Quan điểm và định hướng sử dụng đất của tỉnh Nghệ An được thể hiện rất rõ trong các văn bản đó là:
- Kế hoạch số 461/KH-UBND.ĐC ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh về triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các văn bản pháp lý liên quan đến xét duyệt, phê duyệt quy hoạch của ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh;
4.1.1.1. Quan điểm sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để khai thác sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả đất đai cho các mục đích dân sinh kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.
- Sử dụng đất đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện chiến lược an toàn lương thực, xác định vùng đất chuyên lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện nghiêm ngặt quy hoạch mang tính khoa học kỹ thuật, tăng nhanh nguồn nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao độ phì và hệ số sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất lâu bền. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, gắn liền sản xuất với thị trường và hiệu quả kinh tế, phù hợp với hệ sinh thái từng vùng đất. Tập trung khai thác các lợi thế, tiềm năng về đất đai và các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển mạnh các loại cây trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước ngọt để tạo ra khối lượng nông sản lớn cho chế biến và xuất khẩu.
- Phân bổ quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhất là công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Hình thành phát triển các khu công nghiệp
tập trung nhằm sử dụng tốt hiệu quả cơ sở hạ tầng, lao động, tạo ra môi trường thu hút vốn đầu tư. Phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tận dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp và nguồn vốn trong dân. Phát triển công nghiệp đi đôi với việc thúc đẩy hình thành trung tâm dịch vụ và đô thị góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
- Sử dụng đất đáp ứng cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước và các công trình phúc lợi công cộng khác... cũng như diện tích đất ở cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc đầu tư phải được tiến hành đồng bộ gắn liền với việc mở rộng thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp... Ưu tiên xây dựng các công trình sản xuất nhưng cũng không coi nhẹ các công trình phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Quản lý, chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng, tận dụng triệt để tác dụng to lớn tổng hợp nhiều mặt của rừng.
- Hiện nay toàn tỉnh còn 10.800,28 ha đất bằng chưa sử dụng và 262.658,78 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Từ nay đến năm 2020 và xa hơn cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế.
- Khai thác sử dụng đất bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, đảm bảo sử dụng đất ổn định và bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.1.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo
Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng GTGT khu vực nông nghiệp, dự kiến GTSX nông lâm thuỷ sản của tỉnh cần tăng ở mức bình quân 4 - 4,5% trong giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân 3,5- 4% giai đoạn 2016 - 2020.
Trong điều kiện đất nông nghiệp của tỉnh dần thu hẹp lại để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, phát triển đô thị và phát triển hạ tầng. Để bảo đảm đạt được tốc độ gia tăng GTSX trong từng giai đoạn từ nay đến 2020, sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản cần phải nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng vật nuôi, đưa GTSX nông nghiệp/ha đất trên 60 triệu đồng/ha vào năm 2015 và 80 triệu đồng/ha vào năm 2020. GTSX nông nghiệp và thuỷ sản bình quân trên 1 ha đất tăng 6% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 5,5% trong giai đoạn 2016 - 2020.
Trên cơ sở định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong tương lai, đất nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là 1.438.701,00 ha
Đất trồng lúa
- Giảm dần diện tích gieo trồng (DTGT) lúa ở những nơi kém hiệu quả thay thế bằng các cây trồng khác và nuôi thả thuỷ sản có giá trị kinh tế hơn, đồng thời tăng cường đầu tư nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản cho năng suất, chất lượng gạo có phẩm cấp cao, giúp tăng giá trị hàng hoá của lúa gạo.
- Đến năm 2020 và xa hơn, diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh có khoảng 95.770 ha, bao gồm có khoảng 84.000 ha đất chuyên trồng lúa nước; 3.600 ha đất lúa nước còn lại và khoảng 8.100 ha đất lúa nương. Đây là diện tích lúa nước cần được bảo vệ để đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh và quốc gia.
