SƠ LUỢC VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 31)

HÀNG QUA 3 NĂM (2008-2010)

OCB Đồng Tháp trước đây là một phòng giao dịch và chuyển lên thành chi nhánh từ tháng 12-2010. Tuy mới thành lập nhưng OCB Đồng Tháp luôn phấn đấu để càng hoàn thiện hơn về mặt công nghệ cũng như chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những nỗ lực của toàn thể nhân viên trong ngân hàng được thể hiện qua tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Cụ thể:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA OCB ĐỒNG THÁPTỪ 2008-2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 19.735 22.953 27.324 3.218 16,31 4.371 19,04 - Thu nhập từ lãi 18.243 19.302 23.171 1.059 5,80 3.869 20,04 - Thu nhập ngoài lãi 1.492 3.651 4.153 2.159 144,71 502 13,75

Tổng chi phí 13.208 14.147 16.701 939 7,11 2.554 18,05

- Chi phí trả lãi 8.483 7.712 9.248 (771) (9,09) 1.536 19,92 - Chi phí ngoài lãi 4.725 6.435 7.453 1.710 36,19 1.018 15,82

Lợi nhuận 6.527 8.806 10.623 2.279 34,92 1.817 20,63

Từ kết quả phân tích số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2008 đến năm 2010 ta có nhận xét như sau:

- Về tổng thu nhập: thu nhập của chi nhánh tăng dần qua 3 năm cụ thể là: năm 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng, lạm phát tăng cao, mặc dù nước ta chưa hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhưng cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn, lạm phát trong nước tăng cao, xuất khẩu giảm. Đến năm 2009 tổng thu nhập đạt 22.953 triệu đồng, so với năm 2008 tăng với tỷ lệ 16,31% tương đương với mức tăng 3.218 triệu đồng. Nguyên nhân chính giải thích cho việc tăng trưởng là do trong năm này với gói kích cầu 17.000 tỷ đồng của chính phủ để hỗ trợ cho doanh nghiệp thì làm cho số khách hàng đến xin vay ở ngân hàng tăng lên. Ngân hàng vẫn hưởng được mức lãi suất cho vay thỏa thuận trên hợp đồng, còn phần hỗ trợ lãi suất là do Nhà nước chịu để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng trong năm này tăng. Trên cơ sở đó, năm 2010, tổng thu nhập của Chi nhánh đạt 27.324 triệu đồng, tăng 4.371 triệu đồng, tương đương mức tăng 19,04%. Đạt được những kết quả như vậy, nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây đời sống của người dân trong địa bàn được nâng cao hơn, thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện nên có nhu cầu gửi tiền, vay vốn và giao dịch với ngân hàng tương đối nhiều hơn. Nhận thức được điều đó, Chi nhánh đã đa dạng hóa các hình thức hoạt động của mình: đối với công tác huy động vốn đưa ra nhiều kì hạn mới với nhiều lãi suất hấp dẫn, thực hiện các chương trình khuyến mãi...mở rộng thêm hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay vào các đối tượng khách hàng uy tín và tìm kiếm đối tác tin cậy, đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ của tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và lãi suất những tháng cuối năm chạm 19-20%. Do đó mà thu nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh tăng lên, góp phần làm cho tổng thu nhập cũng tăng lên.

- Về chi phí: do lạm phát trong năm 2008 tăng cao, trước những nhu cầu rút tiền của khách hàng, muốn đảm bảo an toàn, thu hút vốn buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên cao. Do đó, để đạt được khoản thu nập nói trên, ngân hàng cũng bỏ ra khoản chi phí khá lớn và cùng với sự tăng trưởng của tổng thu nhập thì tổng chi phí vào năm 2009 cũng tăng nhẹ, cụ thể là: tăng 7,11% so với năm 2008

tương ứng tăng 939 triệu đồng. Trong đó, chi phí trả lãi của ngân hàng giảm là do mặt bằng lãi suất giảm, chi phí ngoài lãi tăng lên là do lạm phát vẫn còn khá cao nên chi phí cho việc duy trì hoạt động của ngân hàng cũng tăng tương ứng. Tuy nhiên đến năm 2010, chi phí lại tăng lên nhanh chóng, tăng 18,05% tương ứng với 2.554 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu vào năm 2010 ngân hàng khuyến khích, thu hút nguồn vốn huy động, đồng thời lãi suất tăng mạnh, đặc biệt vào những tháng cuối năm, lãi suất huy động phổ biến 14-16%, ngân hàng cũng vay từ Hội sở một lượng vốn lớn, để đáp ứng nhu cầu cho vay. Do đó, chi phí trả lãi tăng lên và nắm bắt cơ hội kinh kế phục hồi, ngân hàng mở rộng các dịch vụ, tuyển thêm nhân viên, nên tổng chi phí tăng.

