Quyền nhân thân của cá nhân là một quyền dân sự đặc biệt nó không phải là tài sản, không được định giá bằng vật chất thông thường, dó đó nó không thể chuyển dịch hay định đoạt. Tuy nhiên, có những khái niệm đi liền với quyền nhân thân lại dễ gây nhầm lẫn như: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Vậy những quyền nào gọi là quyền nhân thân gắn với tài sản và những quyền nào gọi là quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Trước hết, về quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền năng của cá nhân đối với các sáng tạo của mình. Những sáng tạo đó được gọi là sản phẩm trí tuệ hoặc do yếu tố nhân thân của tác giả tạo nên và tác giả được hưởng giá trị vật chất như thù lao, nhuận bút…trên các sản phẩm của mình. Các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vô hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …). Đây là quyền nhân thân của chủ thể đối với tài sản vô hình mà người đó sáng tạo ra. Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2 Điều 738 và mục a khoản 1 Điều 751 BLDS 2005. Trong số các quyền này có một quyền có thể chuyển giao được cho chủ thể khác – đó là quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005).
Đặc trưng lớn nhất của quyền nhân thân gắn với tài sản đó là sự hình thành các sản phẩm, các sáng tạo trí tuệ của cá nhân, từ việc hình thành, sở hữu đó họ có những quyền năng như quyền đứng tên, quyền sở hữu, quyền
công bố tác phẩm…và những quyền này gắn liền với giá trị vật chất nhất định. Một đặc trưng nữa với quyền nhân thân gắn với tài sản là trong một số trường hợp có thể chuyển giao quyền cho người khác.
Ngược lại, quyền nhân thân không gắn với tài sản không tạo ra sản phẩm, nó gắn liền với giá trị nhân thân của từng cá nhân, không tách biệt khỏi bản chất nhân thân của mỗi người. Điều này thể hiện ở việc, nó không thể lượng hóa thành tiền hoặc các giá trị vật chất thông thường để có thể trao đổi như các quan hệ dân sự khác. Người ta không thể lượng hóa giá trị nhân thân của một ai đó bằng vật chất cụ thể, nó là sự trừu tượng, là sự cảm nhận của mỗi người mà cảm nhận thì không bao giờ là giống nhau hoàn toàn.
Một đặc trưng quan trọng nữa của quyền nhân thân không gắn với tài sản đó là việc không thể chuyển giao quyền này cho chủ thể khác. Bởi đó là giá trị nhân thân gắn với mỗi con người, thuộc về riêng từng người, không ai có thể mua, bán, trao gửi, tặng cho hoặc xâm phạm để lấy đi giá trị nhân thân của một người khác. Ai cũng có những giá trị nhân thân riêng, tuy nhiên không phải cứ có những giá trị nhân thân này là chủ thể của nó mặc nhiên được trao những quyền năng theo những giá trị đó. Chỉ có những giá trị nhân thân nào được pháp luật quy định, thừa nhận thì chủ thể đó mới có quyền năng đối với giá trị nhân thân của mình.
Đối với quyền nhân thân không gắn với tài sản, pháp luật quy định ngày một mở rộng hơn và đầy đủ hơn, chiếm một lượng lớn trong số các quyền nhân thân nói chung như:
- Quyền đối với họ, tên, Quyền thay đổi họ, tên, Quyền xác định dân tộc Quyền được khai sinh, Quyền được khai tử; tộc Quyền được khai sinh, Quyền được khai tử;
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể;
- Quyền hiến bộ phận cơ thể, Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; Quyền nhận bộ phận cơ thể người; Quyền xác định lại giới tính
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền bí mật đời tư
- Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồng, Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình,Quyền ly hôn,
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;
- Quyền đối với quốc tịch
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Quyền lao động;
- Quyền tự do kinh doanh;
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo [10].
Trong quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng có thể phân thành nhiều nhóm quyền khác nhau như:
- Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính; quyền đối với quốc tịch.
- Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người.
- Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.
- Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;
Ngoài ra dựa vào các yếu tố, đặc điểm khác nhau của quyền nhân thân không gắn với tài sản còn có thể chia ra thành nhiềm nhóm quyền nhỏ và cụ thể khác. Tuy nhiên, sự phân chia chỉ là tương đối, vì khi các quyền này bị xâm phạm thì người ta sẽ xem xét trực tiếp đến quyền đó mà không phải dựa vào đặc điểm của nhóm quyền đã phân.
Nhìn vào hệ thống pháp luật nói chung và các quy định liên quan đến quyền dân sự, quyền nhân thân của cá nhân nói riêng có thể thấy sự tiến bộ trong tư duy lập pháp của chúng ta. Pháp luật ghi nhận ngày một đầy đủ hơn, rõ ràng và toàn diện hơn về các quyền liên quan đến cá nhân, qua đó thể hiện sự coi trọng giá trị con người, coi con người là trung tâm của xã hội. Như đã phân tích, ngoài việc kế thừa các quyền nhân thân có sẵn trong các quy định cũ như: quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do kinh doanh, quyền lao động thì một số quyền đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của xã hội như: quyền thay đổi họ tên, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng…và đặc biệt là sự ra đời của những quyền mới như: quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác, bộ phận sau khi chết và quyền xác định lại giới tính. Điều này cũng góp phần tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc lựa chọn chế độ của chúng ta đi theo con đường dân chủ, xã hội chủ nghĩa nơi đó quyền tự do cá nhân được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về quyền con người, quyền công dân, quyền dân sự và quyền nhân thân của cá nhân, nhìn chung tất cả các quyền trên đều có chung một đặc điểm là gắn với cá nhân, gắn với mỗi con người, xuất phát từ giá trị con người. Vì con người, coi con người là trung tâm của
vũ trụ, là mục tiêu để xây dựng một xã hội tươi đẹp, công bằng, dân chủ,văn minh và hiện đại. Trong đó, thì quyền xác định lại giới tính của cá nhân là một quyền mới, đặc biệt quan trọng đối với những người có khuyết tật về giới tính. Để được sống đúng với giới tính của mình là điều mong muốn không chỉ của riêng cá nhân đó mà còn của gia đình, cộng đồng và xã hội. Bởi chỉ có thể sống đúng với giới tính của mình, là chính mình họ mới phát huy được những gía trị nhân thân cao đẹp góp phần vào sự bình ổn của xã hội. Để mỗi cá nhân sống tốt hơn, đẹp hơn, có ý nghĩa hơn cũng chính là nghĩa vụ của Nhà nước và pháp luât. Vì vậy, việc quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình là điều quan trọng và cần thiết trong giai đoạn xã hội hiện nay. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về quyền xác định lại giới tính, hậu quả pháp lý, nội dung và điều kiện để một cá nhân có thể xác định lại giới tính của mình trong Chương II của luận văn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH CỦA CÁ NHÂN