ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TẠI ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM
4.2.5.2. Xây dựng nếp sống thân thiện, văn minh tạo ấn tượng tốt với du khách
Đây là một trong những điểm có tác động gián tiếp đến việc thu hút khách du lịch và khách du lịch quay trở lại trong những lần sau. Văn hóa du lịch là một yếu tố quan trọng, như bản thân Indonexia với thiên đường nghỉ dưỡng Bali cũng đang hết sức nhức nhối với vấn nạn này. Đó là việc bán hàng phân biệt khách du lịch và người bản địa với giá cả khác nhau, thậm chí chênh lệch rất lớn. Để xây dựng được một nền văn hóa du lịch văn minh và thân thiện đòi hỏi chính quyền cần giáo dục ý thức người dân từ nhà trường, các tổ dân phố…
Dưới đây là một số sáng kiến nhằm hỗ trợ và xây dựng môi trường du lịch văn mình, lịch sự, thân thiện tại Đà Nẵng:
- Cần xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá, cổ động trực quan giúp tăng cường nhận thức của người dân đối với du khách;
- Xoá bỏ những “tác nhân gây mất điểm” cho du lịch Đà Nẵng. Xác định cụ thể các đối tượng chuyên nghiệp “gây bu bám”, xóa bỏ các hiện tượng chèo kéo, đeo bám, vòi vĩnh, ăn xin, bán hàng rong,… gây phiền hà cho du khách. - Vận động, tạo thói quen cho các nhà hàng, cửa hàng cho phép du khách bộ hành được sử dụng nhà vệ sinh, coi đó như hoạt động thiết thực góp phần tạo hình ảnh thân thiện đối với du khách quốc tế.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần xây dựng những chính sách ưu đãi cho khách du lịch. Ví dụ, cấp miễn phí bản đồ cho du khách và xa hơn, nghiên cứu cấp thẻ ưu đãi giảm giá, khuyến mãi để tạo điều kiện cho du khách có thể được hưởng các dịch vụ tốt nhất tại các điểm đến (danh thắng, nhà hàng, khách sạn, spa, đơn vị tổ chức hội họp,…).
KẾT LUẬN
Các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển với những khu resort sang trọng, sân golf tuyệt đẹp, khu vui chơi giải trí hiện đại... đã thực sự làm thay đổi bộ mặt du lịch Đà Nẵng trong vòng vài năm trở lại đây. Những đóng góp khác như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân...là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, song hành với những thành tựu đó còn nhiều bất cập đặt ra: quy hoạch thiếu đồng bộ, phá vỡ cân bằng sinh thái, thiếu những sản phẩm đặc trưng...
Trong thời gian tới, để các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thực sự phát huy tác dụng đưa du lịch Đà Nẵng cất cánh đòi hỏi chính quyền Đà Nẵng cần phải xây dựng một quy hoạch phù hợp, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đặc trưng, độc đáo. Bên cạnh đó, cần thu hút có chọn lọc những chủ đầu tư thực sự có năng lực và tầm nhìn chiến lược. Làm được những điều đó, cùng với tiềm năng sẵn có, Đà Nẵng hoàn toàn có thể phát triển và trở thành một “Thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam.