Dự báo về thịtrường hàng dệt may trên thế giớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Thanh Hóa (Trang 52)

Nếu như những năm 2006 có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng tình hình thị trường dệt may thế giới tương đối ổn định, không có biến động gì lớn thì hiện tại trong những năm qua, cụ thể giai đoạn 2008-2010 có những biến động lớn, cụ thể như: Ngành dệt may thế giới hiện nay chịu tác động bởi người mua hơn là nhà sản xuất, và các nhà bán lẻ hàng dệt may lớn ở các nền kinh tế phát triển dẫn đầu về lượng người mua như Wal-Mart, Sears, JC Penny, Liz Claiborne và Gap... đang nắm vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Các nhà bán lẻ này cũng được mô tả như các nhà sản xuất không có nhà máy. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của họ có được từ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, kinh doanh, tiếp thị và khả năng phản ứng nhanh chóng theo xu hướng tiêu thụ mới của khách hàng.Các mạng lưới tìm kiếm nguồn hàng trọn gói đang phát triển mạnh trên toàn cầu. Các hãng dệt may mang thương hiệu lớn của Mỹ thường chủ yếu tìm nguồn sản xuất của họ ở Mêhicô và khu vực Caribê, các công ty EU xây dựng mạng lưới mua hàng ở Bắc Phi và Đông Âu, Nhật Bản và những nền kinh tế công nghiệp mới của châu Á tập trung vào những khu vực có mức lương thấp hơn tại châu Á. Tuy nhiên, những quy định hiện còn tồn tại khiến nhiều nước thành viên WTO thực hiện những hành động chống bán phá giá, và dự kiến số lượng các hành động này vẫn tiếp tục gia tăng.Sự thắt chặt tín dụng, sự thu hẹp nhu cầu và áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường đã khiến một loạt lớn các công ty dệt may ở nhiều nước rơi vào phá

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

sản, đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng. Mức tuyển dụng lao động trong ngành dệt may toàn cầu do đó cũng đã giảm mạnh.

Câu chuyện suy thoái kinh tế đã khiến người tiêu dùng hàng dệt may ở nhiều nước chuyển hướng sang tìm kiếm những sản phẩm có giá trị nhưng ở mức giá cạnh tranh. Các thương hiệu xa xỉ đã phải chịu những tác động mạnh nhất, điển hình là trường hợp thương hiệu thời trang Christian Lacroix bắt đầu phá sản vào tháng 5/2009. Cho đến nay, những thương hiệu dệt may có khả năng kết hợp giá trị với năng lực đáp ứng các xu hướng mới của thị trường và có mức độ tồn kho ít là những thương hiệu chiến thắng trong khủng hoảng, đó là Uniqlo ở Nhật Bản, Zara (Inditex), Primark ở châu Âu... Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới trong 2 năm 2008-2009 đã đẩy ngành dệt may của nhiều nước vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều nhà máy bị đóng cửa, hàng triệu lao động bị thất nghiệp, kinh doanh đình đốn, kim ngạch xuất khẩu giảm sút mạnh, sau gần 2 năm chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế của nhiều nước đã bước đầu hồi phục và có những bước phát triển nhất định nhưng chưa vững chắc và còn chứa đựng những bất ổn. Tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập giảm sút buộc người tiêu dùng phải thay đổi thói quen tiêu dùng, thắt chặt chi tiêu và lựa chọn những sản phẩm giá rẻ hơn, dẫn đến nhập khẩu của EU và đặc biệt là Hoa kỳ giảm sút (Vì thế những mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu năm 2009 đã giảm tới 9,81% về số lượng và 14,5% về trị giá).

