Góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ (Trang 88)

14 Xây dựng tuyến đường vào

3.4.2.2. Góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

Để tính toán được hiêu quả của lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đến lĩnh vực lao động như tạo thêm công ăn việc lầm quả thực là rất khó khăn. Bởi việc phân tách đâu là tác động của lĩnh vực nói trên, đâu là tác động từ những lĩnh vực khác và cả những chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, có thể thấy được khi các dự án đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vào Đà Nẵng, trước hết sẽ tạo thêm việc làm và thu nhập cho những người trực tiếp tham gia thi công xây dựng các dự án, kế đến khi dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động, sẽ

tạo thêm công ăn việc làm cho ngành du lịch như: hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nhân viên tại các khu mua sắm, vui chơi giải trí... Ngoài ra còn có những tác động như sẽ có thêm những cửa hàng, quán xá, vận chuyển hành khác, và rất nhiều những dịch vụ bổ sung tạo thêm một lượng việc làm và thu nhập không nhỏ cho người dân. Những tác động này, để thống kê được không đơn giản.

Tuy nhiên, một số những thống kê dưới đây có thể cho ta thây phần nào những tác động kể trên. Đó là tình hình lao động trực tiếp tham gia kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng:

Bảng 3.7: Lao động trong ngành khách sạn tại Đà Nẵng 2004-2006

Chỉ tiêu Đvt Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Tổng lao động Lđ 2.986 3.102 3.225 Lao động nam Lđ 1.405 47.05% 1.396 45% 1.396 43.29% Lao động nữ Lđ 1.581 52.95% 1.706 55% 1.829 56.71% Độ tuổi 25t – 40t Lđ 2.051 68.68% 2.132 68.72% 2.224 68.97% Lđộng quản lý Lđ 1.008 34% 1.025 33% 1.044 32% Lễ tân Lđ 244 8% 265 9% 280 9% Buồng Lđ 307 10% 314 10% 324 10% Bàn Lđ 345 12% 353 11% 366 11% Bếp Lđ 168 6% 183 6% 201 6% Lữ hành-Hdviên Lđ 391 13% 425 14% 435 13% Lái xe Lđ 259 9% 265 9% 286 9% Bảo vệ sảnh Lđ 110 4% 115 4% 124 4% Bảo trì Lđ 88 3% 90 3% 95 3% Dvụ bổ sung Lđ 66 2% 67 2% 70 2%

Nguồn: Số liệu điều tra của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

Nhìn vào bảng trên có thể thấy lượng lao động trong ngành du lịch tài Đà Nẵng không ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng lao động tăng khá đồng đều từ nhân viên lễ tân, buồng, bàn , bảo vệ đến quản lý. Ngoài ra còn phải kể đến lượng lao động trong nhóm các dịch vụ bổ sung.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w