Các tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ (Trang 52)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN CỦA ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2001-

3.1.2.2. Các tài nguyên nhân văn

Đà Nẵng là nơi tồn tại ba nền văn hóa kế tiếp nhau trong lịch sử. Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa, văn hóa người Việt. Do đặc điểm vị trí đặc biệt, trong quá khứ và hiện tại địa phương luôn diễn ra sự giao lưu văn hóa với nhiều nền văn hóa sớm như Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Châu Âu. Nơi đây cũng là mảnh đất gắn liền với những biến động lớn của Việt Nam và thế giới. Do những điều kiện trên, vùng đất này chứa đựng rất nhiều tài nguyên nhân văn quý báu phục vụ cho mục đích phát triển du lịch văn hóa.

a. Các Di Sản Văn Hóa Vật Chất

Di sản văn hóa vật chất thu hút khách nhiều nhất hiện nay đó là đô thị cổ Hội An. Đô thị cổ Hội An: Cách Đà Nẵng 30km về hướng Đông Nam gồm các khu phố cổ định hình và phát triên từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Hội An nổi tiếng là một đô thị thương mại cổ nhất Đông Nam Á, từng có thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử mà đỉnh cao ở thế ký XVI, XVII. Tại đây, đang lưu giữ tương đối nguyên vẹn cả một quần thể di tích phong phú, đa dạng gồm phố xá, bến cảng, kiến trúc dân dụng, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian…Hội An không chỉ có giá trị hấp dẫn cao đối với đối tượng khách du lịch văn hóa mà còn thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ đến để du khảo. Các di sản kiến trúc nhà cửa, hội quán chùa chiền đều toát lên vẻ nghiêm túc mẫu mực.

Thánh địa Mỹ Sơn: Cách Đà Nẵng 65km về hướng Tây Nam, Thánh địa Mỹ Sơn gắn liền với sự phát triển và suy vong của nền văn hóa Champa. Đây là quần thể kiến trúc Champa nằm gọn trong thung lũng hẹp, bốn bề đều có núi bao bọc. Nó ra đời vào cuối thế kỷ thứ V và phát triển liên tục gần 9 thế kỷ. Mỹ Sơn có khoảng 70 tòa thành, lâu đài, đền tháp nhưng do hậu quả của cheiens tranh và sự tàn phá của thiên nhiên, đến nay chỉ còn khoảng 20 tháp có thể nhận dạng được. Mỹ Sơn là khu vực duy nhất đương thời là đỉnh cao của nghệ thuật Champa.

Phật Viện Đồng Dương: Nằm ở vị trí cách Đà Nẵng 60km về hướng Nam, thuộc huyện Thăng Bình. Đây là di tích Phật Giáo của người Chăm, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX, phản ánh thời kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Phật Giáo đến văn hóa và tôn giáo Champa. Tuy nhiên, những vết tích để lại không nhiều, có giá trị phục vụ khách du lịch đi nghiên cứu, khảo cổ.

Tháp Khương Mỹ, Tháp Chiên Đàn: là những tháp đơn lẻ của người Chăm. Tháp Khương Mỹ là di tích nhà kho xưa của người Chăm. Tháp Chiên Đàn là tháp thờ, có giá trị văn hóa đơn lẻ. Những tháp này chủ yếu phục vụ đối tượng khách du lịch nội địa.

Kinh đô Trà Kiệu: Cách Đà Nẵng khoảng 35km về hướng Tây Nam. Đây là kinh đô cổ xưa của người Chăm và được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX. Vết còn lại ngày nay là khu vực Chân Thành, giúp cho chúng ta hình dung được quy mô thành quách được xây dựng.

b. Các di tích lịch sử

Tượng đài Chiến Thắng Núi Thành: Cách Đà Nẵng 100km về phía Nam thuộc huyện Núi Thành. Đây là một tượng đài mới được xây dựng với các di tích

lịch sử, các tài liệu thuyết minh, có thể thu hút khách du lịch với mục đích viếng thăm, tưởng niệm.

Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Quân Khu V: Nằm trong thành phố Đà Nẵng trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Nó được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, lưu giữ nhiều di tích di vật liên quan đến cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Quảng Nam, Đà Nẵng và về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Các điểm Du lịch Chiến trường xưa: Bao gồm nhiều di tích lịch sử, các điểm ghi dấu những chiến công vẻ vang của quân và dân Đà Nẵng. Các điểm có khả năng thu hút mạnh mẽ du khách đó là đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Kỳ Anh, Núi Thành, Cẩm Dơi…

c. Các Di sản Văn hóa

Các truyền thống và tập quán dân gian:

Các dân tộc thiểu số ở Đà Nẵng là các cư dân ngữ hệ Môn – Khowme. Mỗi dân tộc khác nhau mang một bản sắc phong tục tập quan khác nhau. Những phong tục tập quán này phản ánh được một lối sống, một nền văn hóa độc đáo, tạo cho du khách một sự cảm hứng, một khao khát tìm hiểu những điều mới lạ của cuộc sống từng dân tộc.

Các ngành nghề thủ công truyền thống: Đà Nẵng có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như mộc Kim Đồng, gốm Thanh Hà, nghề dâu tằm tơ Duy Trinh, nghề khắc đá Non Nước… Tài nguyên này thu hút mạnh mẽ du khách với mục đích thăm quan, nghiên cứu các tác phẩm thủ công tuyệt hảo do các nghệ nhân tạo nên.

Nhà hát tuồng Nguyễn Hữu Dĩnh: Tuồng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của địa phương. Trong vở tuồng chỉ có kèn và trống nhưng đã làm sống động các tình huống của vở diễn. Vấn đề đặt ra là cần phải tôn tạo, phát huy dòng tuồng nơi đây, xây dựng nhà hát, tài trợ xây dựng các vở kịch truyền thống để bổ sung cho dịch vụ vui chơi giải trí trong các chuyến du lịch của du khách.

Các lễ hội: Đây là nguồn tài nguyên du lịch quý giá, có giái trị thu hút khách do sự mới lạ về nghi thức và nội dung của các lễ hội, sự tinh tế trong nghệ thuật dân

gian. Các nghệt thuật dân gian truyền thống như hát Bá Trạo, hát Hò khoan, hát Chèo đò, hát trong các hội đua thuyền… Ngày nay, những lễ hội này cũng bị mai một đi nhiều và chưa được khai thác để phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w