3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài Tập đoàn
• Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập
Quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động rất mạnh đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa của Tập đoàn nói riêng. Tập đoàn Bảo Việt trong tiến trình hội nhập toàn cầu hóa, vẫn luôn cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa, những đặc trưng về đạo đức và lối sống của mình.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế của lịch sử, là tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường... Điều này cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không biết tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế trong điều kiện hiện nay về cơ bản mang tính chất tư bản chủ nghĩa, là sự bành trướng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra toàn thể giới. Không hội nhập kinh tế, đóng cửa là tự sát. Nhưng nếu không biết cách chủ động hội nhập thì cũng sẽ chết trong sự "tha hóa". Qúa trình toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng, tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa doanh nghiệp cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Đất nước ta đã và đang tiến bước mạnh mẽ vào hội nhập kinh tế quốc tế, mà mốc son quan trọng là việc chính thức được kết nạp thành viên WTO vào ngày 7/11/2006. Hội nhập kinh tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cam go trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực còn có sự giao lưu giữa các dòng văn hoá đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc của doanh nghiệp. Nhu cầu của con người cũng chuyển sang chú trọng tới mặt giá trị văn hoá. Văn hoá doanh nghiệp rất
khó hoặc không thể bắt chước được toàn bộ, nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp. Xã hội ta cũng có những hành động nâng cao ý thức phát triển văn hóa doanh nghiệp như tôn vinh văn hoá doanh nhân với việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày càng xuất hiện những khoá đào tạo về văn hoá doanh nghiệp.
Tác động tích cực
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, phương châm được Việt Nam chọn trong cuộc chơi toàn cầu này là “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam”. Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn đầu tư nước ngoài. Khi bước chân vào lãnh thổ Việt Nam triển khai các dự án, thành lập doanh nghiệp, chính họ cũng đã phải xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc thù văn hóa của Việt Nam, hành xử theo văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng, thông qua sự hội nhập trên nhiều khía cạnh, văn hóa của Việt Nam đã và đang thể hiện được sức ảnh hưởng sâu rộng của mình. Quá trình hội nhập và tiếp cận với những nền văn hóa mới được xem như là một liều thuốc thử bản lĩnh văn hóa quốc gia trước sự xâm nhập của những thứ văn hóa mới. Trong bối cảnh khi gia nhập WTO, điều chắc chắn sẽ xuất hiện là những di sản phi vật thể của các nước khác có cơ hội tràn vào Việt Nam. Mặt khác, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã giúp cho các nước trên thế giới xích gần lại nhau một cách nhanh chóng hơn, đó là một cơ hội lớn để văn hóa Việt Nam có thể tiếp cận với văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn, bởi vì qua internet, những rào cản thông tin gần như đã bị xóa bỏ, rất khó để có thể sàng lọc và định hướng. Đến thời điểm này, có thể nói văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói riêng được cho là vẫn giữ được nét riêng của mình, điều đó có được từ việc xây dựng và gìn giữ văn hóa từ nhiều thế hệ trước.
+ Toàn cầu hóa kinh tế đặt ra sự phát triển bền vững, toàn diện, yêu cầu phải đặc biệt chú ý tới môi trường xã hội, đòi hỏi phải xem con người là trung tâm của sự phát triển, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Có thể nói rằng, trong những năm qua, Tập đoàn Bảo Việt đã và đang đặt vấn đề về nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi trong phát triển văn hóa doanh nghiệp. Việc tuyển dụng, đào tạo nhân lực luôn được Bảo Việt quan tâm và hỗ trợ tối đa nhằm đem lại hiệu quả cho công tác nhân sự.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của TĐBV năm 2012
(Nguồn: Phòng nhân sự TĐBV)
Ta có thể thấy, cơ cấu lao động của Tập đoàn Bảo Việt đa số là cơ cấu lao động trẻ và có trình độ đào tạo tri thức khá cao trên bình diện chung hiện nay. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ nhân viên có thể đáp ứng yêu cầu cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay, giúp Tập đoàn bảo Việt có thể phát triển bản sắc văn hóa của mình, nâng cao sức cạnh trên của mình với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Toàn cầu hóa, nhất là kinh tế thị trường đã đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người, trong nhân cách mỗi người. Nhà lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân viên trong công ty chứ không có ý nghĩ là gò bó, bắt ép như thời kì trước, giúp cho sự gắn kết nội bộ ngày càng chặt chẽ, góp phần vào phát triển bản sắc văn hóa riêng của Tập đoàn.
