0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HÓA (Trang 63 -63 )

Đây có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất, chính nó sẽ làm cho công ty mở rộng được khả năng sản xuất, nâng cao được năng xuất lẫn chất lượng sản phẩm và tạo được sự cạnh tranh lành mạnh với các doanh

CN: Nguyễn Bích Ngọc

nghiệp khác. Nhưng đây cũng là giải pháp khó thực thi ngay một lúc mà đòi hỏi phải có thời gian và phương thức làm ăn phù hợp mới có thể thực hiện được.

Để thực thi giải pháp này công ty cần phải:

Đổi mới trang thiết bị: Đây là việc rất khó bởi nớ đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này lấy từ đâu ra, đây là vấn đề nan giải. Hơn nữa khi đổi mới và mua mới mở rộng sản xuất thì lại phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng phải ngừng hoạt động do thiếu việc. Thực tế công ty hiện nay công ty còn thiếu những máy móc có thể sản xuất một số mặt hàng cao cấp. Đổi mới và mua máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh nhưng mặt khác nó cũng chứa đựng những khó khăn mà ban lãnh đạo công ty phải xem xét:

Lập kế hoạch triệt để, tổ chức dây truyền hợp lý:

Song song với việc đổi mới, mua sắm máy móc thiết bị để làm sao có được dây chuyên sản xuất hợp lý và hiệu quả công ty cần lập kế hoạch một cách triệt để hơn để trong quá trình sản xuất các dây chuyền không phải chờ đợi nhau làm giảm năng suất, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Để có được dây chuyền sản xuất hợp lý cần phải thỏa mãn: - Tận đụng hết công suất cho phép của máy móc dây chuyền

- Không gây ra tình trạng ùn tắc trong quá trình sản xuất cũng như không gây ra tình trạng đứt chuyền (các khâu trong dây chuyền phải chờ đợi nhau)

- Không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của công nhân trực tiếp đứng máy, không gây ô nhiễm môi trường.

Do đó khi lắp đặt dây chuyền sản xuất cần phải tuân thủ các nguyên tắc:

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

- Phải tận dụng triệt để diện tích nhà xưởng với sự phân bố máy móc hợp lý.

- Bố trí máy móc sao cho tạo được một dây chuyền sản xuất liên tục. - Bố trí công nhân sản xuất phù hợp với từng máy móc, công đoạn sản xuất.

Nâng cao tay nghề cho người lao động vầ có chế độ đãi ngộ thỏa đáng: Mặc dù hàng năm vẫn tổ chức cho công nhân học tập nâng cao tay nghề nhưng trình độ của công nhân vẫn chưa đạt mức cao để thực hiện sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty cần phải tổ chức đào tạo những người lao động chưa theo kịp với dây chuyền sản xuất, tổ chức tuyển chọn công nhân có đủ tay nghề để trực tiếp sản xuất nhanh cũng như sa thải những người lao động có tay nghề quá thấp. Và những cán bộ nhân viên quản lý phải được xây dựng đủ mạnh, có trình độ nghiệp cao, tinh thần trách nhiệm cao có thể đối phó lại với những tình huống bất ngờ xảy ra trong kinh doanh.

Công ty cũng cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm làm cho người lao động gắn bó với công ty hơn, tránh tình trạng chảy máu chất xám. bởi vì do sự biến động của thị trường, những người lao động có trình độ tay nghề cao và trình độ nghiệp vụ cao thường tìm đến những nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn để làm việc.

Tìm kiếm các nguồn có thể cung cấp nguyên phụ liệu ổn định có uy tín: Hiện nay công ty vẫn thực hiện phần lớn là gia công đơn thuần nhưng đôi lúc phía đối tác vẫn uỷ thác cho công ty nhập nguyên phụ liệu của một công ty nước ngoài khác được chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua nguyên phụ liệu để sản xuất. Điều này sẽ tạo cho công ty có được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định và đáng tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xúc tiến phương thức mua đứt bán đoạn.

CN: Nguyễn Bích Ngọc

Việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt góp phần đáp ứng kịp thời chính xác nhu cầu thị trường, thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt. Thu mua là khâu quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định trong quy trình sản xuất kinh doanh, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không.

Trong thu mua hàng dệt may, vấn đề lựa chọn nguồn hàng là rất quan trọng. Cần phải lạ chọn nguồn hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm của thị trường nước ta. Vì vậy cần nghiên cứu khai thác các nguồn nguyên phụ liệu phù hợp kể cả trong và ngoài nước.

Dễ thấy rằng việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ không có ý nghĩa nếu như không tăng năng lực sản xuất trong nước. Vì theo một nguyên lý trong kinh doanh thương mại là nếu như khi khách hàng tới mà không có hàng cho khách thì ta sẽ mất khách vĩnh viễn, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải giảm được chi phí của hàng xuất khẩu.

Hơn nữa, sản xuất và xuất khẩu ở nước ta còn mang tính chất manh mún cho nên phải chấp nhận giá thị trường quốc tế. Tóm lại, tăng năng lực, giảm chi phí sản xuất và xuất khẩu là điều không thể thiếu được khi muốn mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu. Để làm được điều này,Công ty cần áp dụng các biện pháp sau:

* Chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm.

Hình thức xuất khẩu này có hiệu quả hơn từ 4-5 lần. Chẳng hạn, tính theo đơn vị qui chuẩn áo sơ mi thì với 8triệu sản phẩm xuất khẩu theo hình thức gia công sẽ thu khoảng 6 triệu USD, còn theo giá bán 4,5 USD/1SP thì kim ngạch xuất khẩu sẽ là 35 triệu USD, tức là tăng khoảng trên 6 lần. Chú ý rằng, để chuyển đổi hình thức này đòi hỏi người quản lý phải am hiểu, tránh tình trạng mua nguyên liệu lúc đắt bán thành phẩm lúc rẻ.

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

Cần khẳng định rằng trong vài năm tới, Việt Nam vẫn gia công hàng may xuất khẩu là chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do ngành dệt may Việt Nam chưa đủ “nội lực” để xuất khẩu trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, khi khâu tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, thiết kế... và đặc biệt là phối hợp các công đoạn này để cho ra đời một sản phẩm có sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém thì gia công vẫn là biện pháp cần thiết và hiệu quả,các doanh nghiệp dệt may cần có biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí nhằm duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm. Gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt, giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng thời hạn. Đồng thời, thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ của các nước khác và tích luỹ đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HÓA (Trang 63 -63 )

×