Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH (Trang 74)

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY

1. Quan điểm phát triển

1.1. Phát triển ngành thương mại thành ngành dịch vụ cĩ giá trị tăng thêm lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Tây Ninh vừa trên cơ sở và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa gĩp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân cơng lao động xã hội theo hướng tạo nên sự năng động hơn cho các yếu tố sản xuất, phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh

Sự phát triển ngành thương mại vừa phải chịu sự qui định của tính chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ qui hoạch, vừa phải tạo nên những tác động tích cực đến quá trình phát triển chung. Do đĩ, phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh thời kỳ đến năm 2010 cần tập trung vào việc xây dựng năng lực cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh và cho nhu cầu tiêu dùng thơng thường với các loại hình thương mại truyền thống và hiện đại, sau năm 2010 phát triển mạnh các loại hình thương mại hiện đại.

Bên cạnh đĩ, với sự hạn chế về các nguồn lực phát triển, Tây Ninh sẽ cần cĩ sự bổ sung thêm nhiều yếu tố đầu vào cho sản xuất từ bên ngồi (cả trong và ngồi nước), đặc biệt là yếu tố cơng nghệ, thiết bị và nguyên phụ liệu khác để phát triển sản xuất cĩ hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Do đĩ, qui hoạch phát triển thương mại tỉnh Tây Ninh thời kỳ đến năm 2020 cũng cần tập trung vào việc xây dựng năng lực cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất trong tỉnh và cung ứng các sản phẩm của tỉnh với tư cách là yếu tố đầu vào cho sản xuất của các tỉnh khác gĩp phần khai thác tốt tiềm năng sản xuất trong tỉnh. Về phương diện này, những năng lực quan trọng cần tạo ra là hệ thống kết cấu hạ tầng, mạng lưới thơng tin và trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ lao động.

1.2. Phát triển ngành thương mại tỉnh Tây Ninh gắn bĩ chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng Đơng Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt là với sự phát triển của thị trường TP. HCM trên cơ sở tăng cường các liên kết kinh tế tạo thành mạng cung ứng, tiêu thụ

Về phương diện lý thuyết, quan điểm phát triển này dựa trên cơ sở của lý thuyết phát triển thương mại. Trong đĩ, sự phát triển của thương mại trước hết dựa trên sự khác biệt về điều kiện sản xuất, cơ cấu sản xuất mà sự kh ác biệt đĩ là do các yếu tố lợi thế so sánh (tuyệt đối và tương đối) giữa các vùng, các khu vực quy định, hay cịn gọi là sự phát triển thương mại giữa các ngành sản xuất. Đồng thời, sự phát triển của thương mại cũng cĩ ngay trong một ngành sản xuất khi mà nhu cầu tiêu dùng ngày càng mở rộng hơn, đa dạng hơn và tính kinh tế theo qui mơ ngày càng

cĩ ý nghĩa đối với yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong khi đĩ, nguồn lực của một tỉnh và thậm chí của một quốc gia, một khu vực khơng đủ để vừa đạt được tính kinh tế theo quy mơ vừa đáp ứng được sự đa dạng của nhu cầu thị trường. Chính lý thuyết phát triển thương mại trong một ngành sản xuất đã mở ra triển vọng phát triển thương mại giữa các vùng cĩ điều kiện sản xuất và cơ cấu sản xuất tương đối giống nhau, như trường hợp tỉnh Tây Ninh với các tỉnh trong vùng Đơng Nam Bộ và trong cả nước.

Về thực tế, Tây Ninh là tỉnh khơng lớn, các nguồn lực phát triển khơng nhiều và khơng mang lại lợi thế phát triển đáng kể cho Tây Ninh so với các tỉnh khác trong vùng và cả nước. Do đĩ, để cĩ được lợi thế phát triển lớn hơn, Tây Ninh phải dựa vào việc liên kết kinh tế với các tỉnh khác và đạt được tính kinh tế theo quy mơ. Đương nhiên, trong liên kết kinh tế, thương mại sẽ vừa là cơ hội phát triển, vừa đĩng vai trị là cầu nối quan trọng.

Như vậy, quan điểm phát triển này cũng cĩ nghĩa là, trong giai đoạn 2010 - 2015 - 2020, thương mại Tây Ninh vừa phải mở ra cơ hội liên kết kinh tế với các tỉnh xung quanh, vừa tăng cường năng lực tiếp cận trực tiếp với t hị trường thành phố HCM, đồng thời phải nhanh chĩng xây dựng và củng cố các hệ thống phân phối hàng hố giữa Tây Ninh với các tỉnh trong vùng và với thị trường ngồi nước.

1.3. Phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại bao gồm các phân ngành đại lý uỷ quyền, bán buơn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hố, địi hỏi vừa phải tập trung phát triển các thương nhân trên địa bàn, vừa phải thu hút được các thương gia lớn từ trong và ngồi nước

Thực trạng phát triển các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại của Tây Ninh trong giai đoạn 2000 - 2005 cho thấy sự phát triển của thành phần thương nghiệp ngồi quốc doanh. Đồng thời, thương nhân từ các địa phương khác đến tham gia vào hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh cũng chưa được quản lý và hỗ trợ phát triển. Từ thực tế đĩ, cần thiết phải phát triển lực lượng kinh doanh chuyên nghiệp đủ năng lực, đủ số lượng tham gia vào các quá trình thương mại của Tây Ninh sẽ diễn ra quy mơ lớn hơn và phạm vi rộng hơn trong thời kỳ đến năm 2020.

