3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hoá doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu
2.2.2. Các yếu tố bên trong Tập đoàn
• Quan điểm của nhà lãnh đạo về phát triển văn hóa Tập đoàn
Nhà lãnh đạo Tập đoàn là người có ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân của nhà lãnh đạo, từ nhân cách, lối suy nghĩ, cách thức quản lý hoạt động kinh doanh, phong cách làm việc, ứng xử, hệ thống giá trị mà họ đã đúc kết được từ thực tiễn vốn sống cá nhân. Đây chính là nguồn gốc của tính đặc thù trong văn hóa Tập đoàn để phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Khi được hỏi về mức độ thường xuyên của việc tổ chức các buổi tọa đàm để phổ biến bản sắc văn hóa của Tập đoàn đến nhân viên, ta có bảng thống kê câu trả lời như sau:
Bảng 2.1: Mức độ thường xuyên của việc tổ chức các buổi tọa đàm để phổ biến bản sắc văn hóa của Tập đoàn đến nhân viên
Mức độ phổ biến Tỷ lệ (%) Rất hiếm khi 0% Hiếm khi 9.5% Vừa phải 47.2% Thường xuyên 24.3% Rất thường xuyên 19%
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Trên thực tế, trong quá trình hội nhập toàn cầu, thành công lớn nhất của Tập đoàn Bảo Việt là bước chuyển biến về mặt nhận thức. Trong đó, nhà lãnh đạo Tập đoàn có khả năng thay đổi về tư duy tạo khả năng thay đổi, phát triển bản sắc văn hóa và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của Tập đoàn. Điều này đồng thời tạo nên sự thay đổi có tính chất bước ngoặt cho sự phát triển của đội ngũ doanh nhân. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Tập đoàn cũng góp phần tích cực trong việc đóng góp kinh nghiệm, những giá trị văn hóa học hỏi được trong quá trình xử lý các vấn đề chung. Ban lãnh đạo Tập đoàn đã và đang sử dụng các kinh nghiệm này để đạt hiệu quả quản trị cao, tạo nên môi trường văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của Tập đoàn.
Biểu đồ 2.8: Qũy khen thưởng phúc lợi xã hội của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2010-2012
(Nguồn: baoviet.com.vn)
Qua việc thống kê quỹ phúc lợi xã hội của Tập đoàn, ta có thể thấy rằng, các nhà lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt đã ý thức được rằng sứ mệnh của Bảo Việt là bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài của khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng. Chính trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với khách hàng, cổ đông, đối tác và với cộng đồng xã hội đã góp phần tạo nên uy tín và sự tôn trọng dành cho thương hiệu Bảo Việt. Với bề dày về truyền thống, Bảo Việt đã kế thừa các giá trị truyền thống và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình nhằm xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, mang lại giá trị đích thực cho người lao động, khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng, thực hiện thành công sứ mệnh của mình cũng như khẳng định uy tín của một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
• Đội ngũ nhân viên
Văn hóa Tập đoàn Bảo Việt là văn hóa của cộng đồng người trong Tập đoàn, ngoài vai trò chủ chốt của người lãnh đạo thì đội ngũ nhân viên là những người cấu thành, tạo dựng nên bản sắc văn hóa Tập đoàn. Những giá trị, chuẩn mực, quan niệm, quan niệm, truyền thống, tập tục, thói quen, lối sống, phong cách làm việc, ứng xử, giao tiếp của họ được đem đến và góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa Tập đoàn.
Khi người lãnh đạo muốn đưa một giá trị mới nào đó vào trong bản sắc văn hóa Tập đoàn, nếu không được các thành viên thừa nhận một cách tự giác hoặc bị tẩy chay thì sẽ không trở thành giá trị của văn hóa doanh nghiệp. Tập đoàn có văn hóa chỉ khi các thành viên là những người có văn hóa.
