Pháp luật một số nƣớc về quyền xác định lại giới tính của cá nhân

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 86)

Như đã trình bày ở các phần trên, quyền xác định lại giới tính là một quyền nhân thân nằm trong các quyền dân sự và là một phần của quyền con người, mà quyền con người là một trong những quyền được ra đời sớm nhất và tự nhiên nhất, ở các nước phát triển thì quyền con người luôn được đề cao, tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, những quyền nhân thân gắn trực tiếp với mỗi cá nhân trong xã hội như quyền xác định lại giới tính cũng được ghi nhận đầy đủ trong các quy định của mỗi nước.

Ví dụ: Ở Pháp tuy chưa có một văn bản riêng biệt về vấn đề xác định giới tính song đã có những quyết định quan trọng của Tòa án pháp và Tòa án Châu âu về quyền con người. Những quyền này, một mặt, liên quan đến vấn đề đồng tính luyến ái và mặt khác là vấn đề chuyển đổi giới tính.

Trong tài liệu Hội thảo về quyền nhân thân do Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức cho biết: Án lệ của Tòa án Châu âu quy định: “Theo Điều 8 của Công ước Châu âu, mọi hành vi phân biệt đối xử đều bị coi là xâm phạm quyền được tôn trọng đời tư”. Mọi hành vi phân biệt đối xử giữa người đồng tính luyến ái với người không đồng tính luyến ái hoặc giữa người đồng tính luyến ái nam và người đồng tính luyến ái nữ đều bị coi là xâm phạm quyền được tôn trọng đời tư.

Việc chuyển đổi giới tính là nhu cầu của một cá nhân có đặc điểm giới tính bình thường nhưng luôn có cảm tưởng là mình thuộc giới tính khác. Họ có một ham muốn mãnh liệt là thay đổi tình trạng giới tính, những người này đầu tiên không được Tòa án pháp chấp nhận và cho thay đổi hộ tịch nhưng sau đó họ đã kiện lên Tòa án Châu âu, Tòa án Châu âu đã kết tội Pháp là vi phạm quyền con người, đặc biệt là các cơ quan quản lý hành chính đã không cho phép người chuyển giới tính thay đổi hộ tịch. Vì vậy, sau khi có phán quyết của Tòa án Châu âu về quyền con người thì Tòa án Pháp đã họp phiên toàn thể để xem xét lại án lệ năm 1992 và quyết định như sau: “Sau khi quyết định của Tòa án Châu âu về quyền con người ngày 23/8/1992 cho rằng Pháp đã vi phạm Điều 8 Công ước Châu âu về quyền con người, phiên họp toàn thể của Tòa phá án pháp đã quyết định rằng sau khi chịu một sự can thiệp y học hoặc giải phẫu nhằm mục đích chữa bệnh, một người có ý muốn thay đổi giới tính hoặc đã thay đổi giới tính, không còn mang những đặc điểm giới tính cũ và được mang hình thức bên ngoài gần với giới tính khác, do đó, họ được phép có những hành vi ứng xử xã hội, được đảm bảo những nguyên tắc tôn trọng đời tư và được phép thay đổi căn cước theo giới tính mà họ thể hiện ra bên ngoài”[18] . Như vậy, tại thời điểm hiện tại pháp luật của Pháp không chỉ cho phép những người có khuyết tật được xác định lại giới tính mà còn cho

phép chuyển đổi giới tính, chấp nhận việc họ đã phẫu thuật ở nước ngoài và cho phép họ được cải chính lại hộ tịch.

Ở Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều cho phép những người chuyển đổi giới tính được đổi tên và giới tính trong giấy khai sinh. Trong chuyên mục Chuyện lạ của Trang thông tin điện tử Dantri.com.vn có đăng bài “77 tuổi vẫn chuyển đổi giới tính” như sau: “Tháng 06/2009, ông Richard Ramsey, 77 tuổi, từng tham gia phục vụ trong quân đội 20 năm trước đã trở thành người cao tuổi nhất tại Mỹ chuyển đổi giới tính. Theo Trung tâm quốc gia về cân bằng giới, Richard là 1 trong 700.000 người Mỹ quyết định làm điều này” [19].

Ở Italia, cũng đã cho phép chuyển đổi giới tính ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng yêu cầu phải có giám định y khoa, còn ở Thụy Điển thì lại yêu cầu phải có giấy phép của cơ quan hành chính có thẩm quyền và kèm theo đó là các điều kiện trước khi chuyển giới phải còn độc thân, phải từ mười tám tuổi trở lên và có quốc tịch Thụy Điển.

