Theo thống kê đất đai năm 2013 của Thị xã Cửa Lò (2013) cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Thị xã là 2781,43 ha, chiếm diện tích nhỏ nhất so với các huyện khác trong tỉnh.
Trong đó diện tích được chia làm 3 nhóm chính:
+ Đất nông nghiệp với diện tích 1090,97 ha, chiếm 39,22% tổng diện tích tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp:1503,89 ha, chiếm 54,07% tổng diện tích tự nhiên;
+ Đất chưa sử dụng: 186,57 ha, chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên, giảm 11,52 ha so với năm 2008. Cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của Thị xã được thể hiện qua Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất thị xã Cửa Lò năm 2013
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Cửa Lò, 2013)
Trong thời gian qua, diện tích đất tự nhiên của Thị xã có những biến động về các loại đất, cụ thể:
- Đất nông nghiệp giảm 112,95 ha để chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi NN theo định hướng phát triển của Thị xã.
- Đất phi nông nghiệp tăng 124,47 ha. Trong đó, đất ở tăng 19,37 ha, đất chuyên dùng tăng 100,28 ha.
- Đất chưa sử dụng giảm 11,52 ha. Phần diện tích này được khai thác và đưa vào sử dụng cho các mục đích NN và phi nông nghiệp.
Nghiên cứu số liệu thấy, cả diện tích đất nông nghiệp và diện tích tất cả các loại đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm theo thời gian, đất phi nông nghiệp tăng. Điều đó cho thấy thị xã đã chú trọng khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất ở tăng lên về diện tích nhưng cơ cấu lại giảm, đất nghĩa trang và đất sông suối giảm. Sự thay đổi diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp gắn liền với sự thay đổi của dân cư và các ngành kinh tế trong toàn thị xã. Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, đến 2015 sẽ tiếp tục chuyển khoảng hơn 1.500 hecta đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Thực tế đó đặt ra bài toán đối với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong tỉnh và đáp ứng một phần cầu thị trường trong nước. Câu trả lời sẽ ở trong chính kế hoạch và quá trình khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp
hiện có. Tình hình biến động đất đai của TX Cửa Lò trong thời gian qua được trình bày trong Biểu đồ 3.2:
Biểu đồ 3.2: Biến động đất đai năm 2011 đến 2013 của thị xã Cửa Lò
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Cửa Lò, 2013) 3.3.2. Đặc điểm đất nông nghiệp ở Thị xã Cửa Lò
Toàn Thị xã có hai nhóm đất chính và được chia thành 3 đơn vị đất như sau: + Cồn cát trắng: Diện tích cồn cát trắng khoảng 1.324 ha, chiếm 47,08 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Đây là những cồn cát cao 4 - 6 m so với mặt nước biển, có màu xám trắng hoặc xám vàng, được hình thành từ cát do gió và mưa mang đến, tích tụ lâu ngày thành các cồn. Đây là loại đất xấu, khả năng giữ nước rất thấp, nghèo về mùn, đạm lân, kali. Đạm tổng số 0,11 - 0,14 %. Cồn cát phân bố chủ yếu ở các phường ven biển như Nghi Hòa, Nghi Thu, Nghi Hương được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, chắn cát, một số diện tích trồng cây thực phẩm như đậu, đỗ còn lại bỏ hoang.
+ Đất cát biển: Diện tích 1.168 ha, chiếm 41,54% diện tích tự nhiên của Thị xã. Đất có thành phần cơ giới cát pha, hàm lượng sét thấp so với đất cùng loại ở các huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, loại đất này ở thị xã Cửa Lò đã bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc hơn. Mực nước ngầm cao cách mặt đất từ 30 - 50 cm. Đất có phản ứng ít chua (pHkcl 5,35 ở tầng mặt). Mùn ít, đạm, lân, kali dễ tiêu đều ở mức
(ha)
(năm )
nghèo hoặc trung bình. Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất NN của thị xã Cửa Lò, diện tích lớn, thích hợp cho trồng các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như rau cải, ngô, lạc, vừng...