Khi được hỏi về đánh giá của nhân viên Tập đoàn Bảo Việt về vai trò phát triển văn hóa doanh nghiệp, ta có bảng thống kê câu trả lời như sau:
Bảng 2.2: Đánh giá của nhân viên Tập đoàn Bảo Việt về vai trò phát triển văn hóa doanh nghiệp
Đánh giá Tỷ lệ
(%)
Không quan trọng 5%
Tương đối quan trọng 55.6%
Quang trọng 22.2%
Rất quan trọng 17.2%
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Thông qua bảng thống kê, ta có thể thấy nhận thức về vai trò phát triển văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên trong Tập đoàn là chưa thực sự đầy đủ, ý thức của nhân viên trong việc góp sứcphát triển văn hóa Tập đoàn mình là chưa cao và điều này gây trở ngại trong việc phát triển bản sắc văn hóa của Tập đoàn.
Trong những năm gần đây, Tập đoàn Bảo Việt đã xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc, hệ thống lương thưởng theo hiệu quả công việc, luôn chú trọng công tác đào tạo, triển khai bản đồ học tập nhằm nâng cao năng lực và trình độ cán bộ một cách có hệ thống, bài bản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Bảo Việt tiếp tục triển khai đánh giá, rà soát và kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy theo hướng quản lý tập trung, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ lao động của TĐBV năm 2012
(Nguồn: Phòng nhân sự TĐBV)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cán bộ được chú trọng đẩy mạnh. Chương trình đào tạo theo bản đồ học tập được tập trung triển khai trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2012 với 24 chương trình và gần 50 khóa đào tạo cho hơn 1.000 lượt cán bộ tại Trụ sở chính Tập đoàn. Các đơn vị thành viên cũng chủ động tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành và kỹ năng làm việc cho hơn 2.000 lượt cán bộ và hơn 10.000 đại lý. Điều này cho thấy, Tập đoàn Bảo Việt đã chú trọng trong việc phát triền toàn diện đội ngũ nhân viên của mình để cùng nhau nỗ lực phát triển bản sắc văn hóa Bảo Việt.
Sơ đồ 2.2: Chính sách lương thưởng của Tập đoàn Bảo Việt
(Nguồn: baoviet.com.vn)
• Lịch sử hình thành và truyền thống của Tập đoàn
Qúa trình lịch sử, cơ chế đã tồn tại trong quá khứ có thể ảnh hưởng tới việc duy trì và phát triển văn hóa Tập đoàn. Muốn phát triểnbản sắc văn hóa hiện đại phải chú ý tới quá trình lịch sử, cơ chế và những giá trị văn hóa cũ, đã tồn tại trong doanh nghiệp. Tập đoàn có lịch sử hình thành và truyền thống văn hoá tốt đẹp, bền vững đã giúp việc phát triển các yếu tố văn hoá có điểm tựa, cơ sở vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển, dựa trên tinh thần kế thừa những tinh hoá văn hoá truyền thống của Tập đoàn.
Tháng 8/1996, Tập đoàn Bảo Việt trở thành doanh nghiệp nhà nước đầu tiên chào bán ra thị trường bảo hiểm Việt Nam các sản phẩm bảo hiểm như Chương trình bảo đảm cho trẻ em đến tuổi trưởng thành, Bảo hiểm nhân thọ 5 năm, 10 năm….Bằng sự xuất hiện của các sản phẩm dịch vụ này, Tập đoàn Bảo Việt cùng lúc kinh doanh ở cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Đây chính điểm đặc thù khiến Tập đoàn Bảo Việt nổi bật hơn các công ty bảo hiểm khác.
Tập đoàn Bảo Việt bắt đầu hình thành ý tưởng tự trang bị cho mình “bản sắc mới” trong quá trình thiết kế các sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đơn giản, dễ nhớ nhất là tên thương mại của các sản phẩm như An
sinh giáo dục, An sinh thành đạt, An sinh hiếu học, An gia phát lộc… phân biệt sản phẩm của Tập đoàn Bảo Việt bắt đầu bằng từ An với các sản phẩm của Prudential bắt đầu bằng từ Phú. Phức tạp, khó thấy hơn là những quyền lợi bảo hiểm được thiết kế trong các điều khoản, biểu phí như hợp đồng duy trì miễn phí nếu người tham gia bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, số tiền bảo hiểm của hợp đồng tăng dần trong thời gian bảo hiểm, phí bảo hiểm thấp…Chính nhờ những đặc điểm sản phẩm khác biệt này đã hấp dẫn hơn một triệu khách hàng tham gia bảo hiểm của Tập đoàn Bảo Việt.
