CHƯƠNG 3: TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRÁI TIM” TRONG THƠ XUÂN DIỆU 3.1.Dẫn nhập
3.4. Biến thể của tín hiệu hằng thể “Trái tim”
3.4.1. Biến thể từ vựng của THHT “Trái tim”
Khi tiến hành khảo sát , thống kê các TH cùng chỉ trái tim, chúng tôi thu được một vài đơn vị từ ngữ đôi khi được Xuân Diệu sử dụng trong thơ như đơn vị đồng nghĩa ngữ cảnh, đồng sở chỉ cùng gọi trái tim với tư cách là biến thể từ vựng của THTM này.Đó là:
- Ngực: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy BTTV này nằm trong quan hệ chỉnh thể- bộ phận với THHT “trái tim”. Ngực (danh từ)-phần thân từ cổ tới bụng,cả tim và phổi, ứng với bộ xương sườn. VD: Lồng ngực, vỗ ngực, tức ngực...
- Lồng ngực là nơi chứa đựng trái tim.
Đôi khi nhà thơ không muốn dùng từ tim hay trái tim mà thay bằng từ
“ngực/ lồng ngực” để chỉ thay thế cho bộ phận cơ thể này của con người. Chẳng hạn, trong thơ Xuân Diệu TH ngực được dùng theo lối hoán dụ để chỉ trái tim biểu trưng cho tình cảm khao khát.Ví dụ:
Ôi đôi chân! Sao mà chúng hay tìm Ôi cái ngực! Sao mi thường đập mạnh.
(Yêu mến)
Hay trong đoạn thơ sau, Ngực cũng được Xuân Diệu sử dụng để thay cho tim biểu trưng cho tình cảm hay nỗi đau đớn, nghẹn ngào phải nén lại không thể bầy tỏ, giải thoát ra nổi khỏi trái tim mình:
Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc Anh chỉ xin về một chút thương Số anh là khổ phận anh là
Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực Đem ái tình dâng kẻ tặng ta
(Muộn màng)
Xuân Diệu vốn là người có tình yêu say đắm, sẵn sàng dâng hiến tất cả cho người mình yêu. Chính vì vậy, thi sĩ không bao giờ thấy thỏa mãn khi yêu, mà luôn cảm thấy người yêu giữ một khoảng cách đối với mình. Cho nên ông luôn giận hờn-đòi hỏi. Khi ở bên người yêu, ông muốn người yêu hãy sát lại gần mình, thật gần để nghe hơi thở, để cho ngực mà cũng chính là trái tim của hai người hoà vào nhau cùng nhịp đập yêu thương:
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng
“ Gần hơn nữa! thế vẫn còn xa lắm!”
( Xa cách)
Hay trong đoạn thơ sau, nhà thơ nói đến trái tim cũng là nói đến ngực – hai đơn vị song hành luôn xuất hiện cùng nhau để thi sĩ bày tỏ những khát vọng
“ngông cuồng”, muốn thâu tóm cả đất trời vào trong lòng mình, ghì chặt lấy để cho thỏa mãn, lấp được khoảng trống cô đơn trong lòng:
Giơ tay muốn ôm cả trái đất
Ghì trước trái tim, ghì trước ngực Cho đầy nước mắt khoảng cô đơn Bao la muôn trời sâu vạn vực
(Bài thơ tuổi nhỏ)
Có lúc thi sĩ quá đau khổ vì tình yêu bạc bẽo, đầy rẫy những dối trá, tình ái giả dối làm trái tim bị tổn thương. Trái tim đó giờ như đóa hồng khô không hương không sắc, trái tim bị phụ bạc giờ đã lạnh lẽo như đống tro tàn. Nhà thơ ôm ngực cũng là ôm lấy trái tim đau đớn của mình:
Hoa ái tình chung phận đóa hồng khô Mà trái tim đã ghê dáng hững hờ Đã chung phận của tro tàn đất lạnh Tôi ôm ngực thử tìm xem biên giới Của tủi sầu. Nhưng, hỡi người yêu hỡi
(Dối trá)
Và tiếng đập của ngực cũng chính là tiếng đập của trái tim nhà thơ khi nói với người yêu dấu :
Mười giây...nửa phút...em nói với anh Ta ở bên nhau, ngực nghe tiếng đập
Như khát khao được uống ngụm nước lành Như lâu nhớ thương trên đường bỗng gặp
(Ở đầu dây nói-Hồn tôi đôi cánh)
Có trường hợp Xuân Diệu hình tượng hoá trái tim của mình như con chim hồng bằng biện pháp tu từ ẩn dụ hoá. Khi đó đã xuất hiện một BTTV mới của TH
“trái tim”:
Em, em ơi, tình non đã già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.
(Giục giã - Gửi hương cho gió)