Kết luận về thực trạng FDI vào lĩnh vực quảng cáo thời gian qua

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 40)

Sau hơn chục năm (kể từ năm 1995) các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở nước ta được triển khai, các dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ quảng cáo ở nước ta và đem lại những thành tưu đáng khích lệ cũng như những hạn chế nhất định.

2.3.1. Những thành tựu cơ bản.

Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ cho ngành quảng cáo Việt Nam, điều đó được thể hiện dưới các măt sau:

• Về chất lượng quảng cáo: Các Ên phẩm quảng cáo của các dự án đầu tư này có chất lượng cao, hấp dẫn và được xã hội chấp nhận. Không dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng, nhiều Ên phẩm quảng cáo đã trở thành biểu tượng hoặc đưa ra thông điệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Đặc biệt, các Ên phẩm quảng cáo đã dần kết hợp được công nghệ, kỹ thuật hiện đại với những nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam.

• Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Việc tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo nước ngoài có trình độ và kinh nghiệm đã thúc đẩy sự phát triển của môi trường cạnh tranh trong nước. Trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp quảng cáo trong nước đã tăng mạnh mẽ, chất lượng quảng cáo cũng tăng theo. Quan trọng hơn, các nhà quảng cáo trong và ngoài nước đã xây dựng mối quan hệ, hợp tác gắn bó. Đây cũng là một thực tế tất yếu, vì các nhà quảng cáo nước ngoài không thể phát triển nếu không hiểu va hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, ngược lại các doanh nghiệp trong nước sẽ khó tiếp thu được công nghệ hiện đại nếu không hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

• Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu: Các Ên phẩm quảng cáo có chất lượng cao đã giúp các nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng; đồng thời, người tiêu dùng cũng có đầy đủ thông tin hơn khi lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhà quảng cáo nước ngoài đã thông qua mạng lưới toàn cầu của mình giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đến với thị trường khu vực và thế giới. Điều này góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong những năm qua.

• Góp phần nâng cao trình độ của các nhân viên Việt Nam: Từ trước đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một trường nào đào tạo nghề quảng cáo một cách chuyên nghiệp (từ năm 1999 khoa Marketing trường Đại học Kinh tế quốc dân đã mở lớp quản trị quảng cáo hệ đại học chính quy, tuy nhiên các kiến thức đào tạo còn rất khiêm tốn, mới chỉ được coi là bước đầu sơ khai), do vậy trong số hơn 50000 người làm trong lĩnh vực này thì con số chuyên nghiệp là rất Ýt, còn đa phần là thiếu kiên thức chuyên môn và kinh nghiệm. Do vậy, khi các nhà đầu tư quảng cáo nước ngoài vào Việt Nam, sẽ tạo cơ hội và điều kiện hết sức to lớn để các nhân viên quảng cáo của Việt Nam có thể học hỏi chuyên môn và kinh nghiệm thông qua việc tự học hỏi cũng như quy trình đào tạo nhân viên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 40)