Thực tế áp dụng pháp luật về quyền xác định lại giới tính của cá

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 64)

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tế áp dụng pháp luật và thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới tính của cá nhân Nam về quyền xác định lại giới tính của cá nhân

3.1.1. Thực tế áp dụng pháp luật về quyền xác định lại giới tính của cá nhân nhân

Từ khi Điều 36 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 ra đời, đã cho phép những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính và chưa định hình chính xác về giới tính được xác định lại giới tính của mình. Việc ra đời của các quy định này được các nhà làm luật, các y, bác sĩ, những người khuyết tật về giới tính, gia đình và cả cộng đồng xã hội đánh giá là một bước phát triển mới đầy tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong pháp luật Việt Nam. Mở ra cho những người thuộc giới tính thứ ba tìm lại chính mình, tạo niềm tin vào cuộc sống mới cho họ. Thiết nghĩ, với ý nghĩa và vai trò to lớn của điều luật mang lại sẽ có hàng trăm, hàng nghìn người tìm đến các cơ sở y tế để được xác định lại giới tính của mình. Vì theo thống kê chưa đầy đủ từ các y, bác sĩ, các chuyên gia trong lĩnh vực giới tính thì ở Việt Nam hiện nay ước tính hiện có khoảng 7.000 người có nhu cầu được xác định lại giới tính. “Cứ 2.000 trẻ sinh ra thì ít nhất 1 trẻ có bất thường về giới tính, trong khi đó, hằng năm VN có khoảng 1- 1,2 triệu trẻ mới sinh. Với tỉ lệ trẻ có khuyết tật về giới tính như trên thì nhu cầu được xác định lại giới tính là không nhỏ". Theo một khảo sát khác của các chuyên gia pháp lý khi xây dựng Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính thì ở Việt Nam trung bình cứ 10.000 người thì có 1 người có nhu cầu "tìm lại" giới tính của mình. Tuy nhiên, trên thực tế tại các Bệnh viện lớn, các cơ sở khám, chữa bệnh được phép can thiệp xác định lại giới tính cho biết

có rất ít trường hợp cá nhân đến xin xác định lại giới tính. Hiện nay, chưa có một thống kê cụ thể nào về số lượng người đến xác định lại giới tính tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi cả nước. Qua tìm hiểu thông tin trên các trang Blog, trang Web của những người thuộc giới tính thứ 3 cho thấy, sở dĩ họ không đến khám và điều trị để xác định lại giới tính của mình do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, là do không hiểu biết hoặc hiểu biết một cách mù mờ về giới tính của mình. Đây là một trong những nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Không phải ai cũng hiểu rõ về giới tính của mình, bởi chính sự biểu hiện ra bên ngoài của cơ quan sinh dục trong mỗi người đã đánh lừa họ. Ngay chính bản thân những người bị khuyết tật về giới tính cũng tưởng mình là nam giới nhưng thực ra họ lại là nữ giới hoặc ngược lại.Vì sinh ra với những biểu hiện bên ngoài chưa rõ ràng nên họ cứ sống và lớn lên theo sự áp đặt của mọi người giành cho mình. Giới tính là một trong những bộ phận có thể nói là bí mật thiêng liêng nhất của mỗi con người, người ta có thể khoe, có thể để lộ rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể mình nhưng giới tính là cái khó có thể phô bày ra nhất. Đặc biệt, với những người lại có khuyết tật về giới tính thì họ càng muốn che đậy, với tâm lý e ngại, xấu hổ, khi phải chia xẻ bí mật về giới tính không bình thường của mình cho người khác nên họ cứ tiếp tục sống trong cảnh dằn vặt và chịu đựng như thế thay vì đến các cơ sở khám chữa bệnh để xem xét về tình hình của mình. Đây là một thói quen đã hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam từ lâu, chúng ta chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần như khuyến cáo của Hội y học mà phải đợi đến khí phát bệnh mới đi chữa, nhiều trường hợp khi phát hiện ra thì đã muộn. Việc khám và điều trị về giới tính cũng không nằm ngoại lệ ấy. Ví dụ: Như trường hợp của “cô gái” Nguyễn Th. Th., 22 tuổi, ở Q.Gò Vấp, TPHCM được trích đăng trên Internet cho thấy: Th đã trải qua bao

