3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết, để có thể phát triển văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong những yếu tố ảnh hưởng đó phải kể đến ba yếu tố chính là: toàn cầu hóa và xu thế hội nhập,văn hóa dân tôc, nhà lãnh đạo, sự học hỏi từ môi trường bên ngoài.
Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập
Có thể nói toàn cầu hóa là xu hướng không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia cũng như các doanh nghiệp của quốc gia đó. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để doanh nghiệp có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh. Chủ động hội nhập cũng chính là con đường tốt nhất để các doanh nghiệp học hỏi những kinh nghiệp kinh doanh của các doanh nghiệp nổi tiếng với những triết lý kinh doanh đúng đắn. Cũng chính từ con đường này mà mỗi doanh nghiệp có được những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác.
Sự giao thoa về văn hoá, xu hướng toàn cầu hoá… trong thời kỳ hội nhập khiến các doanh nghiệp cần tích cực chủ động phát triển bản sắc văn hoá mở, kết hợp giữa sự kế thừa văn hoá dân tộc và sự giao thoa học tập về văn hoá nhằm đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới phù hợp hơn. Doanh nghiệp cần phải cập nhập những thay đổi về mặt tư tưởng, phương châm kinh doanh, tư duy lãnh đạo, ý thức nhân viên, các giá trị cốt lõi… tiến bộ hơn, phù hợp hơn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như : chính sách của Chính phủ, xu thế tiêu dùng,…cũng có tác động không nhỏ đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Văn hóa dân tộc
Mỗi doanh nghiệp là một thực thể trong một xã hội, văn hóa doanh nghiệp là mô hình thu nhỏ của văn hóa và đạo đức xã hội đó vì vậy nói văn hóa dân tộc được phản chiếu trong văn hóa doanh nghiệp là không thể phủ nhận được. Mỗi cá nhân
trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể với những tiêu chuẩn về đạo đức cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Nó tác động trực tiếp đến nếp suy nghĩ, tư duy, phong tục tập quán của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết phát triển văn hoá doanh nghiệp dựa trên cơ sở văn hoá dân tộc thì sẽ đem lại thành công và ngược lại. Văn hóa dân tộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lề lối, cách thức làm việc, nét sinh hoạt trong cộng đồng nhỏ hơn - cộng đồng người trong doanh nghiệp.
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đang mở ra cho công ty những cơ hội mới. Qúa trình hội nhập toàn cầu hóa đòi hỏi việc phát triển văn hóa doanh nghiệp phải có những tính toán khôn ngoan và lựa chọn sáng suốt. Các giá trị văn hóa dân tộc phải được doanh nghiệp tiếp nhận và gìn giữ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không nên để xảy ra tình trạng tiếp thu một cách thiếu chọn lọc, mà cần dựa trên cơ sở những giá trị cơ bản đó mà sáng tạo ra những gì có thể tạo ra được đặc trưng cho doanh nghiệp mình.
Hệ thống chính sách
Hệ thống chính sách bao gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và phát triển văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư, tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận các yếu tố văn hóa mới, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực tiềm tang của doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển. Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp có khả năng phát triển văn hóa doanh nghiệp theo đúng hướng mình đặt ra.
Đặc thù ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, môi trường hoạt động khác nhau, đặc biệt là sự khác nhau về dây chuyền công nghệ thì sẽ có những nét văn hoá khác nhau. Sự khác nhau ấy thể hiện ở:
- Triết lý kinh doanh, phương pháp kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường cũng như chiến lược sản phẩm.
- Những quy định về nội quy lao động, an toàn lao động….
- Tác phong làm việc, tiêu chuẩn về sức khoẻ, trình độ, năng lực của người lao động. Tùy các ngành kinh doanh mà xác định và xây dựng các giá trị phù hợp để nó có hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh được hiểu là văn hóa của con người (cộng đồng doanh nhân, người lao động và các đối tượng khác) thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh.
Văn hóa kinh doanh bao gồm toàn bộ phương thức tiến hành kinh doanh, quản lý kinh doanh, đàm phán với các đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong quá trình kinh doanh. Trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh có thể bao gồm môi trường kinh doanh, những quy tắc ứng xử được các đối tác cùng chia sẻ, hoặc những truyền thống hay thói quen có tính đặc thù cho từng thị trường, từng nước hay nhóm đối tác. Với tư cách là văn hóa của nghề kinh doanh nó ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nhân Việt Nam tích cực cổ vũ cho việc xây dựng một tinh thần kinh doanh, văn hóa kinh doanh của người Việt Nam giống như nó đã được thể hiện trong chiến tranh: phát huy tính cộng đồng, truyền thống “chị ngã em nâng”, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tôn trọng luật pháp trong kinh doanh, tôn trọng các quyền về tài sản trí tuệ, nộp thuế, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động, …
Hơn nữa, trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam hiện nay cần khắc phục chủ nghĩa thực dụng, dùng mọi thủ đoạn để đạt lợi nhuận cao, thậm chí siêu lợi nhuận, bất kể việc làm đó có hại cho lợi ích của người khác, của xã hội, các thủ đoạn làm giàu bất chính, thậm chí làm giàu trên sự đau khổ của đối tác, trên sự phá sản của doanh nghiệp yếu thế. Chúng ta cần phải tính đến các giá trị được đề cao và các nhược điểm cần khắc phục ở trên khi duy trì và phát triển bản sắc văn hóa doanh nghiệp mình.
Khoa học kỹ thuật công nghệ
Ngoài những yếu tố chủ yếu tác động trên, yếu tố như khoa học kỹ thuật công nghệ cũng có tác động không nhỏ đến việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới,
vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và phát triển văn hóa doanh nghiệp nói riêng.