Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ (Trang 47)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN CỦA ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2001-

3.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

a. Biển

Trong dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, Đà Nẵng là một trong những địa phương rất có thế mạnh về biển với những bãi biển đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An…., từng được tạp chí Fobes của Mỹ xếp hạng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Nơi đây có cảnh quan đẹp, cát trắng mịn, khí hậu trong lành, mát mẻ. Và hầu như chưa bị ô nhiểm.

Bãi tắm Mỹ Khê và Bắc Mỹ An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 3km. Các bãi tắm này có bờ cát dài trắng mịn thu hút nhiều khách du lịch cả khách quốc tế lẫn khách nội địa.

Biển Non Nước cách Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam. Đây là bãi biển lý tưởng hiếm có với độ ẩm cao, cát trắng mịn, nước trong, sóng vừa phải đạt tiêu chuẩn để tổ chức lướt sóng quốc tế.

Tài nguyên du lịch biển của Đà Nẵng cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ biển trong hiện tại cũng như tương lai tắm biển, tắm nắng,nghỉ dưỡng, câu cá, du thuyền, lướt sóng… những loại hình du lịch này gắn với khách du lịch có khả năng thanh toán cao.

b. Núi đồi

Du lịch nghỉ dưỡng biển tập trung khai thác những lợi thế mà biển mang lại. Tuy nhiên du lịch đặc biệt những hình thức du lịch gắn với thiên nhiên có sự liên kết chặt chẽ giữa các kiểu cảnh quan, đia hình với nhau. Với bãi biển đẹp và khí hậu trong lành, bên cạnh đó còn có các vùng đồi, núi hung vĩ và nên thơ tạo cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng biển tại Đà Nẵng có những nét hấp dẫn riêng.

Đặc điểm địa hình nơi đây có nhiều tài nguyên du lịch núi đồi các loại, khả năng hấp dẫn khách cao. Những vùng núi, đồi để phát triển du lịch của Đà Nẵng rất gần biển, gần những trục đường giao thông chính, tài nguyên du lịch còn dạng thô sơ nên rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch.

* Đèo Hải Vân: Nằm trên quốc lộ 1A, đây là ranh giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Đèo Hải Vân dài 20km nằm ở độ cao 496m. Nơi cao nhất là 117m. Thế núi quanh co, khúc khuỷu, độ dốc cao, sường núi cheo leo hoặc thẳng đứng chênh vênh vên bờ vực nối liền với biển tạo nên phong cảnh hung vĩ và hấp dẫn. Các đỉnh núi cao thường xuyên được mây che phủ bởi nhiều tầng mây làm cho khách du lịch như lạc vào cảnh bồng lai. Tại đây du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh Lăng Cô, Đà Nẵng, vịnh song Hàn và bán đảo Sơn Trà, với cảnh quan kỳ thú và hấp dẫn như vậy, đèo Hải Vân trở thành nơi dừng chân của du khách trên tuyến du lịch Đà Nẵng – Huế.

Với cảnh đẹp hùng vĩ của đèo Hải Vân có thể phát triển các loại hình du lịch khác nhau như du lịch tham quan, du lịch leo núi, du lịch săn bắn, tắm biển, nghỉ dưỡng…

* Bà Nà: Cách Đà Nẵng 28km về hướng Tây, Bà Nà có độ cao 1482m so với mặt nước biển. Khí hậu thời tiết của Bà Nà thay đổi theo độ cao của núi. Ở trên cao nhiệt độ xê dịch trong khoảng từ 19 C đến 25 C vào ban ngày và 14 C đến 17 C vào ban đêm. Bà Nà được quy hoạch là rừng cấm quốc gia vì động thực vật phong phú, quý hiếm, hơn nữa rừng còn ở dạng nguyên thủy.

Thời Pháp thuộc, người ta chọn Bà Nà làm nơi nghỉ mát vì thế nơi đây đã từng có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghỉ dưỡng khá hoàn chỉnh. Ngày nay khu du lịch này cũng được đầu tư và trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng của nhiều du khách khi đến với Đà Nẵng.

* Bán đảo Sơn Trà: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 12km về phía Đông Bắc. Sơn Trà là khu rừng cấm quốc gia còn lưu giữ nhiều động, thực vật quý hiếm. Núi Sơn Trà có cảnh quan hung vĩ, độ cao 693m so với mặt nước biển và nhô hẳn ra sát biển. Tại dây, chúng ta có thể phát triển các loại hình du lịch leo núi, tham quan, săn bắn, kết hợp với các hoạt động giải trí trên biển.

Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm ba ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó. Cùng với cầu quay Sông Hàn ở giữa, cầu Nguyễn Văn Trỗi ở phía nam và mới đây cây cầu treo Thuận Phước, đẹp nhất Ðà Nẵng bắc qua bán đảo, tạo thuận lợi và dễ dàng cho khách du lịch, những người tìm đến Sơn Trà để tận hưởng không khí của núi rừng, hòa lẫn trong biển cả để ngắm một Ðà Nẵng xanh, sạch, đẹp và ấn tượng đến bất ngờ. Bán đảo Sơn Trà có nhiều thắng cảnh, trong tương lai sẽ trở thành khu du lịch nổi tiếng của thành phố. Trên đỉnh Sơn Trà, vừa tận hưởng không khí mát dịu, trong lành của biển và núi, vừa phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn cảnh TP Ðà Nẵng, Ngũ Hành Sơn, rặng Bà Nà - Núi Chúa... Và cũng tại đây, du khách có thể đến thăm con suối Ðá thơ mộng bên chân núi, hòa mình vào dòng nước mát lạnh của biển, ngắm nhìn những bãi cát chạy vòng quanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng, nước triều đều đặn lên xuống hàng triệu năm bào mòn và lau sạch bóng những tảng đá chồng chất ven bờ, dừng chân tại những khu nhà nhỏ xinh xắn để nghe sóng vỗ hoặc dõi theo cánh bay của những con chim yến đã đi làm tổ hướng về các bờ đá chênh vênh. Ngay dưới chân núi, những bãi san hô tuyệt đẹp, đầy mầu sắc sẽ là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch lặn biển, ngắm san hô và câu cá thư giãn.

