Giám đốc Phó Giám đốc
2.3.2. Thực trạng dịch vụ khách hàng điện tử trong lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam.
điện tử của Việt Nam.
Tình hình ứng dụng TMĐT của Doanh nghiệp: Sau 3 năm triển khai Quyết định 222 về phát triển TMĐT tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thấy tương đối rõ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ và công cụ điện tử đối với hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới nhất do Bộ Công thương công bố, trong Báo Cáo TMĐT Việt Nam 2008, tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư và chiến lược rõ ràng cho TMĐT vẫn còn rất khiêm tốn.
Cụ thể, chỉ mới có 45,3% số doanh nghiệp khảo sát xây dựng website riêng và chưa đến 12% tham gia các sàn giao dịch TMĐT. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm nay đã cao hơn năm trước nhưng tính năng về TMĐT của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Đa phần những website chỉ dừng lại ở mức chung nhất là cung cấp thông tin về công ty và sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp, với giao diệc đơn giản, tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, chỉ có 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ TMĐT ( cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số cho phép đặt hang trực tuyến). Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT này, 82% thuộc về các Công ty kinh doanh dịch vụ ( du lịch, giao vận, quảng cáo,
thương mại). 87,6% các doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức doanh nghiệp khác; còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dung chiếm tỷ kệ thấp hơn: 65,7%. Chưa đến một nửa số doanh nghiệp được hỏi (48%) dành trên 5% ngân sách hàng năm cho việc trang bị, nâng cấp công nghệ và triển khai TMĐT. Hệ quả tương ứng là số doanh nghiệp có doanh thu đáng kể từ TMĐT cũng chưa cao.