT thì tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm ưu thế hơn tiền gửi có kỳ hạn. Vào năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng tăng lên gần 40% trong cơ cấu tiền này, ngoài việc để thanh toán các hợp đồng đến hạn thì các doanh nghiệp còn gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời. Nhưng ngược lại trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng cá nhân (KHCN) thì có sự chênh lệch rõ ràng giữa tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn lại chiếm tỷ lệ rất lớn so với tiền gửi không kỳ hạn, do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp 3% nên khách hàng ưa thường ít gửi hơn.

Tiền gửi tiết kiệm là một khoản tiền khá ổn định và hơn nữa ngân hàng dự chi trước các khoản phải trả. Từ đó, xử lý các nhu cầu phát sinh của ngân hàng và cũng thuận lợi hơn trong việc lên kế hoạch sử dụng các khoản tiền này. Do đó, trong cơ cấu của loại tiền gửi này, ngân hàng đã chú trọng khuyến khích tiền gửi có kỳ hạn bằng các hình thức như áp dụng lãi suất cao, tiết kiệm dự thưởng,.. nên tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng giảm dần trong giai đoạn 2008-2010 và đang chiếm ưu thế với mức tỷ trọng trong cơ cấu là khoảng 88,71 %. Tiền gửi không kỳ hạn không được ưu tiên và chỉ chiếm 11,29%.

Bảng 5: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG CỦA OCB –ĐỒNG THÁP

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

KHCN 236.965 71,30 250.266 71,14 315.063 58,43

- Không kỳ hạn 17.424 7,35 21.868 8,74 35.566 11,29 - Có kỳ hạn 219.541 92,65 228.398 91,26 279.497 88,71

Tiền gửi của

TCKT 95.407 28,70 101.536 28,86 224.167 41,57

-Không kỳ hạn 71.249 74,68 81.107 79,88 136.624 60,95

- Có kỳ hạn 24.158 25,32 20.429 20,12 87.543 39,05

Tổng 332.372 100,00 351.802 100,00 539.230 100,00

(Nguồn: Báo cáo của OCB Đồng Tháp).

Hình 2: Tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn (2008-2010)

(Nguồn: OCB Đồng Tháp)

Tóm lại, tuy tiền gửi có kỳ hạn và không không kỳ hạn giữa hai bộ phận KHDN và KHCN là ngược nhau nhưng nhìn chung thì vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn ít được ngân hàng chú ý nên có tỷ trọng nhỏ hơn tiền gửi có kỳ hạn, nhưng loại tiền này qua các năm lại có tỷ trọng tăng dần, nếu như năm 2008, tỷ trọng của loại tiền này chiếm gần 28% thì năm 2010 loại tiền gửi này tăng lên chiếm 32%.

4.2.2. Tình hình thu nợ tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các khoản huy động thì doanh số thu nợ về trong kì cũng là một nguồn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Nhìn

chung doanh số thu nợ của OCB Đồng Tháp trong giai đoạn 2008-2010 đảm bảo một nguồn cung thanh khoản tăng dần và khá ổn định.

Bảng 6: TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA OCB –ĐỒNG THÁP

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Khách hàng cá nhân 99.728 110.166 140.229 10.438 10,47 30.063 27,29 - Ngắn hạn 89.511 95.125 124.918 5.614 6,27 29.793 31,32 - Trung và dài hạn 10.217 15.041 15.311 4.824 47,22 270 1,80 Khách hàng doanh nghiệp 200.410 288.110 335.890 87.700 43,76 47.780 16,58 - Ngắn hạn 180.220 258.630 296.150 78.410 43,51 37.520 14,51 - Trung và dài hạn 20.190 29.480 39.740 9.290 46,01 10.260 34,80 Tổng thu nợ 300.138 398.276 476.119 98.138 32,70 77.843 19,54 (Nguồn: OCB Đồng Tháp)

Năm 2009, Chính phủ ban hành những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội; những cơ chế, chính sách về tín dụng ngân hàng; sự ưu tiên nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và đầu tư một số công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do đó, thu nợ từ các khoản tín dụng do khách hàng hoàn trả đạt 398.276 triệu đồng,(tăng 32,7%).

Tuy nhiên, thu nợ của ngân hàng có tăng nhưng với tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của cho vay khá nhiều. Do một số nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang trong thời kỳ khó khăn, suy giảm. Tình hình đó ít nhiều ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trong nước nói chung và Đồng Tháp nói riêng, nhất là trên lĩnh vực tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nông, thuỷ sản. Vì thế, việc thu nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Những tháng đầu năm 2010, kinh tế tư nhân tuy có gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng nhờ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất vốn vay của Chính phủ nên vẫn tiếp tục phát triển. Sản xuất công nghiệp có sự chuyển biến đáng kể,

quy mô tăng dần và tốc độ tăng trưởng tăng lên. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự phấn đấu, kiên trì, sáng tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã từng bước nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh để thích nghi, đứng vững và phát triển trong điều kiện tình hình khó khăn, thách thức mới, góp phần đảm bảo cho tăng trưởng của ngành và tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trước tình hình đó, ngân cũng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, số hợp đồng tín dụng vào năm 2010 rất nhiều. Vì vậy, tình hình thu nợ vào năm 2010 đạt 476.119 triệu đồng, tăng 19,54% so với năm 2009.

Do khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn về kinh tếvì giá cả một số mặt hàng chủ lực tăng ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh trong địa bàn như giá dầu thô và giá xăng -gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, cả giá nguyên vật liệu tăng trên 10%, giá vàng biến động mạnh và nhân viên tín dụng còn ít nên chưa giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Kết quả, năm 2010 thu nợ của ngân hàng vẫn tăng chậm hơn tốc độ tăng của cho vay.

