động sản, Luật Hải quan, Luật cạnh tranh và chống độc quyền…
• Sửa đổi thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN để khuyến khích sử dụng người Việt Nam giữ các vị trí quản lý và chuyên môn chủ chốt. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; hoàn chỉnh hệ thống luật pháp chính sách về thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt
• Hoàn chỉnh các quy định về hợp đồng kinh tế, sở hữu trí tuệ, cải tiến hệ thống tín dụng, bảo lãnh đầu tư… Ban hành các quy định về thanh lý, phá sản đối với các doanh nghiệp ĐTNN.
• Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích và tuyên truyền đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam để sử dụng có hiệu quả nguồn lực, xây dựng cầu nối thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và lao động; tranh thủ ưu đãi của khu vực đầu tư ASEAN.
• Chủ động xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình hội nhập kinh tế.
3.2.1.3. Xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện môi trườngkinh doanh kinh doanh
a) Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư:
Quyết định 53/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là bước đi đầu tiên thực hiện lộ trình tiến tới tạo dựng một mặt bằng thống nhất giá hàng hóa, dịch vụ đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương lần thứ IV
Trong thời gian tới cần tiếp tục điều chỉnh giá điện và giá vé hàng không trong nước để về cơ bản áp dụng một mặt bằng thống nhất mốt số giá, phí cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Kiên quyết không ban hành thêm các loại giá, phí mới với sự phân biệt giữa các doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp trong nước.
b) Ban hành một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút ĐTNN
• Tập trung nghiên cứu các chính sách về đất đai, bất động sản để khơi thông dòng vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh bất động sản, xây nhà