Giá cả nguyên liệu thế giới đã tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2009 và năm 2010 (giá bông xơ đạt trên 2,5 USD/kg) do nhu cầu hồi phục trong khi sản lượng bông giảm mạnh do lũ lụt tại Pakistan, Trung quốc và dự trữ bông thế giới ở mức thấp. Trong khi đó, giá thành phẩm chỉ tăng 10-15%, buộc các nhà sản xuất luôn phải tính toán cắt giảm chi phí, tìm các giải pháp

CN: Nguyễn Bích Ngọc

tăng năng suất lao động nhằm bù đắp cho mức thu nhập giảm và duy trì sản xuất, giữ khách hàng. Từ đó có thể thấy được đặc điểm mới của thị trường dệt may thế giới như sau:

1. Sau khi đạt đỉnh 617 tỷ USD vào năm 2008 ( thương mại hàng may mặc 375,6 tỷ USD, hàng dệt 242 tỷ USD), thị trường dệt may thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2009-2010 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Mặc dù đến nay, nền kinh tế của nhiều nước đã qua khủng hoảng và hồi phục nhưng nhiều yếu tố bất ổn về kinh tế, tài chính, công ăn việc làm vẫn là bóng đen đe doạ nền kinh tế của nhiều nước. Người tiêu dùng vẫn có xu hướng thắt chặt chi tiêu, lựa chọn các loại hàng có giá rẻ hơn. Vì vậy, việc nhập khẩu và tiêu dùng hàng dệt may trong những năm tới sẽ không có sự cải thiện lớn. Người mua đã và đang áp dụng chiến lược mua kép: mua các sản phẩm thời trang hơn từ các nhà cung cấp có khả năng giao hàng linh hoạt, trong khi các sản phẩm cơ bản được mua từ các nước có chi phí thấp nhất. Đa dạng hoá danh sách các nhà cung cấp và xây dựng mối quan hệ thân thiết với 1 số nhà cung cấp nhất định để sẵn sàng thay thế các nhà cung cấp yếu kém, thiếu ổn định nhằm tránh rủi ro. Giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các loại hàng giá rẻ nhằm đối phó với chi phí sản xuất tăng cao tại nước này. Giảm sự trói buộc của nhà cung cấp (quy tắc 30/70: nắm 30% năng lực của nhà máy nhưng không được vượt quá 70%), giảm những mối quan hệ ngắn hạn mà thay vào đó là tập trung xây dựng và phát triển các mối quan hệ chiến lược lâu dài với các nhà cung cấp quan trọng, tham gia các chuỗi cung ứng nhằm hợp lý hoá nguồn cung cấp, giảm chi phí và đảm bảo khả năng đáp ứng nhanh.

Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững, các nhà sản xuất cần quan tâm đầu tư phát triển hệ thống công nghệ, sản xuất linh hoạt hơn, phát triển năng lực cung ứng cả gói, chú trọng đúng mức đến môi trường, đa

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

dạng hoá người mua, các dòng sản phẩm và thị trường tiêu dùng, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trung cao cấp nhằm tạo điều kiện hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may thế giới.

2. Về phía các nước sản xuất và xuất khẩu dệt may: đã có sự phân hoá nhất định. Do chi phí lao động tăng cao, các nước Đông Âu, Bắc Phi (cung cấp cho EU), Mexico, CAFTA (cung cấp cho Hoa kỳ) đã không còn duy trì được thị phần như trước đây. Từ năm 2005-2009, thị phần của Mexico tại Hoa kỳ đã giảm từ 8% xuống còn 5%, Cafta từ 11,8% xuống còn 8,9%. Còn tại EU, thị phần của Rumani giảm từ 3,9% xuống 1,9%, Thổ Nhĩ Kỳ từ 7,6% xuống 6,3%. Các nước Tuynidi, Ma Rốc cũng đều bị giảm. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc trên thế giới trong giai đoạn 2005-2008 tăng từ 26,8% lên 33,2% và hiện nay là xấp xỉ 40%, Bangladesh từ 2,5% lên 3,0%, Việt Nam từ 1,7% lên 2,5%.

Khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano, các loại sợi vải chức năng đặc biệt, các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên thân thiện với môi trường hứa hẹn nhiều thay đổi trong thời gian tới. Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại, 6-8 vòng/năm, thậm chí ngắn hơn. Thương hiệu sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị gia tăng.

