2.4. Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân”
2.4.1. Biến thể từ vựng của THHT “Xuân”
Như đã nói, trong thơ Xuân Diệu, xuân còn có tên gọi đồng nghĩa gần như hoàn toàn là mùa xuân. Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường được nói tới trong những ngữ cảnh khác nhau với những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Bởi vậy, để góp phần vào sự thể hiện những sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau này, mùa xuân trong thơ Xuân Diệu cũng thường được biểu thị bằng những tín hiệu khác nhau. Điều này có nghĩa là các THTM cùng chỉ mùa xuân trong mỗi lần xuất hiện lại mang những hình thức ngôn ngữ biểu đạt một khác. Đây chính là các BTTV hay là các tên gọi đồng nghĩa của “mùa xuân”. Mỗi tên gọi đồng nghĩa ấy, nói như V.Hum-bôn, “biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về đối tượng”, tr(dẫn theo[Nguyễn Đức Tồn, Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb KHXH, H.,2006. 205]).
Điều đó chứng tỏ những từ ngữ biểu thị mùa xuân trong thơ Xuân Diệu rất phong phú và đa dạng. Để làm được điều này, nhà thơ phải có tài năng vận dụng linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ độc đáo. Chính điều ấy đã lý giải tại sao độc giả lại đã rất yêu thơ xuân của Xuân Diệu, và đồng thời còn bởi mùa xuân trong thơ ông luôn hiện lên sinh động, giàu cảm xúc, toát lên một tâm hồn thi sĩ yêu tha thiết mùa xuân, luôn khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế.
Như kết quả khảo sát đã cho thấy, các tín hiệu thẩm mĩ cùng chỉ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu có tần số xuất hiện và ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những tín hiệu có tần số xuất hiện cao và có giá trị lớn nhất về mặt ý nghĩa thẩm mĩ.
Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi thu được các BTTV trong thơ Xuân Diệu là những đơn vị đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trường nghĩa hoặc đồng sở chỉ chỉ mùa xuân như sau.
Trước hết là BTTV tết. Như có thể dễ dàng nhận thấy, BTTV này, cũng như các BTTV khác được trình bày dưới đây, đều nằm trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận với THHT “ xuân”/ “mùa xuân”.
Tết: là ngày lễ đầu tiên của mùa xuân và cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm, có vui chơi, hội hè theo truyền thống dân tộc. Tên gọi này vốn được biến âm từ từ tiết mà ra. Tiết vốn có ý nghĩa gốc ban đầu hay ý nghĩa từ nguyên là “đốt tre”[Nhữ Thành, Ngữ nghĩa từ Hán Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1977]. Từ ý nghĩa gốc này đã diễn ra sự chuyển nghĩa chỉ các khúc đoạn được phân cắt ra thực sự bằng hành động vật lí hay chỉ bằng thao tác tư duy. Mỗi khúc đoạn ấy được gọi là một tiết. Do đó có tiết học (45 phút), tiết trời (mỗi tiết là 15 ngày)… Tên gọi tiết trời đầu tiên của một năm mới là tết.
Nước ta có nhiều tết khác nhau như: Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên hay Tết Cơm Mới (Rằm tháng Mười), Tết Trung thu, Tết Hàn thực(3/3 âm lịch), Tết Đoan Ngọ(5/5 âm lịch)…
Trong thơ Xuân Diệu, TH Tết được dùng để nói về mùa xuân xuất hiện 7 lần. Chẳng hạn:
“Những Tết tươi lên vạn sắc màu Em nhỉ, mấy xuân đằm thắm lạ Không em Tết có vị gì đâu”
(Chầm chậm đừng quên) Hay:
Lá cây duối chạm đầu đôi mái.
Hương áo em anh vẫn giữ gìn.
Vừa sau Tết xóm thôn trăng giãi Anh hãy còn nhớ mãi như in
(Nhớ mãi như in –T10) TH “giao thừa” được sử dụng 1 lần. Đây là khoảng thời gian chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Theo âm lịch của Việt Nam thì đó là khoảnh khắc từ cuối đêm 30 Tết sang đầu ngày mùng một Tết. Giao thừa là giây phút thiêng liêng để đón chào mùa xuân về. Và bao giờ cũng vậy, cứ vào đêm giao thừa Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam thường ngâm thơ Bác:
Hai tư năm, những trung thu, ngày Tết Trăng sáng Bác nhớ nhi đồng
Những giao thừa, thơ Bác động ngàn phương.
( Muôn thủơ Bác Hồ- T9) TH tháng giêng được xuất hiện 6 lần, là tháng đầu của mùa xuân. ở đây nhà thơ muốn nói tới tháng đầu của năm âm lịch Việt Nam, vì năm âm lịch là thời điểm của mùa xuân, của tết. Vào thời điểm xuân sang bầu trời trong xanh, hoa trái đua nở:
Ngày trong lắm là êm, hoa đẹp quá Nhan sắc ơi cây cỏ chói đầy sao
Tháng giêng cười không e lệ chút nào Bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm
(Mời yêu)
Trong thơ Xuân Diệu, Tháng Giêng còn mang một dấu mốc lịch sử lớn lao mà nhân loại sẽ không thể nào quên được. Đó là ngày vị lãnh tụ kính yêu của nước Nga, của giai cấp vô sản toàn thế giới đã qua đời:
Mạc Tư Khoa tháng giêng hai mươi bốn
Những mái nhà nặng trĩu tuyết mùa đông Trắng xóa cây.Bốn mươi độ dưới không Rét cắt thịt- Lê Nin vừa mới mất
(Mạc Tư Khoa tháng giêng năm 1942 –T8)