Dự báo kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH (Trang 70)

III. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN

4.Dự báo kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu

4.1. Dự báo kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu

- Triển vọng phát triển mặt hàng xuất khẩu: từ thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Tây Ninh cho thấy, thế mạnh xuất khẩu của tỉnh là các sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp, sản phẩm dệt may, da giầy, săm lốp xe, sản phẩm nhựa và các sản phẩm nơng nghiệp chế biến như hạt điều nhân, tinh bột sắn, mủ cao su thành phẩm. Đồng thời, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Ninh thời kỳ 2006 - 2020, do tiềm năng phát triển các ngành cơng nghiệp và nơng nghiệp cĩ thể tạo ra các sản phẩm xuất khẩu cĩ sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới cũng khơng lớn. Mặt khác, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua thì kim ngạch xuất khẩu của Tây Ninh sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, triển vọng phát triển các mặt

hàng xuất khẩu của Tây Ninh trong thời kỳ từ nay đến năm 2020, mặc dù sẽ cĩ xu hướng mở rộng sang các mặt hàng nơng sản chế biến, hàng thủ cơng mỹ nghệ, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng đã xuất khẩu hiện nay. Tuy nhiên, cùng với yêu cầu nâng cao hiệu quả trong các ngành sản xuất và khả năng huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng và giá trị tăng thêm cho các sản phẩm thì các mặt hàng xuất khẩu của Tây Ninh trong thời kỳ dự báo vẫn sẽ được nâng lên về giá trị và khối lượng so với giai đoạn trước đây, nhưng cĩ sự dịch chuyển về cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng ngay trong các khu vực thị trường chính.

- Triển vọng phát triển thị trường xuất khẩu: khi xem xét triển vọng phát triển của thị trường hàng hố thế giới và nhu cầu nhập khẩu của các nước, các khu vực, cĩ thể thấy rằng triển vọng thị trường xuất khẩu của Tây Ninh trong thời kỳ 2006 - 2020 như sau:

+ Đối với các sản phẩm nơng nghiệp của Tây Ninh: thị trường chủ yếu sẽ là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Đài Loan và Nhật Bản, tuy nhiên, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU sẽ giảm tương đối.

+ Đối với sản phẩm dệt, may: triển vọng thị trường xuất khẩu chính của Tây Ninh sẽ là Hoa Kỳ, Đài Loan và các nước châu Âu. Triển vọng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm dệt may của Tây Ninh hiện nay cĩ thể được nâng lên nhưng cĩ thể phải phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu của đối tác đặt gia cơng.

+ Đối với các sản phẩm cơng nghiệp nhẹ khác như giầy thể thao, sản phẩm nhựa, săm lốp xe và các hàng hố khác: thị trường chủ yếu là Đài Loan, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Úc, Nhật. Thị trường Campuchia vẫn là thị trường nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng được sản xuất ra trên địa bàn tỉnh hoặc từ các tỉnh khác xuất qua địa bàn Tây Ninh.

- Dự báo kim ngạch xuất khẩu: căn cứ vào xu hướng gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2001 - 2005, căn cứ vào triển vọng tăng cường giá trị tăng thêm cho các sản phẩm xuất khẩu, cũng như tính chất của sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Tây Ninh trong giai đoạn dự báo cĩ tính đến yếu tố tác động từ khủng hoảng nền kinh tế thế giới, cĩ thể xây dựng phương án dự báo kim ngạch xuất khẩu của Tây Ninh như sau:

Bảng 17: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Tây Ninh

Đơn vị 2005 2010 2015 2020

Tổng kim ngạch 1.000USD 260.918 812.311 2.478.978 7.267.435

Kim ngạch xuất khẩu

(bình quân đầu người) USD 251,3 740,6 2.170,9 6.161,3

+ Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Tây Ninh sẽ đạt bình quân khoảng 23 – 24%/năm trong cả giai đoạn 2006-2020 nhờ nỗ lực đầu tư, tăng cường năng lực xuất khẩu trong những năm tới. Trong đĩ, nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở giai đoạn 2006 - 2010 sẽ cao hơn, đạt 25-26%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 25%/năm và 2016-2020 đạt khoảng 23-25%/năm.

+ Kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm nơng nghiệp như mủ cao su, tinh bột sắn và các sản phẩm cơng nghiệp như săm lốp xe, sản phẩm nhựa sẽ tăng nhanh, tỷ trọng của các mặt hàng đĩ trong tổng kim ngạch xuất khẩu c ủa tỉnh sẽ tăng do triển vọng phát triển tốt hơn trong việc xuất khẩu hàng hố sang thị trường các nước trong khu vực.

4.2. Dự báo kim ngạch và mặt hàng nhập khẩu

Nhìn chung, do cơ cấu sản xuất và tính chất, trình độ các sản phẩm sản xuất ra cũng như năng lực và điều kiện kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2001 - 2005, nên nhu cầu nhập khẩu của tỉnh khơng lớn, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng vật tư, thiết bị phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất của địa phương.

Trong thời kỳ dự báo, các mặt hàng nhập khẩu của Tây Ninh vẫn chủ yếu là các mặt hàng vật tư, nguyên liệu và thiết bị phục vụ trực tiếp cho nhu cầu đầu tư sản xuất của địa phương. Trong đĩ, chủ yếu là các mặt hàng nhập khẩu cho phát triển ngành sản xuất, chế biến nơng sản và sản xuất các sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp.

Về thị trường nhập khẩu: với tính chất của nhu cầu nhập khẩu, khả năng nguồn vốn đầu tư khơng lớn và quy mơ sản xuất tương đối nhỏ, thì các thị trường nhập khẩu của Tây Ninh trong giai đoạn dự báo chủ yếu là các thị trường giá thấp, trình độ cơng nghệ trung bình và điều kiện thương mại tương đối đơn giản hay được ưu đãi... Do đĩ, các thị trường nhập khẩu thích hợp với Tây Ninh sẽ là thị trường các nước NICs, các nước ASEAN và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Dự báo kim ngạch nhập khẩu của Tây Ninh trong thời kỳ 2006 - 2020 như sau:

- Giá trị nhập khẩu tăng giảm khơng đều trong thời kỳ dự báo do phụ thuộc vào khả năng huy động vốn đầu tư và nhất là việc xác định, nắm bắt cơ hội đầu tư và xây dựng các dự án khả thi.

- Tổng giá trị nhập khẩu trực tiếp so với giá trị xuất khẩu vẫn sẽ thấp hơn, do địa phương sử dụng phần lớn các hàng hố được nhập khẩu cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn tỉnh từ các tổ chức nhập khẩu lớn trong nước.

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xác định hệ số icor của Tây Ninh từ 2,7 - 3,1 thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2010 được dự báo khoảng 2.100 triệu USD; giai đoạn 2011 - 2015 là 5.200 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2020 là 7.100 triệu USD. Đồng thời cĩ thể dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt khoảng 590 triệu USD - bằng 28% nhu cầu vốn đầu tư tồn xã hội cả giai đoạn 2006-2010; năm 2015 đạt khoảng 1.100 triệu USD - bằng 21,1% vốn đầu tư tồn xã hội cả giai đoạn 2011 -2015; năm 2020 đạt khoảng 1.280 triệu USD, bằng 18% vốn đầu tư tồn xã hội cả giai đoạn 2016 -2020.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TÂY NINH (Trang 70)