Tín hiệu thẩm mĩ văn chƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về tín hiệu thẩm mỹ (Trang 40)

VI. Những dự kiến đóng góp

1.4. Tín hiệu thẩm mĩ văn chƣơng

Qua sự trình bày trên đây, có thể thấy rằng văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ. Bước vào thế giới văn chương, tín hiệu ngôn ngữ chuyển thành tín hiệu văn chương (THVC). Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong THTM văn chương(THVC) được thể hiện như sau.

Cái biểu hiện của THVC là tín hiệu ngôn ngữ với hai mặt: CBH là âm thanh ngôn ngữ hoặc chữ viết; CĐBH là ý nghĩa ngôn ngữ. Nhưng do THVC mang tính chất phi vật thể, việc cảm thụ các THVC diễn ra một cách gián tiếp, mang tính ước lệ, cho nên ý nghĩa thẩm mĩ ( YNTM) , hình tượng nghệ thuật chỉ diễn ra trong ý thức của chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, chỉ được cảm thấy chứ không hiện ra bằng chất liệu bản thể. Cũng chính từ tính chất phi vật thể này mà THVC có khả năng khơi gợi ý nghĩa với số lượng phong phú phức tạp;THVC cũng mang đậm sắc thái tinh thần, sắc thái tâm lý, và phụ thuộc vào các nhân tố của ngữ cảnh giao tiếp nghệ thuật. Theo Nguyễn Lai, đó là kết quả của quá trình chuyển mã ngữ nghĩa hết sức phức tạp theo nguyên tắc cộng hưởng có định hướng của nhiều vòng đồng tâm [Tìm hiểu sự chuyển hoá từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng ]

Cái được biểu hiện của THVC : Do tính đa trị của ngôn ngữ nên thông thường , khó có thể nói được rạch ròi những nội dung thông tin ngữ nghĩa, thông tin cảm xúc, giá trị văn hóa, tư tưởng...trong một tín hiệu ngôn ngữ cụ thể, mà thường thường những nội dung này đan lồng vào nhau, hàm chứa trong nhau. Ví dụ:

Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy

Rất tự hào mà xót tận da.

(Tố Hữu )

Khó có thể gọi rõ ràng từng thành phần thông tin, thành phần biểu cảm hay những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử trong một tín hiệu ngôn ngữ, cũng như việc giải mã nó không chỉ đơn thuần là một lớp nghĩa.

Tín hiệu thẩm mĩ là một khái niệm có tính liên ngành, bởi vậy phải xem xét nó dưới nhiều góc độ. Do những điểm chưa tương đồng giữa những quan điểm nghiên cứu mà vấn đề còn phải được tiếp tục tìm hiểu, bởi vậy đề tài của chúng tôi không thể bao quát hết những vấn đề về lí thuyết cũng như không tránh khỏi những bất đồng ý kiến với những người cùng nghiên cứu. Mong muốn của chúng tôi là tìm ra những cơ sở lý luận cho việc nhìn nhận, phẩm bình những THTM trong tác phẩm văn học, và là những yếu tố thuộc cấu trúc hình thức của ngôn ngữ tác phẩm; tức là chúng tôi quan niệm, THTM là yếu tố ngôn ngữ thuộc tác phẩm văn học làm thành hình thức của tác phẩm... Như vậy, nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ chính là việc nghiên cứu ngôn ngữ như là một yếu tố cấu thành tác phẩm, gắn với thể loại và phong cách tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về tín hiệu thẩm mỹ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)