Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về tín hiệu thẩm mỹ (Trang 59 - 65)

2.4. Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân”

2.4.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân”

Như đã nêu, nói đến Biến thể kết hợp là nói đến cùng một tín hiệu nhưng có sự biến đổi ít nhiều về ý nghĩa thẩm mĩ do kết hợp với những tín hiệu khác nhau ở trước và sau nó trong cùng một câu thơ, dòng thơ, hoặc cùng xuất hiện với nó trong những câu thơ, khổ thơ đi trước và sau nó. Trong ngôn ngữ, đây là kết quả của tính hình tuyến; khi trở thành THTM thì từ ngữ cũng biến đổi ít nhiều trong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau. Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau, ý nghĩa của cùng một THTM đã ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Đặc biệt, với tư cách là những BTKH, THTM xuân hay mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đã mang những ý nghĩa biểu trưng độc đáo phản ánh tài năng xuất chúng của ông hoàng thơ ca.

Trong thơ Xuân Diệu, mùa xuân về đã mang lại sức sống cho tự nhiên, cho tạo vật ở trạng thái dâng trào, tràn đầy hương sắc. Và đó cũng là lúc sự sống có biểu hiện thắm tươi và hấp dẫn nhất. Xuân Diệu cảm thấy yêu cuộc sống cuồng nhiệt, muốn thu vào mình tất cả tự nhiên bằng đủ mọi giác quan và hành động - từ lời nói đến ánh mắt và nụ cười... Chính vì thế, nhà thơ càng thêm yêu mùa xuân mãnh liệt, thấy mùa xuân có sức hấp dẫn mình ghê gớm như một tình nhân:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.

(Vội vàng)

Đặc biệt, mùa xuân với tư cách là biến thể kết hợp trong thơ Xuân Diệu còn mang ý nghĩa chỉ tuổi trẻ, cái tuổi tươi đẹp và tràn trề sức sống.

Trước hết, có thể nhận thấy THTM xuân/mùa xuân được Xuân Diệu sử dụng với tư cách BTKH để chỉ những con người trẻ trung nhờ biện pháp nhân cách hoá. Chúng ta nhận ra được ý nghĩa này chính là dựa vào các BTQH có ý nghĩa chỉ tuổi tác.Trong mối quan hệ giữa THHT và các TH BTQH này, mùa xuân luôn xuất hiện với tư cách là biểu tượng của tuổi trẻ. Chúng tôi đã khảo sát và thu thập được các BTQH cùng có ý nghĩa chỉ tuổi trẻ: tuổi xanh, một lứa trẻ, thiếu niên, trăng tròn, thanh tân, má đào, vẻ tơ rằm...

Theo trường liên tưởng như vậy, khi ca ngợi những người lính trẻ ở khắp mọi miền của Tổ Quốc xung phong tình nguyện vào miền Nam tham gia quân giải phóng, Xuân Diệu đã ví họ như “những cánh chim xuân”:

Những cánh chim xuân vỗ khắp nơi Mùa xuân một lứa trẻ băng khôi.

(Anh lính trẻ mới vào quân giải phóng)

Mừng đất nước xây dựng và phát triển được tròn 20 năm, Xuân Diệu rất vui và tự hào cảm thấy đất nước ta như một thanh niên cường tráng tràn đầy sức xuân - – sức của tuổi trẻ:

Hai mươi tuổi trẻ trên đà

Việt Nam dân chủ cộng hòa sức xuân (Cây số 20-T8)

Trong cuộc đời của mỗi người, đẹp nhất là tuổi thanh xuân. Do vậy, Xuân Diệu thích nhất và nói nhiều nhất đến tuổi 19, cái tuổi vừa bước vào thời kì xuân sắc của tuổi trẻ:

19 tuổi mặt trời đang óng ả Ánh sáng ca lanh lảnh tiếng đời ngân

Bông hạnh cười 19 tuổi thanh tân Gỏnh nhẹ nhừm trờn thõn hỡnh măng mọc

Hình ảnh “Mặt trời óng ả”, “19 tuổi thanh tân”, “thân hình măng mọc”

mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những phẩm chất đẹp nhất, viên mãn nhất của tuổi trẻ hiện ra trên từng đường nét khỏe khoắn thanh tú của cơ thể. Chính vì thế, trong một bài thơ của mình, Xuân Diệu đã sử dụng TH mùa xuân với tư cách là BTKH với ý nghĩa theo lối thực vật hóa để biểu thị sự phát triển của sức trẻ đã đến độ viên mãn, tràn đầy:

Mùa xuân chín ửng trên đôi má Thiếu nữ làm duyên đứng mỉm cười

(Nụ cười xuân)

Cho nên cũng có thể nói rằng với Xuân Diệu mùa xuân chính là tuổi trẻ.