Với mục đích đưa bán đảo tuyệt đẹp này phục vụ ngày một nhiều hơn cho du lịch, chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch lại. Nhiều khu du lịch mới đã và đang được xây dựng như Bãi Rạng, Bãi Nồm, Bãi Nam... dọc con đường lớn ven theo sườn núi và rất nhiều bãi biển nhỏ chưa được đặt tên, rất thú vị cho những nhóm ưa khám phá và cắm trại mùa hè. Một số bãi chỉ có thể tiếp cận bằng đường biển do chưa có đường trên núi dắt xuống. Con đường mòn chạy vòng quanh bán đảo Sơn Trà có lúc bám men theo bờ biển, lúc xuyên qua những tán lá rừng rậm rạp, lúc lại vắt vẻo băng mình qua đỉnh núi, hay hờ hững treo vào vách đá như một dải lụa mềm... Mầu xanh của cây rừng, mầu xanh của biển, mầu xanh của bầu trời hòa trộn với mầu vàng của nắng, mầu trắng của cát tạo thành những bức tranh thiên nhiên tươi mát và vô cùng hấp dẫn. Trên đỉnh của bán đảo Sơn Trà cao gần 700m so với mặt nước biển là đỉnh Bàn Cờ. Gọi là đỉnh Bàn Cờ vì nơi đây có một phiến đá phẳng lì khá rộng trông giống như chiếc bàn cờ. Từ đỉnh Bàn Cờ nhìn xuôi về phương nam càng thấy Thành phố Ðà Nẵng núi - biển - sông - phố kề sát bên nhau tạo nên nét đặc trưng.

* Ngũ Hành Sơn: Cách thành phố Đà Nẵng 8km về hướng Đông, bao gồm năm ngọn núi đá vôi xếp lớp như hình vỏ quả trứng. Nơi đây chứa đựng nhiều chùa chiền rất đẹp như chùa Tam Thai thờ đức phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Phía sau Tam Thai là Huyền Không động nổi tiếng nhất trong các hang động của Ngũ Hành Sơn.

Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long... đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.

Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu,

đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,... Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

Cũng như nhiều địa danh khác, những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. Trong tư duy triết học của Trung Hoa, Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Nhìn như thế, trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.

Cũng tại nơi đây, các hang động, cảnh quan tự nhiên và hệ thống chùa chiền vừa ngẫu nhiên, vừa có ý thức đã tạo ra một vẻ đẹp hài hòa, có cái quyến rũ, mời mọc nhưng cũng có những ý tứ, kín đáo, che giấu niềm cảm xúc bất ngờ trong suốt cuộc hành trình tham quan của du khách.

Cùng với khu du lịch Non Nước, Ngũ Hành Sơn được xem là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch. Hiện nay, Ngũ Hành Sơn thu hút rộng rãi khách đến đây để tham quan, ngắm cảnh.

Bên cạnh đó, dưới chân núi Ngũ Hành Sơn có làng đò mỹ nghệ Non Nước. Đây là một làng nghề truyền thống có thể phục vụ khách thăm quan, mua sắm hàng lưu niệm bằng đá của người dân địa phương.

c. Tài nguyên sông hồ

Bên cạnh vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban cho như biển cả mênh mông, núi đồi huyền bí, Đà Nẵng còn có tài nguyên thiên nhiên là sông hồ với vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn.

Sông Thu Bồn: Sông Thu Bồn là hệ thống sông lớn nhất của Đà Nẵng bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh phía Tây chảy qua các làng quê với những vườn cây trù

phú, những xóm làng với cảnh quan sinh hoạt nông thôn của địa phương. Khi ngược dòng sông Thu Bồn khách du lịch có thể ghé vào tham quan cảnh quan độc đáo Hòn Kẽm – Đá Dừng.

Khai thác du lịch đường sông kết hợp với nhiều hoạt động giải trí trên sông nước sẽ đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, hiện nay sông Thu Bồn chưa khai thác cho du lịch.

* Hồ Phú Ninh: là một hồ nước ngọt nhân tạo có những đảo nhỏ nằm ở giữa hồ với những rừng cây tái sinh vốn trước kia là đỉnh của những ngọn đồi ở khu vực này. Cảnh quan của hồ thật êm đềm, vùng này có suối nước khoáng đạt tiêu chuẩn khai thác và phục vụ khách du lịch. Ở đây, có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ mát, chữa bệnh kết hợp với việc tổ chức các hoạt động giải trí như bơi thuyền, câu cá phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

* Hồ Khe Tân: Nằm ở vị trí cách Đà Nẵng 50km đường bộ, cách Hội An 50km đường sông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nguồn động thực vật phong phú hấp dẫn để phát triển loại hình du lịch bơi thuyền, ngắm cảnh, câu cá, săn bắn… Tài nguyên du lịch này có cảnh quan hài hòa, còn ở dạng tiềm năng chưa khai thác của địa phương.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w