+ Toàn cầu hóa đã có tác động mạnh mẽ đến Tập đoàn Bảo Việt khiến cho Tập đoàn đã quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp. Việc cổ phần hóa và thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt thành công là kết quả của việc thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau cổ phần hóa, Tập đoàn Bảo Việt đã thực hiện đổi mới trên nhiều lĩnh vực như quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, tài chính, công
nghệ thông tin, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo Việt, đồng thời tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh chính nhằm duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của riêng mình. Bảo Việt cũng luôn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc quan tâm hỗ trợ cộng đồng, thông qua các hoạt động an sinh xã hội đối với những người dân tại các tỉnh nghèo trên cả nước, thực hiện sứ mệnh “Bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài cho khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng”.
Thực tế cho thấy, Tập đoàn Bảo Việt đã có những thành công bứt phá sau khi chuyển đổi sở hữu. Báo cáo hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt mới đây cho thấy, so với thời kỳ trước khi cổ phần hóa, tập đoàn đã đạt nhiều kết quả tài chính vượt bậc. Điều quan trọng là trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, sự ổn định, tăng trưởng bền vững của các chỉ tiêu tài chính thuộc các thành viên của tập đoàn luôn được đặt lên hàng đầu, do đó, trong điều kiện thị trường và nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt vẫn giữ được sự ổn định cần thiết, đồng thời luôn đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng của các chủ sở hữu của tập đoàn. Điều này là động lực lớn để nâng cao giá trị văn hóa của Bảo Việt trong mắt của các khách hàng, đối tác.Ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt đã tăng dần trong những năm qua như sau:
Biểu đồ 2.3: Vốn chủ sở hữu của TĐBV năm 2010 - 2012
Trong giai đoạn 2010 – 2012, thực hiện Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên, Tập đoàn đã hai lần thực hiện tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính. Kết quả là vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt đã tăng từ 10698 tỷ đồng lên 12114 tỷ đồng. Việc tăng vốn chủ sở hữu giúp Tập đoàn Bảo Việt có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng của một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm, từ đó có điều kiệnđóng góp trở lại nền kinh tế và bảo đảm lợi ích cho các cổ đông, gia tăng thương hiệu doanh nghiệp và phát triển mạnh mẽ văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình toàn cầu hóa không chỉ mang đến cơ hội mà còn đem lại rất nhiều thách thức lớn. Gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự đảo lộn về giá trị, chuẩn mực đạo đức, văn hóa diễn ra rất phổ biến trong giới trẻ. Tất cả những điều đó cũng là một hệ quả của văn hóa trong hội nhập, và nếu không sớm thay đổi, đó sẽ là một nguy cơ rất lớn đối với văn hóa Việt Nam về lâu dài. Nhiều giá trị văn hóa vốn dĩ xuất phát từ các nước có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị văn hóa gần như chung của các nước khác nhau trên thế giới. Nhiều bản sắc văn hóa dân tộc bị xói mòn, lãng quên và mất dần theo thời gian, lai tạp những phần tiêu cực từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
+ Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhưng điểm xuất phát của các nước không giống nhau, điều kiện không giống nhau, trình độ không giống nhau dễ làm tổn thương suy nghĩ, dễ ngộ nhận… làm phai nhạt lý tưởng, nhạt chính trị, chao đảo, ngả nghiêng trong lý tưởng mục tiêu phải phấn đấu. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa cá nhân của các thành viên trong Tập đoàn, từ đó làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa chung của Bảo Việt.
+ Toàn cầu hóa kinh tế với cuộc chơi không cân sức không chỉ với các quốc gia, dân tộc mà còn với từng người. Ở Việt Nam, quá trình toàn cầu vừa phải lo tránh tụt hậu xa về kinh tế vừa phải lo chệch hướng về chính trị, tha hóa biến chất về nền văn hóa… Sự phân hóa giàu nghèo là tất yếu phải chấp nhận, nhưng sự phân hóa đến mức không lý giải được thì không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn cho mất ổn định kinh tế- chính trị-xã hội mà còn là nguy cơ làm tha biến văn hóa dân tộc ta. Ở nơi nào còn thất nghiệp, còn nghèo khổ, và đời sống không ổn định... thì những tiêu cực về văn hóa và tệ nạn xã hội vẫn luôn hiển hiện.
+ Toàn cầu hóa kinh tế xâm nhập các quốc gia, thì các loại tội phạm cũng mang tính toàn cầu. Các loại tệ nạn và tội phạm khác theo kiểu xã hội đen về tống
tiền, cướp giật, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em... kiểu quốc tế cũng đã xuất hiện trên địa bàn Hà Nội.