Thậm chí có lúc thi sĩ còn cực đoan khi cho rằng chỉ có tuổi trẻ mới có ngày xuân:

Cảm ơn tuổi trẻ bay về lại Cho tôi lại thấy mặt ngày xuân

(Hiểu)

Cuộc đời mỗi con người đã ngắn ngủi, tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi hơn. Xuân Diệu là người hiểu thấu hơn ai hết cái vô giá cũng như giới hạn của tuổi trẻ. Những khát vọng đẹp đẽ nhất của cuộc đời người chỉ có thể đạt được khi còn trẻ mà thôi.

Ông cho rằng: cuộc đời chỉ đáng quí, đáng yêu khi người ta còn trẻ. Một khi tuổi trẻ đã qua, cuộc sống coi như chấm dứt. Ông mường tượng ra tuổi già:

Bệnh hoạn cắn xương như rắn rúc Mắt sáng phai rồi má hóp không

Do đó ông luôn cảm thấy tiếc nuối cái sự sống căng tràn của tuổi xuân thì:

Ôi thanh niên người mang hết xuân thì Hình ngực nở, nụ cười tươi màu tóc láng

Thanh niên hỡi lòng người thơm quá mất.

(Thanh niên)

Trong nhiều câu thơ khác của Xuân Diệu, BTKH của THTM “xuân”/”mùa xuân” lại có ý nghĩa chỉ “năm”, để tính thời gian đã qua đi hay tuổi của con người.

Cách sử dụng TH xuân/mùa xuân ở ý nghĩa này có giá trị thẩm mĩ khác với khi người ta dùng từ “tuổi” là ở chỗ thể hiện thái độ lạc quan yêu đời, thấy mình luôn trẻ mãi không già! Chẳng hạn: xuân 18, 79 mùa xuân…

Khi ca ngợi tinh thần dũng cảm của liệt sĩ trẻ tuổi Nguyễn Thị Non, dù bị tra tấn đánh đập dã man, nhưng vẫn kiên cường bất khuất, không chịu khuất phục trước kẻ thù, Xuân Diệu đã vô cùng xúc động:

Xuân 18, tuổi trẻ nguyện hi sinh Cho trẻ muôn đời dòng nước biếc Tuổi xuân em mới qúa trăng tròn Tay chân gãy hết thù tra tấn

Chẳng chịu lời khai mắng địch đồn.

(Nguyễn Thị Non,liệt sĩ-T9) Hay:

Hây hây 19 xuân hồng

Ước ao hạnh phúc mơ mòng lứa đôi

(Đánh lên đầu giặc Mĩ-T7) Với Bác Hồ cũng như vậy. Người bao giờ cũng luôn lạc quan yêu đời, thậm chớ ngay cả lỳc sắp đi vào cừi vĩnh hằng. Khi ca ngợi Bỏc Hồ trong ngày Người

“vào cuộc trường sinh”, Xuân Diệu đã tránh nỗi đau khi Bác mất, không nói đến tuổi thọ của Người một cách trực tiếp mà dùng từ “mùa xuân” :

Tất cả Bác Hồ từ khi tuổi trẻ đến 79 mùa xuân Bác rất thanh tao, Bác rất nhẹ nhàng

Bao giờ cũng ung dung và quắc thước

(Xem triển lãm “Nhân dân thế giới thương tiếc Bác Hồ”- T10).

Với Xuân Diệu, mùa xuân luôn mang ý nghĩa biểu trưng cho cái đẹp, biểu trưng cho sức mạnh tuổi trẻ. Mùa xuân của đất trời, mùa xuân của con người . Mùa xuân luôn được ví với tuổi trẻ . Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng dùng cặp song hành này: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ . Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”Trong nhiều bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện điều đó:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời quá chật Không cho dài thời trẻ cuả nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

(Vội vàng).

Đặc biệt hơn, và đây là sáng tạo độc đáo về từ ngữ của Xuân Diệu, khi nhà thơ sử dụng BTKH mùa xuân để chỉ mùa thu thành công của Cách mạng tháng Tám. Bởi vì Cách mạng tháng Tám đã mang lại những sự thay đổi mới mẻ cho tất cả mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân Việt Nam, cũng giống như mùa xuân mang lại sức sống mới cho mọi cảnh vật sau sự tàn phá của mùa đông ảm đạm và khắc nghiệt. Do đó, mùa thu cách mạng thành công đó cũng chính là mùa xuân của dân tộc, là thời điểm bắt đầu của một cuộc sống mới ấm no, tự do và hạnh phúc:

Mùa thu tháng tám năm bốn mươi Nhăm Khởi nghĩa đi lên dân chúng rầm rầm Màu đường phố gầm gầm, nghe nong nóng Và từ ấy - trên thời gian to rộng

Thu Việt Nam có nghĩa một mùa xuân (Nhớ mùa tháng tám-T4)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về tín hiệu thẩm mỹ (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)