nhiêu đêm buồn, khóc lóc, mất ngủ vì thấy ngoại hình ngày càng giống đàn ông: không có ngực, không có kinh của mình, cô phải chịu đựng trong âm thầm mà không biết tỏ cùng ai. Mỗi khi ra ngoài cô đều mặc những bộ quần áo để che đi bộ ngực không có của mình, khi các bạn gái nói chuyện về kinh nguyệt cô đều lảng tránh. Cuối cùng không chịu được nữa đầu tháng 10/2008, Th. quyết định đến khoa di truyền BV Từ Dũ làm xét nghiệm, giám định lại nhiễm sắc thể (NST) giới tính. Kiểm tra sức khỏe ban đầu phát hiện Th không có tử cung và càng bất ngờ hơn khi các bác sĩ kết luận Th. là nam, với bộ NST giới tính là XY... Dù vậy, Th. vẫn khao khát được làm “con gái”. Tính đến thời điểm làm xét nghiệm, Th đã trải qua 22 năm sống không phải là chính mình nhưng vì đã mang cái mác là con gái từ trước nên trong tư tưởng của mình cô vẫn muốn được sống là nữ chứ không phải theo giới tính thật của mình là nam giới.

Hoặc một trường hợp tương tự khác tại BV Bình Dân cho thấy: “ông Tr.V.T., 40 tuổi sau nhiều lần “không có cảm hứng tình dục” như người bình thường, ông quyết định đến kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện và kết quả kiểm tra cho thấy, ông vừa có bộ NST XX, vừa có bộ NST XY (sẽ không có ý niệm gì về tình dục, không ham muốn do hormone sinh dục rất thấp). Trên mô sinh dục, vừa có mô tinh hoàn vừa có mô buồng trứng. Nhưng vì ngoại hình bên ngoài của ông T. vừa giống đàn ông (lông râu phát triển) lại vừa giống chị em (mô tuyến vú phát triển rất to) làm cho chính các BS cũng rất bối rối không biết xử trí thế nào. Vì vậy, việc quyết định thành “đàn ông” hay “đàn bà” là do “ông” quyết định. Lẽ dĩ nhiên “ông” T. muốn trở thành đàn ông, vì trước nay, mọi người vẫn thấy ông “đường đường một đấng mày râu” mà. Tuy nhiên, việc “chỉnh sửa” thật không đơn giản.

Như vậy, do không hiểu biết hoặc hiểu biết một cách mơ hồ về giới tính của mình, cộng thêm tâm lý e ngại, xấu hổ khi để người khác biết về giới tính

của mình nên không biết bao nhiêu người đã âm thầm chịu đựng và sống với giới tính giả của mình trong nhiều năm qua mà không dám tìm đến Bệnh viện để điều trị và xác định lại giới tính của mình.

Nguyên nhân thứ hai: Là do sự kì thị của xã hội, của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp với những người có khuyết tật về giới tính. Có nhiều trường hợp hiểu rất rõ về các bất thường của mình, họ xác định được mình là người bị bệnh, họ không phải là nam hoặc không phải là nữ như mọi người vẫn nghĩ. Nhưng do họ sợ gia đình phản đối, sợ bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, sợ xã hội coi thường và coi là kẻ biến thái, là kẻ bệnh hoạn nên họ cố sống, cố chịu đựng với tình trạng của mình mà không nhờ đến sự can thiệp của y tế để xác định lại giới tính của mình. Ví dụ: “Anh” Nguyễn Văn T. (30 tuổi), đến từ một tỉnh vùng núi phía bắc. T. kể: "Khi chào đời, bố mẹ nghĩ tôi là con gái nên đã đặt tên tôi có chữ lót là “Thị”. Nhưng càng đến tuổi dậy thì, thì tôi càng cảm thấy bản thân mình là nam và tôi mong muốn khao khát được trở thành phụ nữ, muốn được đổi chữ lót trong tên của mình thành “Văn” chứ không phải “Thị”nhưng tôi không dám nói với gia đình vì họ cho rằng tôi có vấn đề về thần kinh, tâm lý không bình thường nên tôi cố gắng chịu đựng, cố sống với giới tính đó của mình.