- Về lợi nhuận: như phân tích ở trên thu nhập và chi phí của Ngân hàng đều tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của thu nhập lại nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2008, trước tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn mà ngân hàng vẫn có lãi là một điều rất tốt. Đặc biệt vào năm 2009 là một chứng minh cụ thể khi đất nước gánh chịu hậu quả của khủng hoảng, lạm phát, thế nhưng tốc độ thu nhập tăng 16,31% còn chi phí chỉ tăng 7,11%. Do đó, lợi nhuận năm 2009 đạt 8.806 triệu đồng, tăng 2.279 triệu đồng (tương đương với 34,92%). Sang năm 2010, kinh tế dần hồi phục, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tuyển thêm nhân viên. Ngân hàngđã chủ động triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ về hoạt động tín dụng ngân hàng, như thực hiện điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng ngân hàng… góp phần tích cực cho phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Kết quả là tốc độ tăng hơi chậm hơn do tốc độ tăng của thu nhập và chi phí gần như nhau, lợi nhuận đạt 10.623 triệu đồng, tức tăng 1.817 triệu đồng (tương ứng tăng 20,63%).

Hiện nay, Ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động thu hút nguồn vốn huy động và tăng cường cho vay. OCB Đồng Tháp nói riêng và Ngân hàng TMCP Phương Đông nói chung đã triển khai rất nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, đem dịch vụ của Ngân hàng đến gần hơn và đặc biệt là chương trình tiết kiệm dự thưởng với

cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thu hút một lượng tiền nhàn rỗi từ bộ phận khách hàng cá nhân. Theo đà tăng trưởng đó, Ngân hàng vẫn còn tiếp tục triển khai đẩy mạnh hơn nữa vào việc huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng. Đồng thời ngân hàng nên phát triển các dịch vụ khác như bảo lãnh, dịch vụ thẻ ATM,... góp phần tăng lợi nhuận.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG

–CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (2008-2010) 4.1. TÌNH HÌNH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG

4.1.1. Tình hình tài sản

Bảng 2: TÀI SẢN CỦA OCB ĐỒNG THÁP NĂM 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2008-2009 Chênh lệch 2009-2010 Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 3.012 2.521 1.459 (491) (16,30) (1.062) (42,13) Cho vay khách hàng 381.997 430.977 604.008 48.980 12,82 173.031 40,15 Tài sản cố định 1.794 3.187 3.532 1.393 77,65 345 10,83 Tài sản khác 507 1.120 1.310 613 120,91 190 16,96 Tổng tài sản 387.310 437.805 610.309 50.495 13,04 172.504 39,40

(Nguồn:Báo cáo tài chính của OCB Đồng Tháp)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng tài sản của OCB Đồng Tháp tăng dần trong giai đoạn 2008-2010, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010. Trong thành phần cấu thành tổng tài sản thì cho vay khách hàng chiếm chủ yếu trên 98% qua các năm. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng nên có sự tăng trưởng rất nhanh thông qua tình hình dư nợ tín dụng đều tăng mạnh qua các năm.

Năm 2009, kinh tế dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều biến động, lạm phát vẫn ở mức cao 6,9%, lãi suất thị trường cũng tăng cao, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm này được chính phủ kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách hỗ trợ lãi suất với gói kích 17.000 tỷ đồng. Do đó, nền kinh tế dần hồi phục với tốc độ tăng trưởng GDP là 5,3%. Tổng tài sản đạt 437.805 triệu đồng, tăng 13,04% trong đó cho vay khách hàng tăngvới tốc độ 12,82% là hệ quả gói kích cầu của chính phủ. Tuy nhiên, tiền

hạn chế, ngân hàng buộc phải đầu tư vào tài sản cố định như mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì thế, tài sản cố định tăng rất nhanh còn tiền mặt trong ngân hàng giảm.

Năm 2010, nền kinh tế ổn định hơn, chính phủ đã kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay thấp. Ngoài ra, Nhà nước còn tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP 6,78% đạt vượt chỉ tiêu đề ra (6,5%), do đónhu cầu vốn trong năm này tăng cao. Vì thế, tổng tài sản đạt 610.309 triệu đồng, tăng 172.504 triệu đồng tương đương 39,40% so với năm 2009. Trên đà tăng trưởng đó, ngân hàng mở rộng quy mô cho vay khách hàng và các cá nhân, doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay vốn để gia tăng sản xuất nên cho vay khách hàng tăng nhanh 40,15%. Bộ phận này giữ một vai trò quan trọng và quyết định đến giá trị tổng tài sản ngân hàng. Cũng giống như năm 2009, các bộ phận khác đều tăng chỉ riêng tiền mặt ngân hàng là giảm mạnh 42,13%.Ngoài ra, các năm qua trong cơ cấu tài sản của ngân hàng vẫn chưa cótiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước hay tổ chức tín dụng, hoặc các chứng khoán. Đây cũng là một phần hạn chế trong tổng tài sản của Ngân hàng.

Tài sản có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung cơ cấu tài sản chưa hợp lý. Cho vay khách hàng chiếm một tỷ trọng quá lớn so với các bộ phận khác. Ngân hàng cần có kế hoạch điềuchỉnh lại cơ cấu tài sản cho hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 31)