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 21 ha, chiếm 0,75 % diện tích tự nhiên của Thị xã. Phân bố ở các núi cao dốc, nhiều nhất ở các phường vùng bán sơn địa, được hình thành do quá trình rửa trôi, bào mòn mạnh. Hiện tại phần lớn diện tích đã được trồng rừng để phủ xanh, phần còn lại tiếp tục được trồng cây, nâng cao độ che phủ.
Nhìn chung, đất Thị xã đa dạng về chủng loại, chất lượng kém so với nhiều nơi trong tỉnh. Nhưng có một số diện tích thích hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế như lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thị xã Cửa Lò
STT Mục đích sử dụng Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 920,52 100
1.1 Đất trồng cây hàng năm 56,74 61,02
1.1.1 Đất trồng lúa 214,82 23,34
1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 143,48 15,59
1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 71,34 7,75
1.1.1.3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2,84 0,31
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 344,08 37,38
1.2 Đất trồng cây lâu năm 358,78 38,98
1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 68,88 7,49
1.2.2 Đất trồng cây lâu năm khác 289,90 31,49
(Nguồn: Phòng NN&PTNT thị xã Cửa Lò, 2013) 3.3.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn TX Cửa Lò
3.3.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
Theo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Cửa Lò (2013), các loại cây trồng chủ yếu cho năng suất và hiệu quả cao như: Bắp cải, su hào, cà chua hay rau các loại đều cho mức thu nhập từ trên 16 triệu đồng/ha đến trên 25 triệu đồng/ha. Đây là những loại cây trồng chủ yếu cung cấp các sản phẩm cho người dân Thị xã. Trong khi đó, các loại cây trồng như: trồng lúa, đỗ tương, ngô hay lạc đều cho mức thu nhập
khá thấp. Thu nhập bình quân của những hộ dân trồng các loại cây này có mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên địa bàn thị xã Cửa Lò được tính toán và thể hiện trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính
ĐVT: trên 1 ha Loại cây trồng GTSX (1000 đ) CPTG (1000 đ) Lao động (Công) CPLĐ (1000 đ) GTGT (1000 đ) Thu nhập thuần (1000 đ) 1. Lúa 29792 6389 306 18333 23403 5069 2. Đỗ tương 18267 5944 208 10417 12322 1906 3. Ngô 18441 7083 220 11000 11357 357 4. Lạc 22600 8333 215 12900 14267 1367 5. Bắp cải 65333 16875 440 26400 48458 22058 6. Su hào 52014 12750 431 21528 39264 17736 7. Cà chua 70097 16778 472 28333 53319 24986 8. Rau các loại 65917 13389 458 27500 52528 25028 9. Khoai loang 19299 6681 221 11050 12618 1568 10. Dưa hấu 76190 21520 475 28500 54670 26170 11. Dưa chuột 61192 14177 502 30120 47015 16895
(Nguồn: Thu thập số liệu và tính toán của tác giả)
Như vậy, từ Bảng 3.3 có thể thấy cây trồng chính của vùng là lúa, đỗ tương, rau các loại, ngô. Nhóm cây trồng truyền thống như lúa, ngô, lạc cho hiệu quả kinh tế thấp, điển hình như: cây ngô có giá trị gia tăng là 18441 nghìn đồng/ha, cây đỗ tương có giá trị gia tăng là 18267 nghìn đồng/ha. Trong khi đó chi phí trung gian, chi phí lao động cho cây ngô và đỗ tương là lớn, chi phí trung gian và chi phí lao động cho cây ngô lần lượt là 7083 nghìn đồng/ha và 11000 nghìn đồng/ha, cây đỗ tương là 5944 nghìn đồng/ha và 10417 nghìn đồng/ha. Nhóm cây rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cây cà chua có giá trị gia tăng là 53319 nghìn đồng/ha, dưa hấu có giá trị gia tăng là 54670 nghìn đồng/ha, rau các loại là 52528 nghìn đồng/ha mặc dù chi phí trung gian và chi phí lao động lớn.
3.3.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong thời gian nghiên cứu có hạn chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu như sau:
- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất được tính theo số công lao động cần cho 1 ha.
