DỰ BÁO NHU CẦU THANH KHOẢN TRONG TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 56)

Để đạt được hiệu quả cao trong quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản thì công việc dự báo nhu cầu thanh khoản trong thời gian sắp tới là công việc rất quan trọng. Để đo lường nhu cầu thanh khoản, tác giả xin đưa ra dự báo nhu cầu thanh khoản dựa vào phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:

Dựa vào những số liệu qua bốn quý năm 2010 và quý đầu năm 2011, thấy được xu hướng biến độngcủa các loại tiền gửi. Từ đó, ta sẽ đưa ra dự báo cho các quý tiếp theo năm 2011, như sau:

Bảng 14: DỰ BÁO TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG 3 QUÝ CUỐI NĂM 2011

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2010 Năm 2011

Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II

(Dự báo)

Quý III (Dự báo)

Quý IV (Dự báo)

Tiền gửi của KHCN 211.441 221.816 226.170 235.337 238.459 246.051 254.004 262.348

- Không kỳ hạn 11.852 12.861 15.829 17.035 17.892 19.871 22.069 24.509

- Có kỳ hạn 199.589 208.955 210.341 218.302 220.567 226.180 231.936 237.838

+ Dưới 12 tháng 198.694 208.047 209.416 217.370 219.614 225.212 230.952 236.839

+ Trên 12 tháng 895 908 925 932 953 968 983 999

Tiền gửi của TCKT 25.104 29.425 33.581 36.357 37.699 41.836 46.440 51.564

- Không kỳ hạn 13.576 15.834 16.829 18.397 19.540 21.418 23.477 25.733 - Có kỳ hạn 11.528 13.591 16.752 17.960 18.159 20.418 22.963 25.831 + Dưới 12 tháng 10.736 12.763 15.821 16.998 17.175 19.379 21.865 24.670 + Trên 12 tháng 792 828 931 962 984 1.040 1.098 1.160 Tổng vốn huy động 235.831 254.829 262.643 271.694 276.158 287.887 300.444 313.912 (Nguồn: OCB Đồng Tháp)

Đối với nguồn vốn huy động, các khoản tiền gửi 3 quý cuối năm 2011 được phân chia thành:

Bảng 15: CÁC NHÓM TIỀN GỬI CÁC QÚY NĂM 2011

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Quý I Quý II Quý III Quý IV

Tiền gửi không kỳ hạn 37.432 41.289 45.545 50.243 Tiền gửi dưới 12 tháng 236.789 244.590 252.817 261.509 Tiền gửi trên12 tháng 1.937 2.008 2.082 2.159 (Nguồn: tác giả tổng hợp)

Dựa vào số liệu thực tế phát sinh của bốn quý năm 2010 và quý đầu 2011 để thấy được xu hướng biến động, và thấy rằng các quý vừa qua cho vay đều tăng với tốc độ không đều nhau. Do đó, tác giả sử dụng phương pháp tốc độ tăng trưởng trung bình để dự báo cho vay khách hàng 3 quý cuối năm 2011.

Như vậy, tác giả đã dự báo cho vay khách hàng quý II, quý III, và quý IV lần lượt là 659.236, 712.581, 771.717 triệu đồng, thế nhưng cũng tùy theo biến động kinh tế mà nhu cầu vay vốn của khách hàng biến động khác nhau.

Bảng 16: DỰ BÁO CHO VAY KHÁCH HÀNG QUÝ II, III, IV NĂM 2011

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2010 Năm 2011

Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II (Dự báo) Quý III (Dự báo) Quý IV (Dự báo) Khách hàng cá nhân 189.938 193.804 198.126 228.030 232.733 245.247 258.449 272.376 - Ngắn hạn 96.785 97.586 98.475 111.239 115.281 120.565 126.091 131.870 - Trung và dài hạn 93.153 96.218 99.651 116.791 117.452 124.682 132.358 140.506 Khách hàng doanh nghiệp 272.844 307.922 351.717 375.978 378.320 413.988 454.132 499.341 - Ngắn hạn 155.590 188.494 230.188 251.218 252.731 286.221 324.150 367.104 - Trung và dài hạn 117.254 119.428 121.529 124.760 125.589 127.767 129.982 132.236 Tổng cho vay 462.782 501.726 549.843 604.008 611.053 659.236 712.581 771.717 (Nguồn: OCB Đồng Tháp)

Bảng 17: DỰ BÁO NHU CẦU THANH KHOẢN CỦA OCB ĐỒNGTHÁPNĂM 2011

ĐVT: Triệu đồng

Quý Thay đổi

tiền gửi

Tăng/ giảm dự trữ bắt buộc

Tăng/ giảm cho vay

Tăng /giảm nhu cầu thanh

khoản

II 11.729 350 48.183 36.804

III 24.286 726 101.528 77.968

IV 37.754 1.128 160.664 124.038

(Nguồn: Tác giả dự báo)

Trong đó:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 1%

Theo phương pháp dự báo trên, chúng ta có thể thấy được nhu cầu thanh khoản của OCB Đồng Tháp cho quý II 36.804 triệu đồng, quý III 77.968 triệu đồng, quý IV 124.038 triệu đồng. Tuy nhiên, dự báo này chỉ dựa trên số liệu lịch sử và giả định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện huy động vốn và cho vay là không đổi. Nhưng thực tế hoạt động, nhất là trong điều kiện kinh tế tiềm ẩn những biến động phức tạp như hiện nay có thể có những phát sinh khác. Ngân hàng nên theo dõi những phát sinh trong Ngân hàng cũng như những vấn đề kinh tế nói chung có thể ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung, để từ đó kết hợp với dự báo trên kế hoạch lập thành kế hoạch tài trợ thanh khoản hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thanh khoản ở OCB Đồng Tháp.

CHƯƠNG 5

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG –ĐỒNG THÁP 5.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ

5.1.1. Kết quả đạt được

Trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, ngân hàng vẫn đảm bảo thanh khoản là một điều rất tốt:

Chi nhánh mới thành lập, uy tín chưa cao, lại chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các ngân hàng khác trên địa bàn, chia sẽ nguồn vốn từ địa bàn thì việc huy động vốn biến động phức tạp là điều đương nhiên nhưng vào năm 2010 ngân hàng đã duy trì và tăng trưởng vốn huy động đáng kể. Tạo nguồn cung thanh khoảncho ngân hàng.

Số lượng nhân viên tín dụng rất ít, giám sát không chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc thu nợ được Chi nhánh triển khai khá tốt, nợ quá hạn thấp. Đây là điều bất cứ ngân hàng nào cũng muốn đạt được.

Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn, do dó, thành phần tiền biến động của Chi nhánh là khá thấp. So với các Chi nhánh ngân hàng khác thì việc duy trì thành phần tiền biến động dưới 7% là rất tốt, đảm bảo được khả năng chi trả tiền gửi không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, chi nhánh liên hệ chặt chẽ và được sự hỗ trợ từ Hội sở nên việc rủi ro thanh khoản thời điểm không xảy ra.

5.1.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được thì ngân hàng vẫn còn không ít những mặt hạn chế trong quả lý thanh khoản, cụ thể:

Mặt hạn chế đầu tiên trong quản lý thanh khoản của OCB Đồng Tháp là cơ cấu tài sản, tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng quá thấp, chỉ có duy nhất là tiền mặt, còn tiền gửi tại NHNN, NHTM khác, chứng khoán ngắn hạn trong cơ cấu tài sản vẫn chưa có, cho vay khách hàng rất nhiều với tỷ trọng rất lớn, điều này rất rủi ro nếu như tình hình biến động quá phức tạp, khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn.

50% vào năm 2010. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính chủ động của Chi nhánh trong việc cung cấp tín dụng và thời gian giải ngân cho khách hàng. Mặc dù là vốn điều chuyển nhưng ngân hàng phải trả mức phí cao hơn nguồn vốn huy động tại chỗ. Do đó, nếu nguồn vốn điều chuyển quá nhiều thì ngân hàng không có lãi. Vì thế, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn tại chỗ, và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn quá nhiều mà huy động vốn tiền gửi trên 12 tháng quá ít.

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng như hệ số thanh khoản, trạng thái thanh khoản, Tài sản thanh khoản /Tiền gửi vẫn còn rất thấp, ngân hàng có nguy cơ bị động trước những nhu cầu rút tiền đột ngột của khách hàng. Đối với hệ số Dư nợ cho vay /Tiền gửi thì lại tăng và lớn hơn 2 lần. Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng, công tác huy động của ngân hàng vẫn còn rất hạn chế so với cho vay khách hàng. Do đó, ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

5.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN

Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong thời gian tới. Để nâng cao chất lượng quản lý thanh khoản tại ngân hàng tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Trước tiên, xét về OCB Đồng Tháp là ngân hàng trực thuộc Hội sở OCB thì trạng thái thanh khoản ngân hàng luôn dương, tức ngân hàng đang thừa thanh khoản và ngân hàng cần đầu tư vào các tài sản sinh lợi như chứng khoán ngắn hạn, tín phiếu kho bạc, tiền gửi tại các ngân hàng khác ... đến khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản thì kịp thời bán tài sản để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh khoản.

- Tuy nhiên, nếu xét về OCB Đồng Tháp là ngân hàng độc lập Hội sở OCB thì trạng thái thanh khoản ngân hàng luôn âm và các hệ số đo lường rủi ro thanh khoản như hệ số thanh khoản, trạng thái thanh khoản vẫn còn thấp. Điều này chứng tỏ rằng, công tác quản trị thanh khoản trong ngân hàng chưa thật tốt. Do đó, ngân hàng cần nâng cao chất lượng thanh khoản như:

+ Nâng cao hệ số thanh khoản của Ngân hàng cũng như trạng thái thanh khoản, đảm bảo việc thanh toán cho người gửi tiền ở mọi thời hạn. OCB Đồng Tháp xem xét việc tăng Tài sản có tính lỏng cao, ưu tiên tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, các chứng khoán ngắn hạn để kịp thời đáp ứng khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh…

+ OCB Đồng Tháp cần có kế hoạch hơn nữa trong việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn huy động và kế hoạch cho vay hợp lý,tăng trưởng nhưng phải đảm bảo sự cân đối để không xảy ra rủi ro thanh khoản thời điểm. Bên cạnh việc cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn cũng cần xem xét đến yếu tố thời hạn, đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn. Và ưu tiên các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thay vì tiền gửi không kỳ hạn, đồng thời quan hệ mật thiết với khách hàng gửi tiền để biết thêm những thông tin khách hàng rút tiền đột xuất trước thời hạn để kịp thời đáp ứng. Cần xem xét phân bổ cho vay đối với KHDN và KHCN cho hợp lý, nhằm phân tán mức độ rủi ro, cho vay kỳ hạn dài cần được đánh giá kỹ lưỡng, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng.