Trong quan điểm này, việc phát triển các đối tượng tham gia hoạt động thương mại của Tây Ninh cũng đặt ra yêu cầu phát huy những điểm mạnh của mỗi thành phần kinh tế, mỗi đối tượng cụ thể và hình thành nên một hệ thống kinh doanh bao quát các quá trình thương mại sẽ diễn ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong kỳ quy hoạch.

Đối với thương nghiệp Nhà nước, quan điểm phát triển là đảm bảo vai trị chủ đạo trong việc thực hiện các hoạt động thương mại trên địa bàn phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.

Đối với thương nghiệp ngồi quốc doanh, quan điểm phát triển là đảm bảo sự thuận tiện, linh hoạt trong hoạt động mua và bán các sản phẩm, hàng hố; Tăng cường sự liên kết giữa họ và với các lực lượng khác để nâng cao sức cạnh tranh.

Đối với các nhà kinh doanh lớn trong và ngồi tỉnh, quan điểm phát triển là đảm bảo cho họ phát huy tốt nhất khả năng tổ chức và phẩm chất kinh doanh của mình. Cần thúc đẩy nhanh hình thành một số doanh nghiệp thương mại làm nịng cốt dẫn đầu ngành, cĩ quy mơ và sức mạnh phân phối thích ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất và cạnh tranh quốc tế, cĩ thương hiệu nổi tiếng.

Đối với người kinh doanh bán lẻ hay thu gom sản phẩm, qu an điểm phát triển là đảm bảo sự phân bố theo khơng gian, tương ứng mật độ của nhu cầu và tăng nhanh nhịp độ thực hiện của cầu trên thị trường xã hội.

1.4. Phát triển thương mại Tây Ninh phải chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, vừa nâng cao trình độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đáp ứng năng lực thực hiện các hoạt động thương mại, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư

Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hố, tập trung sang nền kinh tế thị trường, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại trên cả nước nĩi chung cũng được phát triển tốt hơn với nhiều loại hình đa dạng hơn và thuộc nhiều chủ sở hữu hơn. Đồng thời với điều đĩ, hệ thống cơ sở vật chất thương mại hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề như, tính đồng bộ nhằm thực hiện một quá trình thương mại; tính tập trung và tính qui mơ tại các trung tâm, đầu mối để tham gia vào việc hình thành các kênh, luồng hàng hố lớn; tính tiết kiệm hay tính kinh tế của cả hệ thống cơ sở vật chất; và điều quan trọng hơn là tính hợp lý trong tổ chức phát triển của hệ thống này.

Những vấn đề được nêu trên đây là những nội dung chính cần được nhấn mạnh trong quan điểm này nhằm phát triển tốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại của tỉnh Tây Ninh trong thời kỳ qui hoạch từ nay đến năm 2020. Hơn nữa, những nội dung này càng trở nên quan trọng hơn trong điều kiện phát triển thương mại của Tây Ninh, khi nĩ sẽ chuyển từ việc dựa trên một nền sản xuất nơng nghiệp qui mơ nhỏ, phân tán cả về sản xuất và tiêu dùng sang giai đoạn phát triển nhanh dưa trên nền sản xuất cĩ cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

1.5. Phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng cần đặc biệt chú trọng đến yêu cầu nâng cao năng lực và vai trị quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại của địa phương, vừa tạo ra mơi trường thuận lợi, đảm bảo cạnh tranh cơng bằng cho các chủ thể kinh doanh phát triển năng động hơn, vừa bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ mơi trường sinh thái và ổn định thị trường.

Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta nĩi chung và trong lĩnh vực thương mại nĩi riêng trong những năm vừa qua là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên động lực phát triển. Tuy nhiên, thực tế quản lý Nhà nước hiện nay cũng nảy sinh khơng ít những vấn đề bất cập trước sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Những bất cập đĩ tồn tại cả ở mơ hình hệ thống tổ chức, trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách và trong yếu tố con người. Mặc dù, trong đĩ cĩ những vấn đề lớn và thường vượt quá khả năng điều chỉnh, giải quyết của một

những nỗ lực tự giải quyết những vẫn đề thuộc phạm vi tổ chức, quản lý của mình, đặc biệt là trong việc phối hợp giữa các ngành, các cơ quan chức năng. Trong phạm vi ngành thương mại và ở cấp tỉnh như Tây Ninh, quan điểm này nhấn mạnh đến yêu cầu nâng cao năng lực và vai trị của quản lý Nhà nước khơng chỉ của Sở C ơng Thương mà cịn là tăng cường hiệu lực quản lý thống nhất giữa các ngành.

1.6. Phát triển ngành thương mại Tây Ninh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam địi hỏi cần tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hố, hiện đại hố của ngành

1.7. Phát triển ngành thương mại Tây Ninh phải coi trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ cạnh tranh khi thị trường dịch vụ phân phối mở cửa

1.8. Phát triển ngành thương mại cĩ cơ cấu hợp lý cả về số lượng, loại hình và khơng gian cần coi trọng việc thống nhất hố Quy hoạch ngành thương mại với Quy hoạch xây dựng của Tây Ninh trên cơ sở tiêu chuẩn hố, tổ chức hố mạng lưới thương mại ở các khu vực trên địa bàn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)