Tại Anh, đã cho ra đời một luật mới có tên là The Gender Recognition Act 2004 tạm dịch là “Đạo luật thừa nhận giới tính”, các công dân đã chuyển đổi giới tính có thể nộp đơn lên Ủy ban Thừa nhận giới tính xin giấy chứng nhận giới tính mới của họ và được cấp giấy khai sinh mới, được kết hôn và được hưởng những quyền lợi như các công dân bình thường khác. Không chỉ thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính ở cá nhân, mà pháp luật Anh còn thừa nhận cả hôn nhân đồng giới.

Ở Tây Ban Nha, cũng đã cho phép việc chuyển đổi giới tính ở cá nhân. Mới đây nhất, một cậu học sinh người Tây Ban Nha trở thành một trong những người trẻ nhất thế giới phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ trong năm 2010. Học sinh này vừa được phẫu thuật tại Bệnh viện Barcelona sau khi thuyết phục gia đình, các bác sĩ và một quan tòa rằng cậu là một cô gái mắc kẹt trong thân thể một chàng trai. Theo luật pháp Tây Ban Nha, những người

dưới 18 tuổi sẽ không được đổi giới tính nếu không có sự cho phép của một quan tòa. Tuy nhiên, cậu học sinh này đã thuyết phục được vác bác sĩ phẫu thuật cho mình. Bác sĩ Ivan Manero, từng điều trị hormone cho cậu ta suốt 2 năm qua, chia sẻ trước buổi phẫu thuật: "Khi gia đình liên lạc với tôi, cậu ấy mới 14 tuổi. Cậu được điều trị trong 2 năm qua và giờ đã sẵn sàng để phẫu thuật. Các bệnh nhân dưới 18 tuổi sẽ thuận lợi hơn khi phẫu thuật vì ở tuổi đó, họ vẫn chưa phát triển hết".

Ở Đức, cũng như ở Tây Ban Nha, việc chuyển giới không được phép tiến hành cho đến khi họ đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp của Kim Petras (theo VnExpress.net), một ngôi sao nhạc pop của Đức, vừa trở thành người chuyển giới trẻ nhất thế giới sau một ca phẫu thuật ở tuổi mới 16, Kim đã thuyết phục các bác sĩ ngay khi mới 12 tuổi rằng cô cần được phẫu thuật. Và đến năm 14 tuổi, cô được chính thức công nhận là một cô gái, đồng thời trở nên nổi tiếng vì quyết định này. Kim sinh ra là một cậu con trai nhưng bắt đầu tự nhận mình là con gái khi mới 2 tuổi. Sau khi phẫu thuật, cô trở thành người mẫu cho các salon tóc ở Đức. Tuy nhiên, ở Đức, lại chưa thừa nhận hôn nhân đồng tính, song các đôi tình nhân cùng giới có thể được công nhận là bạn đời kể từ 2001, và sẽ có một số ràng buộc dù không đầy đủ như vợ chồng. Mới đây nhất là trường hợp kết hôn đồng tính của Ông Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, Ông Guido vừa hợp pháp hóa mối quan hệ tình cảm lâu dài với người tình đồng giới bằng một đám cưới bí mật. Westerwelle, 48 tuổi, và doanh nhân Michael Mronz đăng ký kết hôn hôm 17/9 tại thành phố Bonn. Thị trưởng thành phố này là Juergen Nymptsch chủ trì buổi lễ. Thủ tướng Đức Angela Merkel và các đồng nghiệp trong nội các với ông Westerwelle đều không có mặt tại sự kiện này, Press TV cho hay. Tuy nhiên, ngay sau buổi lễ, bà Merkel gọi điện chúc mừng Westerwelle.

Ở Ấn độ, việc chuyển giới cũng đã được thừa nhận, một cảnh sát cấp cao của Ấn Độ đã khiến các đồng nghiệp bị sốc khi bất ngờ thông báo ông quyết định trở thành phụ nữ. Ông Dickie Panda là Tổng thanh tra cảnh sát tại thành phố Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh. Vị quan chức cảnh sát này đã trở nên nổi tiếng nhờ quan điểm cứng rắn với những kẻ phạm tội. Nhưng hồi đầu tháng này, ông Panda đã bất ngờ xuất hiện tại nơi làm việc trong bộ quần áo của nữ giới và tuyên bố giờ đây ông là một phụ nữ. Vụ việc được giữ kín cho tới khi ông Panda quyết định ra toà để chính thức nhận vợ làm con nuôi để có thể tiếp trục hỗ trợ bà (Chuyện lạ - Dân trí đưa tin).

