14 Xây dựng tuyến đường vào
3.4.2.1. Thúc đẩy du lịch phát triển
Để đánh giá một cách tương đối hoạt động này, ta có thể xem xét đến những tác động gián tiếp của nó đến sự thay đổi của hoạt động du lịch – dịch vụ Đà Nẵng trong vòng 5 năm trở lại đây. Lựa chọn giai đoạn 5 năm để xem xét bởi tuy đầu tư bất động sản du lịch đã xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây nhưng thực sự phát triển mạnh, rõ nét và có những công trình đi vào hoạt động chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2005-2010.
* Về lượng khách quốc tế và nội địa
Trước hết, ta xem xét sự biến động của lượng khách quốc tế từ năm 2005 đến 2010 qua bảng sau:
Bảng 3.4: Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010
Nguồn: Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng số 5(40).2010
Khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2005-2010 gia tăng rõ rệt qua các năm, bình quân mỗi năm lượng khách quốc tế tăng thêm 10,8% và lượng khách nội địa tăng thêm 26,5%. Có thể thấy lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh và mạnh hơn so với khách du lịch quốc tế. Điều này một phần được lý giải bởi mức sống dân cư trong nước ngày càng tăng, vẻ đẹp của Đà Nẵng cùng nhiều dịch vụ tiện nghi ngày càng thu hút người dân. Một điều nữa phải kể đến là cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra trong các năm từ năm 2008 đến 2010 những không làm suy giảm lượng khách du lịch đến đây.
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng TB Khách quốc tế 227,826 258,000 299,593 353,696 300,000 380,000 10.80% Ngày lưu trú bình quân 1.4 1.45 1.45 1.5 1.55 1.6 Khách nội địa 431,630 516,000 727,427 915,448 900,000 1,400,000 26.50% Ngày lưu trú bình quân 1.5 1.6 1.6 1.6 1.7 1.8
Phân tích thêm có thể thấy số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch cũng tăng dần đều qua các năm. Số ngày lưu trú tăng lên cho thấy thời gian du khách nghỉ lại tại Đà Nẵng tăng lên, do số lượng cơ sở lưu trú tăng, các dịch vụ phục vụ nghỉ dưỡng gia tăng (loại hình mà khách thường có thời gian lưu trú dài hơn so với các loại hình khác). Tuy nhiên với 1,8 ngày lưu trú vẫn là thấp so với một kỳ nghỉ dưỡng, điều này cho thấy du lịch tại Đà Nẵng vẫn chưa có sức thu hút và “níu giữ chân” du khách.
* Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch Cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo năm:
Bảng 3.5: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: cơ sở, buồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng TB
Cơ sở 91 105 137 138 161 181 14.70%
Buồng 3140 3247 4134 4268 4879 6089 14.20%
Nguồn: Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng số 5(40).2010
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo phân hạng sao
Bảng 3.6: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại Đà Nẵng phân theo hạng sao giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: buồng
Năm 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao
Cơ sở 12 14 13 2 4
Buồng 308 783 766 296 838
Nguồn: Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng số 5(40).2010
Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên có đóng góp không nhỏ từ các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý là hệ thống khách sạn cao cấp. Với việc đi vào hoạt động của các dự án như khách sạn 3 sao của Công ty TNHH TM và DV Minh Toàn, tổ hợp du lịch quốc tế 5 sao Sơn Trà Resort and Spa, … đã nâng tổng số phòng nghỉ tăng mạnh đặc biệt là vào khoảng thời gian từ cuối năm 2009 sang đến năm 2010.
Xem xét hai biểu đồ dưới đây cho ta thấy sự thay đổi của số lượng khách sạn hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ 1997-2009. Trong giai đoạn 1997-2001,
số lượng khách sạn tương đối ít biến động với tốc độ tăng bình quân năm là 2%, số lượng khách sạn bình quân mỗi năm là 61 khách sạn trong đó có 24 khách sạn thuộc loại có sao. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng bình quân của số lượng khách sạn hầu như không thay đổi, tuy nhiên, số khách sạn có sao bình quân năm lại tăng lên đến 32. Có thể nói, thị trường kinh doanh khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có qui mô mở rộng trong giai đoạn 2005-2009. Năm 2005, Đà Nẵng có 69 khách sạn trong đó có 32 khách sạn có sao, đến năm 2009 những con số này tương ứng là 100 và 37 với tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 9,71%. Đây cũng là thời điểm Đà Nẵng nhận được nguồn cung phòng nghỉ cho du khách khá lớn gồm các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp. Hoạt động kinh doanh của các khách sạn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong suốt thời kỳ 1997-2004 với công suất sử dụng phòng bình quân là 59%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2005- 2009, hoạt động kinh doanh khách sạn đạt mức tăng trưởng đáng kể với công suất sử dụng phòng bình quân tăng cao từ 76% - 83%. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng, các khách sạn ven biển và khách sạn 3-5 sao có công suất sử dụng phòng vào mùa hè có thể lên đến 90-100%.
Hình 3.8: Tình hình cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010
Hình 3.9: Số lượng khách sạn tại Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Đà Nẵng
Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên có đóng góp không nhỏ từ các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý là hệ thống khách sạn cao cấp. Với việc đi vào hoạt động của các dự án như khách sạn 3 sao của Công ty TNHH TM và DV Minh Toàn, tổ hợp du lịch quốc tế 5 sao Sơn Trà Resort and Spa, … đã nâng tổng số phòng nghỉ tăng mạnh đặc biệt là vào khoảng thời gian từ cuối năm 2009 sang đến năm 2010. Sự gia tăng về số lượng cơ sở lưu trú đóng góprất lớn cho việc giải quyết nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch.