Các kỹ thuật phân tập

Một phần của tài liệu Mã khối không thời gian trong hệ thông tin băng rộng (Trang 25)

2. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Các kỹ thuật phân tập

Có thể thực hiện phân tập theo nhiều cách: thời gian, tần số, không gian, tạo chùm và phân cực. Để đạt đƣợc hiệu quả của phân tập, việc tổ hợp phải thực hiện ở phía thu. Các bộ tổ hợp phải đƣợc thiết kế sao cho sau khi đã hiệu chỉnh trễ và pha cho các đƣờng truyền khác nhau, các mức tín hiệu phải đƣợc cộng theo vectơ còn tạp cộng ngẫu nhiên. Nhƣ vậy khi lấy trung bình tỷ số SNR đầu ra sẽ lớn hơn đầu vào ở một máy thu.

Phân tập thời gian:

Nếu cùng một tín hiệu đƣợc phát đi tại các khe thời gian khác nhau, thì các tín hiệu thu đƣợc sẽ là các tín hiệu không tƣơng quan. Do đó phân tập theo thời gian truyền lặp lại thông tin sau khoảng thời gian lớn hơn thời gian kết hợp của kênh sao cho sự lặp lại nhiều lần của tín hiệu có thể thu đƣợc trong các điều kiện pha đinh độc lập. Phân tập thời gian đạt đƣợc bằng cách kết hợp với mã hóa kênh, đan xen và phát lặp.

Phân tập tần số:

Phân tập tần số truyền một tín hiệu trên nhiều tần số sóng mang khác nhau. Cơ sở của kỹ thuật này là các tần số sóng mang đƣợc chia ra từ dải thông kết hợp của kênh sẽ bị ảnh hƣởng của pha đinh khác nhau. Theo lý thuyết, nếu các kênh này là không tƣơng quan, xác suất của pha đinh tức thời độc lập, và ta có thể chọn đƣợc kênh ít bị pha đinh. Phân tập tần số thƣờng đƣợc sử dụng trong các đƣờng truyền sóng ngắn có tầm nhìn thẳng trong đó việc tạo kênh theo kiểu ghép kênh phân chia theo tần số (FDM). Kỹ thuật này có nhƣợc điểm là phải có độ rộng băng tần dƣ và máy thu có số kênh bằng số kênh dùng trong phân tập tần số.

Phân tập không gian:

Phân tập không gian, còn gọi là phân tập anten là một trong các loại phân tập phổ biến dùng trong hệ thống không dây. Các hệ thống vô tuyến tổ ong truyền thống gồm một anten trạm gốc nâng cao và một anten di động gần mặt đất. Nếu chỉ có duy nhất một đƣờng truyền giữa trạm thu và phát sẽ dễ gây đến sự mất mát thông tin và suy giảm tín hiệu do các vật tán xạ gây ra hiện tƣợng fading. Do đó, nên thu đƣợc nhiều tín hiệu từ các đƣờng truyền khác nhau sao

di động, có các hình bao phủ chủ yếu không tƣơng quan khi các anten cách nhau một nửa bƣớc sóng hoặc lớn hơn. Khái niệm về phân tập không gian thƣờng đƣợc sử dụng trong thiết kế trạm gốc. Tại mỗi ô tổ ong, anten thu trạm gốc nhiều nhánh đƣợc dùng để thu phân tập. Tuy nhiên vì các vật tán xạ quan trọng thƣờng trên mặt đất gần vật di động nên anten trạm gốc phải đƣợc đặt khá xa nhau để không tƣơng quan. Việc đặt cách nhau cỡ vài chục bƣớc sóng là cần thiết tại trạm gốc. Về nguyên tắc, phân tập không gian có thể đƣợc dùng tại thiết bị di động hoặc tại trạm gốc hoặc cả hai.

Một phần của tài liệu Mã khối không thời gian trong hệ thông tin băng rộng (Trang 25)