- Giá trị ngày công (GTGT/LĐ)
Giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho người dân. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các loại sử dụng đất được trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Mức đầu tư lao động và giá trị ngày công lao động/ha của các loại cây trồng
ĐVT: 1000đ/ha
Loại cây trồng Lao động
(Công)
GTGT (1000 đ)
Giá trị ngày công GTGT/ Lao động (1000 đ) 1. Lúa 306 23403 76,48 2. Đỗ tương 208 12322 59,24 3. Ngô 220 11357 51,62 4. Lạc 215 14267 66,35 5. Bắp cải 440 48458 110,13 6. Su hào 431 39264 91,09 7. Cà chua 472 53319 112,96 8. Rau các loại 458 52528 114,68 9. Khoai loang 221 12618 57,09 10. Dưa hấu 475 54670 115,09 11. Dưa chuột 502 47015 93,65
(Nguồn: Thu thập số liệu và tính toán của tác giả)
Từ Bảng 3.4 có thể nhận thấy mức độ và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất hiện trạng như sau:
Loại cây trồng có ngày công lao động thấp nhất là trồng lạc với 215 công Và cao nhất là cây dưa chuột với 502 công.
Trong khi đó Giá trị ngày công của trồng rau cao nhất với 114,68 (nghìn đồng/ha). Và thấp nhất là trồng ngô với 51,62 (nghìn đồng/ha)
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thị Xã Cửa Lò – Nghệ An Thị Xã Cửa Lò – Nghệ An
3.4.1. Đặc điểm về mẫu điều tra
Điều tra 150 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, kết quả có 150 câu hỏi được trả lời, đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Trong 150 hộ
gia đình được điều tra, chủ hộ là nữ giới chiếm tỉ lệ 13.3% và tỉ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 86.67%. 13.33 86.67 Nữ Nam
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm giới tính của chủ hộ SXNN trong mẫu điều tra
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
Tuổi của chủ hộ thấp nhất là 27 và lớn nhất là 57. Trung bình tuổi của chủ hộ sản xuất nông nghiệp là 41,54 tuổi. Kết quả điều tra cũng cho thấy, qui mô của hộ gia đình tại khu vực này là khá lớn. Hộ có số người lớn nhất là 7 và thấp nhất là 4 người, trung bình một hộ nông dân tại khu vực có 5 người. Trong mỗi hộ gia đình này, trung bình có từ 2 – 3 lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Một số đặc điểm về nhân khẩu học của hộ được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Một số đặc điểm về nhân khẩu học của hộ gia đình nông dân tại Thị xã Cửa Lò Std. Deviation Chỉ tiêu N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Std. Error Statistic 1. Qui mô hộ 150 4.00 7.00 4.99 0.07 0.87 2. Số người phụ thuộc 150 1.00 4.00 2.30 0.06 0.79 3. Số lao động 150 2.00 4.00 2.69 0.05 0.66
4. Lao động tham gia
sản xuất nông nghiệp 150 2.00 3.00 2.31 0.04 0.47
Trình độ học vấn của những chủ hộ gia đình nông dân tại địa bàn Thị xã có trình độ học vấn không cao. Tỉ lệ chủ hộ học trung cấp chiếm 29,3%, học hết trung học phổ thông là 38.7% và học hết trung học cơ sở chiếm 32%.
48 32 58 38.7 44 29.3 150 100 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp nghề Tổng Số lượng Tỉ lệ (%) `
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm học vấn của chủ hộ gia đình nông dân tại Thị xã Cửa Lò
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
3.4.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ
- Về diện tích trồng lúa
Trong 150 hộ gia đình được điều tra, có 129 hộ gia đình, chiếm 86% tổng số hộ gia đình được điều tra tham gia trồng cả lúa và làm màu, chỉ có 21 hộ (tương đương với 14%) hộ gia đình chỉ tham gia trồng lúa và không có đất để trồng rau màu. Hộ trồng lúa có diện tích lớn nhất là 6000 m2 và nhỏ nhất là 1000 m2, trung bình mỗi hộ trồng lúa có diện tích 2638,7 m2. Trong khi đó, đối với hộ trồng rau màu có diện tích lớn nhất là 2500 m2và nhỏ nhất là 500 m2, trung bình trong 129 hộ trồng rau màu, mỗi hộ có diện tích là 934,9 m2.