Đất trồng cây lâu năm
Cần quy hoạch vùng cây lâu năm tập trung, chủ yếu trồng trên vùng đất gò đồi tại các huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong,… Chú trọng đổi mới khâu giống để đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất, đầu tư dây chuyền chế biến với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Trong giai đoạn tới chuyển một phần diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, đất rừng trồng có độ dốc thấp và khai thác thêm diện tích đất chưa sử dụng để trồng cây lâu năm. Định hướng đến năm 2020 diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh khoảng 90.600 ha
Đất rừng phòng hộ
Hiện tại, diện tích đất rừng phòng hộ có 302.055,32 ha, chiếm 24,37% đất nông nghiệp và chiếm 18,31% tổng diện tích tự nhiên. Chăm sóc để phát triển rừng nghèo thành rừng giàu; chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu thành rừng kinh tế để góp phần nâng cao hiệu quả ngành lâm nghiệp.
Trong giai đoạn đến năm 2020, cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ của tỉnh, bố trí diện tích đất rừng phòng hộ đến năm 2020 khoảng 392.000 ha.
Đất rừng đặc dụng
Trong giai đoạn quy hoạch cần chăm sóc và bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng hiện có theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học và diện tích rừng được mở rộng đảm bảo đạt các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đất rừng sản xuất
Quản lý bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có; từng bước nâng cao chất lượng phòng và bảo vệ môi trường rừng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Phát triển trồng rừng sản xuất gắn với việc hình thành đồng bộ vùng nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản phi gỗ phục vụ chế biến đồ gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đến năm 2020, diện tích đất rừng sản xuất khoảng 582.000 ha.
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với việc giảm thiểu sự ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Dự kiến GTSX/ha đất nuôi trồng thủy sản tăng lên khoảng 100 - 120 triệu đồng/ha vào năm 2020. Năng suất nuôi trồng cần tăng bình quân khoảng 6- 6,5%. Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn trên 90 CV và đặc biệt là tàu có công suất trên 400CV để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung - Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định đã ký với Trung Quốc; phấn đấu đến năm 2020 có 800 tàu có công suất trên 400 CV; xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão.
Định hướng giai đoạn sau năm 2020 sẽ hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, diện tích đất NTTS sẽ ổn định và phát triển nuôi công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao. Đến năm 2020, diện tích đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản với quy mô khoảng 9.000 ha.
Đất nông nghiệp khác
Mở rộng mô hình kinh tế trang trại và quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung nhằm vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như giảm được các thiệt hại về vật chất khi có dịch bệnh xảy ra. Bố trí quỹ đất xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại đến năm 2020 và xa hơn khoảng 650 ha.
4.1.2 Quan điểm và định hướng của chính quyền thị xã Cửa Lò 4.2.2.1. Quan điểm sử dụng đất của Thị Xã
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của thị xã trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn liền với phát triển xã hội. Do vậy quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.
- Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý nhà nước về đất đai nhằm tránh hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, qui hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành từng địa phương.
- Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người lao động, xoá đói giảm nghèo... hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.
- Sử dụng đất nông lâm nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.
- Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.
4.2.2.2. Định hướng sử dụng đất và phát triển nông nghiệp
Những cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất
- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của thị xã.
- Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả tổng hợp, trong đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đóng vai trò chủ đạo để quyết định phương hướng đầu tư và bố trí cây trồng vật nuôi.
- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở đó bố trí cây con cho phù hợp với từng vùng của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.
- Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phương thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vụ đông theo hướng mở rộng diện tích các cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu, trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa người sản xuất và đơn vị thu mua, chế biến nhằm đảm bảo quyền lợi cho nông dân. Đầu tư hỗ trợ để mở rộng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.
- Khả năng cải tạo hệ thống tưới tiêu của thị xã.
- Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai
Trong hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất được bố trí trên tổng diện tích là 1090,97 ha. Theo dự báo của thị xã Của Lò đến năm 2020 diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm 377.92 ha để chuyển sang xây dựng cơ bản. Vì vậy diện tích đất có khả năng sử dụng đất trong nông nghiệp chỉ còn 712.78 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp còn 538,12 ha.