b. Nguyên nhân tồn tạ
3.3.2. Chăm sóc, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam
Thể chế của nhà nước phải có khả năng phát huy được các giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời kết hợp được với các giá trị tốt đẹp học hỏi được, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Để làm được điều này cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp để tránh các hành vi tiêu cực như chạy chọt, hối lộ,…Loại bỏ những sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Thể chế đó phải có khả năng phát huy tinh thần dân tộc của các doanh nhân, kết hợp các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, đặc biệt là phải thích hợp với hoàn cảnh kinh tế và xã hội của nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Là một trong số ít quốc gia theo con đường Chủ nghĩa xã hội thì vấn đề hoàn chỉnh hệ thống thể chế thị trường của Việt Nam là phải theo định
hướng XHCN. Hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các đặc điểm của nước ta.Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hoá trong kinh doanh của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hoá doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta. Xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại của đất nước ta.