Một trường hợp nữa là của em M, 16 tuổi ở TT, VT, Thái Bình: khi gặp M, mọi người sẽ không biết gọi cô bé đó là trai hay là gái bởi cô có cơ thể chắc lẳn, bộ ngực nở nang nhưng ăn mặc, cắt tóc lại theo kiểu con trai, giọng nói ồm ồm chẳng ra nam, chẳng ra nữ. 16 tuổi, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời nhưng M luôn nói “cháu chỉ muốn chết”. Sự dằn vặt, khổ tâm từ chính bản thân, cộng với sự xấu hổ vì bị bạn bè chêu trọc M luôn sống trong cô độc đến độ phải bỏ học. Rất nhiều lần M bắt bố đưa lên Hà Nội, gặp nhiều chuyên gia tư vấn, chuyên gia chuyển giới hàng đầu tại Việt Nam với hy vọng được chuyển giới càng sớm càng tốt nhưng tất cả chỉ là vô vọng. M nói: “ Từ 1- 3

tuổi cháu không rõ mình thế nào và chẳng nhớ mình ra sao nhưng từ 5, 6 tuổi cháu đã thấy mình khác hẳn các bạn gái, mình có nhiều hành động kỳ quặc của con trai. Thích đá bóng, đánh nhau, ghẹo các bạn gái, thích kết bè kết phái cùng con trai. Lên lớp 7, cháu mới phân biệt được nam và nữ khác nhau, có những suy nghĩ khác nhau. Là con gái nhưng khi chơi với các bạn gái cháu cảm thấy rất vô vị, còn chơi với các bạn trai thì thấy hiểu nhau hơn. Sự khác biệt đó khiến cháu càng ngày càng cảm thấy mặc cảm, đến mức bị cô lập và bỏ học hai năm nay”. Bố M cho biết, bản thân M học giỏi, tư duy tốt, rất xuất sắc trong môn hình không gian và là một trong những học sinh giỏi của trường chuyên của tỉnh. Nhìn bên ngoài, em hoàn toàn là gái. Nên gia đình không thể hiểu vì sao M lại cứ nằng nặc cho rằng mình là nam giới và bắt bố đưa đi điều trị nhưng gia đình đã không làm vì cho rằng con mình có vấn đề về tâm lý.

Hay một trường hợp khác: Ngọc L vốn là dân Hà Nội gốc, nhà ở Tây Hồ, công việc chính bây giờ là làm trang điểm cho một tiệm ảnh viện áo cưới. L vốn là anh cả của một gia đình có 3 anh em trai, bố mẹ làm nghề buôn bán. L kể: Hồi còn đi học, em toàn chơi với con gái chứ không chơi với con trai nhưng được cái bạn bè ai cũng biết em như thế nên vẫn chơi với nhau rất hòa đồng. Khi lớn hơn, em vẫn không thể thay đổi cái tính yểu điệu, nữ nhi khác thường của mình. Bố mẹ thấy thế ra sức ngăn cấm và rất buồn. Lúc đầu bố đánh em rất nhiều, đánh đến tứa máu và thâm tím cơ thể, còn mẹ thì dỗ dành không được cũng quay ra dọa nạt, mắng mỏ nhưng em không thể nào làm khác được. Những lần đi chơi em toàn phải mang quần áo con gái sang nhà hàng xóm để thay nhờ, khi về cũng vào đó thay rồi mới về nhà... Nhưng cuối cùng chuyện cũng đến tai bố mẹ, bố lại đánh rồi vứt hết quần áo đi nhưng mãi rồi bố mẹ cũng phải chấp nhận con người thật của em.

Nguyên nhân thứ ba, là do chi phí cho ca phẫu thuật về xác định lại giới tính khá tốn kém. Việc xác định lại giới tính không chỉ can thiệp bởi phẫu thuật mà phải trải qua một quá trình thăm khám, các xét nghiệm, kiểm tra tâm lý…vì vậy, chi phí cho một ca phẫu thuật phải lến đến hàng triệu, chục triệu nó tùy thuộc vào độ tuổi và biểu hiện bệnh của bệnh nhân. Các bác sĩ thường khuyến cáo nên xác định lại giới tính càng sớm càng tốt, độ tuổi càng nhỏ càng dễ làm và để người bệnh có sự hòa nhập với xã hội sớm. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên nhân không hiểu biết, hiểu biết mù mờ về giới tính của bản thân người bệnh, của gia đình và sự kì thị của xã hội nên họ không đưa con em mình đi phẫu thuật sớm. Khi đã trưởng thành thì việc phẫu thuật cũng khó khăn hơn và tốn kém hơn, chi phí lớn quá nhiều gia đình lại không đủ điều kiện để trang trải họ đành chấp nhận để con em mình sống suốt đời với giới tính không rõ ràng đó.