Trong các năm qua, thu nợ của khách hàng doanh nghiệp luôn cao hơn và gấp đôi thu nợ của khách hàng cá nhân, bởi vì các hợp đồng tín dụng của ngân hàng tập trung phần lớn vào các khách hàng doanh nghiệp trẻ trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Do đa số hợp đồng tín dụng được OCB Đồng Tháp kí kết là ngắn hạn nên doanh số thu nợ trung và dài hạn xét về quy mô số tiền không có giá trị lớn nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng vì cho vay thì tăng với tốc độ rất nhanh còn thu nợ lại tăng chậm.

Trong cơ cấu thu nợ thì thu nợ ngắn hạn là một nguồn luân chuyển thường xuyên, vì vậy thu nợ ngắn hạn của ngân hàng trong năm luôn cao hơn các khoản nợ thu về khác, khá ổn định và duy trì trên mức 88%. Tình hình thu nợ nói chung có sự tăng trưởng khá cao, mà nguyên nhân là hoạt động cho vay của OCB Đồng Tháp trong những năm vừa qua có sự phát triển vượt bậc và luôn giữ vững niềm tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn thẩm định kĩ trước khi cho vay đối

với các hợp đồng tín dụng lớn. Vì thế, ngân hàng đã triển khai phát triển các kế hoạch huy động vốn và đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng.

Bảng 7: CƠ CẤU THU NỢ CỦA OCB –ĐỒNG THÁP (2008-2010)

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền % Số tiền % Sốtiền %

Khách hàng cá nhân 99.728 33.23 110.166 27,66 140.229 29,45 - Ngắn hạn 89.511 89.76 95.125 86,35 124.918 89,08 - Trung và dài hạn 10.217 10.24 15.041 13,65 15.311 10,92 Khách hàng doanh nghiệp 200.410 66.77 288.110 72,34 335.890 70,55 - Ngắn hạn 180.220 89.93 258.630 89,77 296.150 88,17 - Trung và dài hạn 20.190 10.07 29.480 10,23 39.740 11,83 Tổng thu nợ 300.138 100,00 398.276 100,00 476.119 100,00 (Nguồn: OCB Đồng Tháp)

Trong cơ cấu thu nợ thì thu nợ của khách hàng doanh nghiệp có sự biến động nhẹ và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nợ của KHCN, có thể nguyên nhân trực tiếp vì các hợp đồng tín dụng có giá trị lớn đều tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, còn cho vay đối KHCN thường có qui mô giá trị hợp đồng nhỏ.

4.2.3. Nguồn vốn điều chuyển

Hàng năm, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà khả năng huy động nguồn vốn tại chỗ của Ngân hàng tuy có sự tăng trưởng song vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu, do đó Hội sở phải điều chuyển một lượng vốn lớn mới kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là một nguồn cung thanh khoản rất lớn đối với Ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển hàng năm tăng liên tục với tốc độ khá cao, ở giai đoạn 2008-2009 tăng với tốc độ 51,26% và tăng 67,28% ở giai đoạn sau như đã phân tích ở phần trước.

4.2.4. Thu nhập từ cung cấp dịch vụ

Qua các năm tình hình nguồn cung thanh khoản từ thu nhập cung cấp dịch vụ tăng dần. So với các nguồn cung khác thì thu nhập từ cung cấp dịch vụ là chưa cao

do phần lớn các dịch vụ điều được OCB tập trung tại Hội sở. Do vậy, cung cấp dịch vụ không phải là nguồn chủ yếu của OCB Đồng Tháp, tuy thu nhập không cao nhưng hoạt động cung cấp dịch vụ của OCB Đồng Tháp có sự tăng trưởng ở giai đoạn 2008-2009 khoảng 155% và giai đoạn sau chậm hơn khoảng 14%. Ngân hàng cần phát triển hơn nữa các dịch vụ này nhằm tăng thu nhập đồng thời góp phần vào việc tăng nguồn cung thanh khoản cho Ngân hàng.

4.3. TÌNH HÌNH CẦU THANH KHOẢN 4.3.1. Tình hình chi trả tiền gửi khách hàng 4.3.1. Tình hình chi trả tiền gửi khách hàng

Nhìn vào tổng số chi trả tiền gửi của khách hàng ta thấy hàng năm ngân hàng phải chi một khoản tiền khá lớn tăng dần. Năm 2008, kinh tế gặp nhiều khó khăn, khách hàng lo sợ ngân hàng sẽ bị phá sản như hàng loạt các ngân hàng ở Mỹ nên khách hàng rút tiền rất nhiều và đầu vào vàng sẽ an toàn hơn.

Năm 2009, chi trả tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 19,45%. Mặc dù, tình hình kinh tế sau khủng hoảng dần hồi phục nhưng vẫn còn rất biến động và gặp nhiều khó khăn, người gửi tiền vào ngân hàng rất nhiều nhưng đồng thời rút ra cũng rất nhiều, để tránh rủi ro nên khách hàng thường gửi tiền trong một thời gian ngắn thường dưới 1 năm.

Bảng 8: CHI TRẢ TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CỦA OCB –ĐỒNG THÁP

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

KHCN 185.385 230.254 289.914 44.869 24,20 59.660 25,91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không kỳ hạn 15.123 20.379 29.521 5.256 34,76 9.142 44,86 - Có kỳ hạn 170.262 209.875 260.393 39.613 23,27 50.518 24,07

Tiền gửi của

TCKT 124.500 139.909 209.943 15.409 12,38 70.034 50,06

- Không kỳ hạn 50.423 79.503 130.326 29.080 57,67 50.823 63,93 - Có kỳ hạn 74.077 60.406 79.617 (13.671) (18,46) 19.211 31,80

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 39)