Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình nông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn TX Cửa Lò - Nghệ An (Trang 65)

dân tại địa bàn Thị xã Cửa Lò

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Cửa Lò, nghiên cứu đã xây dựng 2 mô hình đối với hoạt động trồng lúa và trồng hoa màu như đã đề cập trong chương 2.

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được 61,1% sự biến thiên của các biến số nghiên cứu đến hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của các nông hộ tại địa bàn Thị xã Cửa Lò. Trong đó, hầu hết các biến giải thích đều có dấu như mong đợi. Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi qui cổ điển đều được thỏa mãn, như: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi,…

Trong các yếu tố của mô hình, chỉ có một nửa số biến là có ý nghĩa thống kê, số còn lại không có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Các yếu tố làm gia tăng hiệu quả sử dụng đất đối với hộ gia đình bao gồm: giới tính của chủ hộ, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của chủ hộ, trình độ học vấn, chi phí cho sản xuất và có hay không việc tham gia các chương trình tập huấn khuyến nông. Trong khi đó, các yếu tố diện tích đất sản xuất, lao động và những hộ chỉ trồng lúa và không trồng màu đã làm cho hiệu quả sử dụng đất của nông hộ giảm. Kết quả phân tích mô hình được trình bày trong phụ lục 2.

Sau khi loại các biến số không có ý nghĩa thống kê và phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình bao gồm: Diện tích đất trồng lúa, Chi phí sản xuất, số lần tham gia tập huấn khuyến nông và đặc điểm sản xuất của hộ trồng lúa.

Bảng 3.17: Kết quả phân tích mô hình hồi qui Biến phụ thuộc: Lợi

nhuận/diện tích (sào, 1 sào = 500 m2) Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa Hệ số hồi qui chuẩn hóa Thống kê - t Giá trị Sig. Thống kê đa cộng tuyến Biến độc lập B Std.

Error Beta Tolerance VIF

Hệ số xác định 1.532 .152

10.072 .000

Diện tích đất trồng lúa -.558 .101 -.745 -5.501 .000 0.244 4.096 Chi phí sản xuất .525 .114 .591 4.624 .000 0.274 3.648 Tập huấn khuyến nông .261 .042 .444 6.236 .000 0.885 1.130 Hộ trồng lúa -.202 .061 -.249 -3.327 .001 0.797 1.254

R Square .354

Adjusted R Square .336

Thống kê F (Sig.) 19.75 (0.000)

Durbin-Watson 2.011

Trong các yếu tố kể trên, thì yếu tố diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả sử dụng đất của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa rằng, khi logarit diện tích đất trồng lúa tăng lên 1 sào thì logarit của biến lợi nhuận/sào sẽ giảm 0.558 triệu đồng/sào.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, mức độ đầu tư của hộ thông qua chi phí sản xuất, như: giống, phân bón, nông dược... Vì vậy, khi hộ gia đình gia tăng mức độ đầu tư cũng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực. Kết quả phân tích đã chi ra rằng chi phí sản xuất (đầu tư) có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy việc gia tăng chi phí phân bón, chi phí cho các loại thuốc nông dược đảm bảo cho năng suất cây trồng của hộ tăng lên, và vì vậy đã làm cho hiệu quả sử dụng đất cũng gia tăng.

Bảng 3.18. Tỉ trọng các khoản chi phí trong tổng chi phí từ hoạt động trồng lúa của hộ gia đình trong mẫu điều tra

TT

Khoản chi phí Giá trị (nghìn

đồng) Tỉ trọng (%)

1 Chi phí thuê lao động 26594 8.26

2 Chi phí giống 31328 9.73

3 Chi phí nông dược 67577 20.98

4 Chi phí phân bón 161232 50.05

5 Chi phí thu hoạch 10221 3.17

6 Chi phí tiêu thụ 12163 3.78

7 Chi phí khác 13014 4.04

Tổng 322.129 100

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra)

Biến số tập huấn khuyến nông hộ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là, đối với những hộ có tham gia tập huấn khuyến nông, thì lợi nhuận bình quân trên 1 đơn vị diện tích đất trồng (sào) sẽ tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Biến số hộ trồng lúa: biến số này có tác động ngược chiều đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình tại địa bàn thị xã Cửa Lò và có ý nghĩa thống kê ở

mức ý nghĩa 5%. Những hộ chỉ trồng lúa sẽ có tỉ suất lợi nhuận/sào thấp hơn so với những hộ có đất trồng cả lúa và hoa màu. Như vậy có thể thấy, việc có thêm đất đai cho trồng hoa màu sẽ là điều kiện thuận lợi để nông hộ gia tăng được lợi nhuận và từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn TX Cửa Lò - Nghệ An (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)