Khi được hỏi về nhận thức của nhân viên về lịch sử hình thànhTập đoàn Bảo Việt, ta có bảng thống kê câu trả lời như sau:
Bảng 2.3: Nhận thức của nhân viên về lịch sử hình thành Tập đoàn Bảo Việt
Ý kiến của nhân viên Tỷ lệ (%)
Hoàn toàn không nhớ 0%
Không nhớ rõ 19.5%
Tương đối nhớ 60.3%
Nhớ rất rõ 20.2%
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Ta có thể thấy rằng, đa số nhân viên trong Tập đoàn đã có khái quát cơ bản về lịch sử hình thành của Bảo Việt. Điều này cho thấy quá trình đào tạo và phổ biến cho nhân viên của Bảo Việt đã khá hiệu quả và đem lại cho nhân viên ý thức về những nét đẹp truyền thống văn hóa của công ty để từ đó có thể duy trì và phát huy những nét đẹp quý báu này.
• Mô hình tổ chức của Tập đoàn
Tập đoàn Bảo Việt đã và đang xây dựng mô hình quản trị từng bước chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, từng bước hoàn thiện mô hình Công ty Mẹ - Công ty con, xây dựng và ban hành hệ thống các quy chế, quy định về quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Công ty Mẹ giữ vai trò là chủ sở hữu và điều phối chung các công ty thành viên trong Tập đoàn, từ đó tạo ra tăng trưởng ổn định bền vững cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống là bảo hiểm. Hiện nay, với 47 năm hoạt động, mạng lưới của Tập đoàn Bảo Việt với 150 chi nhánh tại 63 tỉnh thành, 400 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm phi nhân thọ, 300
phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm nhân thọ và trên 30 chi nhánh, phòng giao dịch cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ…
Sơ đồ 2.3: Mạng lưới hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt
(Nguồn: baoviet.com.vn)
Trên cơ sở Đề án được Bộ Tài chính phê duyệt, Tập đoàn Bảo Việt sẽ tập trung triển khai các dự án thuộc Đề án tái cơ cấu Tập đoàn với mục tiêu kiên trì định hướng trở thành Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, từng bước vươn ra thị
trường khu vực và thế giới. Việc triển khai Đề án tái cơ cấu Tập đoàn sẽ được thực hiện xuyên suốt trong toàn Tập đoàn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bản sắc văn hóa của riêng mình.
• Tình hình tài chính của Tập đoàn Bảo Việt
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt năm 2012
Đơn vị : Tỷ đồng Chi tiêu Hợp nhất Công ty Mẹ Bảo hiểm Bảo Việt Bảo Việt Nhân thọ Quản lý Quỹ Bảo Việt Ngân hàng Bảo Việt Chứng khoán Bảo Việt Đầu tư Bảo Việt Tổng tài sản 46.22 5 12.697 6.808 20.03 5 73 13.283 1.535 328 Vốn chủ sở hữu 12.11 4 11.464 1.919 1.713 51 3.153 1.126 212 Tổng doanh thu 16.00 7 1.393 6.389 7.322 51 1.523 209 167 Lợi nhuận trước thuế 1.862 1.209 451 694 19 121 77 12 Lợi nhuận sau thuế 1.431 1.082 340 526 15 91 77 9
(Nguồn: Phòng kinh doanh TĐBV)
Đến năm 2012, tổng tài sản hợp nhất đạt 46.225 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 11,1% giai đoạn 2009-2012; vốn chủ sở hữu đạt 12.114 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 12,4% giai đoạn 2009-2012. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 16.007 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 14,9% giai đoạn 2009-2012; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.431 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 12,3% giai đoạn 2009-2012. Tổng doanh thu của Công ty Mẹ - Tập đoàn Bảo Việt đạt 1.393 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 14,7%/năm giai đoạn 2009-2012, lợi nhuận sau thuế đạt 1.082 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10,2%/năm giai đoạn 2009-2012. Điều này cho thấy, mặc dù nền kinh tế đang gặp khủng khoảng nhưng Tập đoàn vẫn duy trì và phát triển được thị phần của mình.