Ta có thể thấy rằng, mức thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên nhưng vẫn còn rất nhiều trường hợp bị tha hóa bởi những thói xấu của các nền văn hóa nước ngoài, khiến cho tâm lý thích hưởng thụ luôn thường trực trong một số bộ phận người dân. Từ việc người lớn có tâm lý chỉ thích hưởng thụ thì cuộc sống của trẻ em cũng bị ảnh hưởng tiêu cực theo.
Biểu đồ 2.4: Mức thu nhập của người dân Việt Nam năm 2012
(Nguồn: thông tin từ tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình năm 2013 http://www.gopfp.gov.vn/vi/dan-so-phat-trien)
Theo bảng thu nhập của người dân Việt Nam thống kê năm 2012, ta có thể thấy mức thu nhập vẫn còn rất thấp, tỷ lệ nghèo vẫn còn chiếm đa số, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của thế hệ trẻ em Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến những mầm non của đất nước - nguồn lao động trong tương lai của Việt Nam.
Như vậy, vấn đề toàn cầu hóa kinh tế đang thực sự có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, đạo đức lối sống của xã hội ta. Sự tác động đang diễn ra phức tạp, có sự đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống: sống có lý tưởng lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, ích kỷ, mưu mô, dối trá chạy theo đồng tiền. Đạo đức mới, lối sống mới vừa phải đấu tranh với cái phi đạo đức, vừa phải đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện
mới. Đây là tình huống có vấn đề mà yêu cầu của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở ở nước ta đang đặt ra trong quá trình hội nhập toàn cầu.
• Văn hóa dân tộc
Con người sống trong xã hội không thể tách ra khỏi cộng đồng mình sống cũng như mỗi dân tộc không thể sống biệt lập với thế giới. Lịch sử thế giới đã chứng minh, các quốc gia luôn có sự tiếp xúc, giao lưu với nhau qua các cuộc di cư, chiến tranh, trao đổi kinh tế, học tập, đào tạo, quan hệ hôn nhân, vật phẩm, ngoại giao... Vì thế, bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ được hình thành nên bằng những yếu tố bản thân vốn có mà nó còn có sự tiếp nhận, biến đổi văn hóa nước ngoài sao cho phù hợp, để nâng lên thành cái riêng, độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình.Với những giá trị riêng của nó, bản sắc văn hóa của dân tộc có sức sống bền lâu thông qua giao lưu hội nhập, nền văn hóa nước ngoài cùng tồn tại cùng với văn hóa các dân tộc Việt Nam. Dân tộc không đồng nghĩa với quá khứ nó vẫn không ngừng tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình, nhưng cái bản chất, cái riêng, cái tinh hoa thì không bao giờ thay đổi, luôn được giữ gìn, phát huy, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là gốc rễ để dân tộc Việt Nam hòa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế “hòa nhập mà không hòa tan”.
Ngày nay, toàn cầu hóa đã và đang mở ra cho Tập đoàn những cơ hội mới. Toàn cầu hóa đòi hỏi việc phát triển văn hóa doanh nghiệp phải có những tính toán khôn ngoan và lựa chọn sáng suốt. Các giá trị văn hóa dân tộc được công ty tiếp nhận một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không nên để xảy ra tình trạng tiếp thu một cách thiếu chọn lọc, mà cần dựa trên cơ sở những giá trị cơ bản đó mà sáng tạo ra những gì có thể tạo ra được đặc trưng cho doanh nghiệp mình. Thực trạng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam trong những năm gần đây thể hiện thông qua mặt tích cực cũng như tiêu cực.
Tác động tích cực
Văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập đã tác động tích cực đến khuynh hướng phát triển đa dạng, phong phú trong hoạt động của văn hóa Tập đoàn Bảo Việt. Các chính sách mới, phù hợp giúp văn hóa dân tộc tốt đẹp vốn tiềm ẩn sẽ được bộc lộ phát triển với nhiều hình thức phong phú khác nhau. Nhiều thành phần xã hội cùng tham gia vào quá trình phát triển văn hóa Tập đoàn. Phát triển văn hóa của Tập đoàn Bảo Việt sẽ theo hướng xã hội hóa, phát huy ưu điểm của nền văn hóa dân tộc. Ý thức dân chủ, vai trò cá nhân, sự tự ý thức về bản thân sẽ có điều kiện và cơ hội để
phát triển. Quá trình sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của các thành viên trong Tập đoàn. Kế thừa những nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam, toàn bộ nhân viên trong Tập đoàn luôn luôn đề cao những tiêu chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh như nói không với những suy nghĩ