Ở Iceland, không chỉ cho phép việc chuyển giới ở cá nhân mà đã thừa nhận hôn nhân đồng tính. Quốc hội Iceland hôm 12/6/2010 đã thống nhất thông qua Nghị định thừa nhận hôn nhân đồng tính và nghị định này đi vào hiệu lực hôm 27/6. Thủ tướng Iceland Johanna Sigurdardottir đã cưới người tình lâu năm ngay sau khi luật thừa nhận hôn nhân đồng tính tại nước này có hiệu lực, bà là Thủ tướng đầu tiên trên thế giới kết hôn với người đồng tính. Iceland là nước thứ 7 trên thế giới cho phép hôn nhân đồng giới, sau Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nam Phi, Na Uy, Bỉ, Thụy Điển và Bồ Đào Nha.

Các nước châu Á, vốn ít thiện cảm với người đồng tính, người chuyển đổi giới tính hơn các nước phương tây. Tuy ở nhiều nước, quy định luật pháp ngày càng thoáng hơn, quan niệm xã hội cũng bớt khắt khe và một số nước đã ban hành các văn bản pháp luật thừa nhận việc chuyển đổi giới tính của cá nhân như ở Nhật.

Ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính đầu tiên ở Nhật diễn ra năm 1998. Đến 2004, sau nhiều năm vận động của những người chuyển đổi giới tính, Nhật bản đã ban hành luật cho phép những người bị khuyết tật giới tính, còn gọi là “rối loạn nhận dạng giới tính” (gender identity disorder - GID), được phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính nếu đã trên 20 tuổi, được ít nhất 2 bác sĩ

chứng nhận và thật sự mong muốn được chuyển đổi giới tính. Họ cũng được thay đổi giới tính ghi trên giấy tờ, nhưng chỉ với điều kiện là chưa từng kết hôn và chưa có con. Ước tính có hơn 10.000 người Nhật bị GID, trong đó khoảng 10% đã có con.

Ở Thái Lan, vốn được coi là thiên đường cho những người đồng tính luyến ái và phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Việc xác định người nào sẽ được xác định lại giới tính là việc của chuyên môn y tế, pháp luật không can thiệp song khi xác định phải phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì người đó phải làm đơn xin phép Bộ Y tế không phân biệt là người Thái Lan hay người nước ngoài. Thực tế là đời sống của những người chuyển đổi giới tính ở Thái Lan rất phong phú, họ hòa nhập xã hội cũng rất tốt, các phong trào của người chuyển giới khá rầm rộ như: Cuộc thi hoa hậu, người đẹp của những người chuyển giới, kết hôn giữa những người đã chuyển giới, đồng tính, câu lạc bộ những người chuyển giới…

Ở những nước hồi giáo với rất nhiều những luật lệ hà khắc, phân biệt đẳng cấp và trọng nam kinh nữ. Việc phụ nữ để lộ hình ảnh, thân phận cho người ngoài biết cũng đã bị coi là tội đồ thì việc chuyển đổi giới tính ở đây gần như bị cấm hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay, Libăng là nước đầu tiên cho phép và thừa nhận quyền xác định lại giới tính của cá nhân. Trong khi luật pháp Libăng khép hành vi tình dục đồng giới là tội ác thì nước này không cấm các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Chính vì thế, quốc gia này là nơi đón nhận hàng nghìn người đồng tính đổ về đây để thực hiện các cuộc phẫu thuật. Libăng ngày nay là nơi đóng đô của Helem - tổ chức lớn nhất thế giới Ảrập đấu tranh cho quyền lợi của người đồng giới và chuyển giới.

Như vậy, dù có những quy định khác nhau về thời điểm áp dụng, về độ tuổi, về thủ tục để xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính của một cá nhân song hầu hết các nước phát triển trên thế giới đã và đang thừa nhận quyền xác

định lại giới tính, chuyển đổi giới tính của công dân nước mình. Có thể mỗi nước khác nhau với nền văn hóa khác nhau có những quan điểm sống khác nhau cho nên cũng không thể áp đặt ngay các quy định của nước này vào nước khác. Tuy nhiên, việc được sống thật với giới tính của mình là điều hết sức đúng đắn và thiêng liêng của những người có khuyết tật về giới tính và bức bối về giới. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cần và tương đối đủ để những người có vấn đề về giới tính được thực hiện quyền xác định lại giới tính của mình, tuy nhiên, để thời gian tới việc thực hiện quyền này có hiệu quả, thực sự đi vào đời sống xã hội, chúng ta cần có một số điều chỉnh pháp luật sau để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)