Bảng 3.6: Diện tích trồng lúa và trồng màu của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu
ĐVT: m2 Std. Deviation Chỉ tiêu Số hộ Diện tích nhỏ nhất Diện tích lớn nhất Trung Bình Std. Error Statistic 1. Diện tích trồng lúa 150 1000.00 6000.00 2638.67 112.75 1380.88 2. Diện tích trồng hoa màu 129 500 2500.00 934.8837 23.8762 271.1812
- Về chi phí sản xuất
Đối với hoạt động trồng lúa, trung bình một vụ các hộ nông dân phải bỏ ra các khoản chi phí để tổ chức sản xuất, như: chi phí giống, chi phí vật tư, phân bón, chi phí nông dược…Các loại chi phí chủ yếu được trình bày trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7: Đặc điểm chi phí trồng lúa của hộ gia đình trong mẫu điều tra
ĐVT: Nghìn đồng Std. Deviation Chỉ tiêu N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Std. Error Statistic
1.Chi phí thuê lao động 150 0 600 177.2933 11.32932 138.7553 2.Chi phí giống 150 78 412 208.8533 7.891538 96.6512 3. Chi phí nông dược 150 200 900 450.5133 14.21975 174.1557 4. Chi phí phân bón 150 500 2000 1074.88 32.37698 396.5354 5. Chi phí thu hoạch 150 0 250 68.14 3.827991 46.88312 6. Chi chí tiêu thụ 150 0 250 81.08667 3.830268 46.91102 7. Chi phí khác 150 0 300 86.76 5.620342 68.83486 Tổng chi phí 150 820 3940 2147.527 64.51228 790.1108
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
Trong các loại chi phí trên, chi chí cho phân bón và nông dược là chủ yếu, trong khi đó chi phí cho tiêu thụ, chi phí thuê lao động … là khá thấp, thậm chí có những hộ tự làm cho những khâu này.
Bảng 3.8: Cơ cấu chi phí trồng lúa của hộ gia đình trong mẫu điều tra Khoản chi cho sản xuất Giá trị (nghìn đồng) Tỉ lệ (%)
1.Chi phí thuê lao động 26.594 8.26
2. Chi phí giống 31.328 9.73
3. Chi phí nông dược 67.577 20.98
4. Chi phí phân bón 161.232 50.05
5. Chi phí thu hoạch 10.221 3.17
6. Chi phí tiêu thụ 12.163 3.78
7. Chi phí khác 13.014 4.04
Tổng chi phí 322.129 100.00
(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)
Từ Bảng 3.8 có thể thấy rằng chi phí phân bón và nông dược chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất của hoạt động sản xuất từ trồng lúa; các chi phí thu hoạch và tiêu
thụ chỉ chiếm gần 7%. Các chi phí còn lại chỉ chiếm dưới 10% tổng chi phí từ hoạt động trồng lúa.
Đối với các hộ trồng hoa màu bao gồm các loại cây chủ yếu như ngô, khoai và lạc, ngoài chi phí phân bón và nông dược thì chi phí giống được xem lại là khoản chi phí chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất của hộ. Nếu nông dược là khoản chi phí cao nhất, chiếm tỉ lệ 41,41%, chi phí phân bón chiếm tỉ lệ 35,29% thì chi phí giống cho hoạt động trồng hoa màu cũng đã chiếm tới 24,29%. Chi phí thu hoạch và chi phí thuê lao động chiếm một tỉ lệ nhỏ. Một vấn đề dễ thấy từ các hộ trồng hoa màu tại địa bàn là hầu như các hộ đều bán tại vườn cho các thương lái, có ít hộ đem ra chợ bán. Chính vì vậy, chi phí tiêu thụ và chi phí khác là không có.
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí trồng hoa màu của hộ gia đình trong mẫu điều tra