+ Ngoài ra, ngân hàng cần tạo lập các nguồn thanh khoản khác ngoài nguồn tạo lập chính là các hoạt động kinh doanh truyền thống của Ngân hàng, như bảo lãnh, cầm cố,.. Và cần đẩy mạnh công tác thu nợ của ngân hàng.

- Qua kết quả dự báo, tác giả thấy nhu cầu thanh khoản của ngân hàng qua 3 quý năm 2011 đều tăng lên. Do đó, ngân hàng cần tăng nhu cầu thanh khoản của quý II, quý III và quý IV năm 2011 lần lược là: 36.804 triệu đồng, 77.968 triệu đồng, 124.038 triệu đồng. Vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản các quý tiếp theo, cố gắng huy động vốn một cách tối đa và có thể đi vay từ Hội sở hoặc từ thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, biến động trên thị trường khá phức tạp ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử lý các nhu cầu phát sinh trong tương lai.

- Triển khai thực hiện các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN tại đơn vị mình. Trong đó chú trọng Tỷ lệ khả năng chi trả và Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Thiết lập mối quan hệ với các khách hàng lớn thường xuyên của Ngân hàng để dự đoán những nhu cầu thanh khoản phát sinh, kịp thời có kế hoạch cung ứng thanh khoản phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi của khách hàng gửi tiền để sử dụng sinh lợi cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến nay, tình trạng kinh doanh của OCB Đồng Tháp có sự tăng trưởng khá nhanh. Tình hình huy động vốn có sự biến động phức tạp nhưng cũng góp phần quan trọng vào cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng và nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng trưởng rất nhanh. Hoạt động tín dụng tăng trưởng rất mạnh mẽ thể hiện qua dư nợ cho vay tăng hàng năm. Cơ sở vật chất đươc cải thiện góp phần phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Việc phát triển kinh doanh của OCB Đồng Tháp không chỉ đem lại lợi nhuận cho đơn vị mà còn góp phần vào nền kinh tế địa phương.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam thời gian gần đây luôn biến động, lạm phát tăng, lãi suất không ổn định thế nhưng nhờ sự hỗ trợ, liên kết chặt chẽ từ Hội sở nên tình hình thanh khoản của Ngân hàng vẫn được đảm bảo, khả năng xử lý nhu cầu thanh khoản khá tốt. Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng có điều kiện và luôn đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Tuy nhiên, OCB Đồng Tháp cũng cần phải cố gắng hơn nữa trong công tác phân tích và hoạch định chiến lược xử lý rủi ro thanh khoản đang còn tiềm ẩn. Các chỉ tiêu về thanh khoản của Ngân hàng chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là những dấu hiệu chưa tốt. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phát huy hơn nữa để thực hiện tốt những quy định của Nhà nước, đặc biệt là Thông tư 13/2010/TT-NHNN về Tỷ lệ đảm bảo an toàn cho các TCTD nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất cho hoạt động của Ngân hàng.

Từ những kết qủa đạt đượccho thấy Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận tăng dần qua các năm. Tuy nhiên trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, cũng đã làm cho Ngân hàng gặp không ít khó khăn thách thức, do đó trong thời gian tới Ngân hàng cần phải chủ động hơn trong việc thu hút khách hàng, gia tăng hoạt động tín dụng. Không chỉ chú ý đến rủi ro thanh khỏan mà còn kết hợp với các rủi ro khác, vì các loại rủi ro một phần cũng có liên hệ với nhau và cũng để đảm bảo khả năng sinh lợi của Ngân hàng.

Trên đây là những phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng của OCB Đồng Tháp. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù kiến thức còn hạn chế nhưng tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng nhà nước vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước. Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản.

6.2.2. Về phía Hội sở Ngân hàng TMCP Phương Đông

Cần cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và mục tiêu thanh khoản. Trong giai đoạn qua, để phù hợp với chính sách tăng trưởng nhằm nhanh chóng phục hồi nền kinh tế đã tạo ra áp lực cho các NHTM nói chung và OCB nói riêng. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần chú trọng một số vấn đề sau để đảm bảo việc phòng ngừa rủi ro cho đơn vị:

+ Ngân hàng kịp thời hỗ trợ vốn cho các chi nhánh để kịp thời giải quyết những khó khăn và cũng tùy theo tình hình kinh tế, tránh việc dư thừa hay thiếu hụt

Một phần của tài liệu Phân tích tinh thanh khoản tại OCB (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)