Thứ tư, tâm lý e ngại khi phải phẫu thuật tại các Bệnh viện nhà nước của người bệnh. Trên thực tế, không phải không có người đến xác định lại giới tính tại Việt Nam, họ chỉ không làm tại các bệnh viện lớn, có thể họ đến khám, nhưng khi điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật thì họ lại tìm đến một Bệnh viện tư nhân hoặc một phòng khám “chui” nào đó. Trao đổi với những người đã phẫu thuật tại các cơ sở này cho thấy, họ muốn phẫu thuật ở cơ sở tư nhân do thủ tục đơn giản, không bị “hạnh họe”, không cần phải xuất trình giấy tờ, không phải làm đơn hay phải có sự đồng ý của cha mẹ. Trường hợp khác có điều kiện về kinh tế thì họ lại ra nước ngoài để phẫu thuật như đến Thái Lan – nơi được coi là vương quốc chuyển giới của thế giới. Những người này thường không tin tưởng vào tay nghề của các bác sĩ tại Việt Nam hai nữa là tính sính ngoại của người Việt và tâm lý an toàn về thông tin cũng được đảm bảo nên họ không tiến hành phẫu thuật để xác định lại giới tính ở Việt Nam .

Thứ năm, là sự hiểu biết về quyền xác định lại giới tính của người dân hiện nay vẫn chưa cao. Có một thực tế cho thấy, có nhiều người hiện nay chưa biết được các thông tin liên quan đến quyền được xác định lại giới tính của mình. Họ không biết hoặc biết không đầy đủ về việc pháp luật Việt Nam đã cho phép những người có khuyết tật về giới tính và chưa định hình rõ về giới tính được phép xác định lại giới tính. Quyền xác định lại giới tính là một quyền mới, do đó có nhiều người chỉ nghe nói mà chưa từng đọc hay tìm hiểu một cách chính thức về những quy định liên quan đến quyền này. Không chỉ những người có khuyết tật về giới tính, những người dân bình thường mà ngay cả những người có học vấn cao, thậm chí là cả các sinh viên luật, hay những người làm về luật cũng chưa hiểu, hoặc hiểu một cách không đầy đủ về việc xác định lại giới tính ở Việt Nam hiện nay. Khi tiến hành nghiên cứu và viết đề tài luận văn này, tác giả đã có những buổi khảo sát nhỏ và thông qua diễn đàn và một số trang Web cá nhân hoặc nhóm để điều tra về sự hiểu biết của người dân về khuyết tật giới tính, về quyền xác định lại giới tính, về cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Kết quả cho thấy, trong 200 phiếu khảo sát trên thực tế tại các Trường Đại học, Bệnh viện, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì có 50 người (tương đương với 25%) số được hỏi hiểu thế nào là khuyết tật giới tính (hiểu một cách thực sự là bị dị tật hay chưa định hình rõ ràng) còn 50 người là hiểu mơ hồ như cách trả lời của họ “có khuyết tật là những người ái nam, ái nữ là những kẻ đồng tính, bóng, gay, less…) còn 100 người chưa từng nghe thấy khái niệm về khuyết tật giới tính và họ quy kết những người có biểu hiện không bình thường như ái nam, ái nữ là đua đòi, là thần kinh không bình thường hoặc tâm lý không ổn định, họ không hiểu đó là một căn bệnh.

Các khảo sát trên các trang Web, blog và diễn đàn của nhóm những người đồng tính hoặc thế giới thứ 3 như: http://www.tinhyeutraiviet.com/forum/;

http://forum.qworld.vtczone.vn; thì cho thấy đa số họ hiểu rất rõ về biểu hiện bệnh, những rắc rối của bản thân và bạn bè nhưng đa số lại không biết Việt

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)