năng này
• Nghiên cứu chính sách thu hút ĐTNN nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI
• Đơn giản hóa khâu cho phép các doanh nghiệp trong khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào thị trường nội địa
• Nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo hướng thống nhất với các tiêu chuẩn kiểm toán và kế toán quốc tế, đồng thời từng bước thực hiện hệ thống lưu thông séc/hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt.
• Tạo điều kiện để các doanh nghiệp ĐTNN được tiếp cận thuận lợi thị trường vốn; được vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; các doanh nghiệp ĐTNN sau khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu ở thị trường trong và ngoài nước để thu hút thêm vốn đầu tư.
• Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu. Sớm ban hành các quy định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để đẩy nhanh việc giải ngân vốn vay của các doanh nghiệp ĐTNN; có quy định cụ thể về hoạt động của các quỹ đầu tư tạo điều kiện thuân lợi để các doanh nghiệp ĐTNN có đủ điều kiện được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
• Xây dùng Quy chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp ĐTNN; ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; đồng thời bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
3.2.1.4. Tiếp tục thực hiện chủ trương xử lý linh hoạt các hình thứcđầu tư đầu tư
Mỗi hình thức đầu tư (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) tuy có vị trí, đặc thù riêng, nhưng đều nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch các sản phẩm quan trọng; chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, sự quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ
quan quản lý Nhà nước. Do đó, ngoài các dự án không cấp phép đầu tư, các dự án do yêu cầu an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc dân tộc về văn hóa, thuần phong mỹ tục và những dự án quốc kế dân sinh quan trọng, cần mở rộng danh mục các dự án cho phép nhà ĐTNN được chủ động lựa chọn hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở tiêu chí đó, cho phép các liên doanh trong một số trường hợp được chuyển đổi hình thức sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, như đã quy định tại Luật ĐTNN sửa đổi, bổ sung và Nghị định 24/2000/NĐ- CP và 27/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với các liên doanh hiện nay hoặc trong tương lai gần làm ăn có lãi và có những liên doanh quan trọng cần phải duy trì, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh, cho vay tín dụng để doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh nâng dần tỷ lệ góp vốn, tăng cường cán bộ có năng lực để các doanh nghiệp liên doanh phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh