Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về tín hiệu thẩm mỹ (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ 1.1.Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ

1.3. Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học

Các yếu tố của hiện thực muốn trở thành THTM trong tác phẩm văn học phải nhờ có ngôn ngữ biểu đạt. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống TH ngôn ngữ cho phép mỗi hình thức ngôn từ có thể phản ánh, biểu đạt được một sự vật, hiện tượng nào đó thuộc hiện thực khách quan cũng như từng hiện tượng thuộc thế giới tinh thần của con người. Nhờ vậy, chủ thể tiếp nhận có thể lĩnh hội được từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ngôn từ và chính nhờ thế mà ngôn từ trở thành chất liệu, thành phương tiện để xõy dựng nờn tỏc phẩm văn chương. Rừ ràng là ngụn

ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó, lại cũng vừa là cái biểu hiện cho THTM, mang những nội dung thuộc THTM (tức ý nghĩa thẩm mĩ). Cùng một dấu hiệu hình thức(thể chất) nhưng mang hai giá trị khác nhau: giá trị TH ngôn ngữ (thuộc hệ thống ngôn ngữ) và giá trị THTM( thuộc hệ thống của tác phẩm văn học). Hai giá trị này có sự tác động và chi phối lẫn nhau, tạo thành đặc tính riêng của ngôn ngữ văn học so với thứ ngôn ngữ thông thường(ngôn ngữ tự nhiên). Có thể nói rằng nói đến ngôn ngữ văn học là nói đến ngôn ngữ trong những phẩm chất thẩm mĩ của nó, nói đến sự vượt chuẩn mực của nó so với ngôn ngữ thông thường.

Có thể đồng tình với quan niệm cho rằng ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ - THTM, mang những đặc tính của THTM, những nội dung của THTM. Chính các từ ngữ xưa nay được gọi là các “nhãn tự”, các “thần cú”, hay các từ ngữ được sử dụng như những yếu tố mang tính ước lệ, tượng trưng, các điển cố văn học, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong lối chơi chữ của văn học… chính là những yếu tố ngôn ngữ - THTM như vậy.

Trong vai trò là CBH của THTM, các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là các biến thể của THTM, là sự cụ thể hoá về mặt hình thức(CBH) của THTM trong tác phẩm văn học. Có thể xét mối quan hệ hằng thể - biến thể của THTM trong tác phẩm văn học theo tương quan giữa một bên là các THTM hằng thể, mang tính chất trừu tượng, bất biến, chung cho nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lần xuất hiện khác nhau, với một bên là các đơn vị ngôn ngữ - CBH của THTM hằng thể đó. Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định.

Chẳng hạn, TH Thuyền ứng với các từ: thuyền, ghe, nốc, độc mộc, mảng…, TH đường ứng với cỏc từ: đường, đàng, lối, nẻo, cung, dặm, ngừ, ngả.Trong khỏ nhiều trường hợp, việc sử dụng một biến thể ngôn ngữ nào đó cũng đem lại giá trị gợi cảm, cụ thể hoá cho THTM ở một nét nghiã thẩm mĩ nào đó. Ví dụ: trong tương quan giữa núinon thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng núi có tính chất trung tính hơn, còn non gợi nên tính chất văn chương, thơ mộng… Có thể nói non là biến

thể(biến thể từ vựng) của THTM hằng thể nỳi. Rừ ràng là sự cụ thể hoỏ về hỡnh thức ngôn ngữ (CBH) đã gắn liền với sự cụ thể hoá về nội dung thẩm mĩ (CĐBH).

Mặt khác, như đã nói trên đây, quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận (chẳng hạn, giữa núi, non với đèo, dốc; giữa thuyền với cánh buồm, mái chèo…), quan hệ giữa các TH trừu tượng với các TH cụ thể, mang những đặc điểm về trạng thái, tính chất, quan hệ cụ thể khác nhau (chẳng hạn, giữa núi nói chung với núi cao, núi hiểm, núi Tản, núi Đọi, núi cao biển rộng, hang sâu núi hiểm, núi với chim, núi với cây, núi với con người v.v…). Trong văn học, mối quan hệ này được bộc lộ qua mối quan hệ giữa một bên là một yếu tố ngôn ngữ biểu đạt hằng thể của THTM (từ núi chẳng hạn) với một bên là những yếu tố ngôn ngữ mang nội dung ngữ nghĩa cụ thể hơn: các từ đồng nghĩa biểu vật, biểu niệm(đèo, dốc), các cụm từ miêu tả - cụ thể hoá(núi cao, núi thẳm…), các kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa TH hằng thể với các TH khác cùng xuất hiện( chẳng hạn, chim bay về tổ, núi cao, biển rộng sông dài). Chính sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản tác phẩm văn học thường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó.

Chính vì vậy, có thể xét biến thể của THTM trong tác phẩm văn học qua:

1. Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một THTM hằng thể trong tác phẩm;

2. Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể nói trên;

3. Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện.

Đây chính là cơ sở lí luận định hướng cho chúng tôi trong việc thu thập, thống kê và phân tích tất cả những tư liệu có liên quan đến nhưng THTM hằng thể mùa xuân trái tim trong các tác phẩm thơ ca của nhà thơ Xuân Diệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về tín hiệu thẩm mỹ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)