Xu thế bảo hộ mậu dịch, áp dụng các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu lớn như EU, Hoa kỳ ngày càng tăng.

Dự báo thị trường dệt may toàn cầu tính tới năm 2020: 4 xu hướng lớn

trong thương mại dệt may thế giới

• Các nước phát triển tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á tiếp tục bị giảm bớt thị phần, do phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nước sản xuất hàng dệt may giá rẻ. Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc đối trọng lại bằng biện pháp tập trung vào hàng cao cấp.

CN: Nguyễn Bích Ngọc

• Các nhà sản xuất đối tác của Hoa Kỳ và EU cũng bị giảm thị phần. Việc liên kết gia công Mexico – Trung Mỹ tại Hoa Kỳ và Bắc Phi - Thổ Nhĩ Kỳ tại EU đã hạn chế bớt giảm sút của những nhà sản xuất này.

• Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về dệt may.

• Các nước đang phát triển tại châu Á tiếp tục được lợi từ những sản phẩm dệt may xuất khẩu giá rẻ của mình. Bangladesh, Campuchia và Việt Nam là những nước thắng lợi trong thời kỳ hậu hạn ngạch hàng dệt may thế giới, cùng với Trung Quốc. Dự báo được diễn giải cụ thể từ những thông tin: Trên thị trường dệt may toàn cầu, Trung Quốc vẫn là lực lượng chính, nhưng không phải là không có đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Việc kết thúc hạn ngạch đối với các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc vào các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu là rất quan trọng, tuy nhiên, các mức lương cao hơn của người lao động và đồng nhân dân tệ tăng giá đã khiến sản phẩm dệt may Trung Quốc không còn sức hấp dẫn về giá như trước. Nhiều nguồn phân tích thương mại cho rằng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay. Nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may khác có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản cũng muốn giảm sự phụ thuộc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc và đã chuyển hướng hợp tác sang các nhà sản xuất châu Á khác.

Các chuyên gia dự báo đến năm 2014 các cơ sở dệt may tại một số nước phương Tây sẽ đóng cửa và tìm kiếm nguồn cung cấp hàng tại các nước khác; kết quả là thương mại dệt may thế giới sẽ tăng lên ở mức 800 tỷ USD. - Năm 2011, ngành dệt may của các nước châu Á cụ thể là Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và Pakistan sẽ là tâm điểm của ngành công

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

nghiệp dệt may toàn cầu. Theo CITA, ngành dệt may của các nước này sẽ có vị thế cao hơn trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu vào năm 2011. Giá cả cạnh tranh và những biện pháp hỗ trợ từ chính phủ là nguyên nhân chính khiến ngành dệt may các nước này phát triển. Một số quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan còn có lợi thế về các loại sợi tự nhiên với sản lượng ngang bằng của Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ giờ được xếp hạng là quốc gia có độ tin cậy cao về năng lực sản xuất dệt may. Tiến tới năm 2020, trong xu thế phục hồi kinh tế và ổn định dần nền kinh tế, cơ hội phát triển ngành dệt may thế giới khá rộng, tuy có sự thay đổi trong cơ cấu nhưng nhìn chung tổng thể của dệt may thế giới sẽ tiếp tục phát triển.

Sự biến động của khu vực dệt may: Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn doanh nghiệp từ Trung Quốc (phần lớn từ Hồng Công, Đài Loan) đã đến TPHCM tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư vào ngành dệt may. Đây được xem như là một làn sóng dịch chuyển đầu tư ngành dệt may từ các nước, vùng lãnh thổ sang Việt Nam,do chi phí sản xuất ở Trung Quốc đã tăng cao, dẫn đến việc các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài chuyển đơn hàng sang các nước có chi phí thấp hơn.

Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc là địa bàn có giá sinh hoạt và chi phí lao động tương đối hợp lý và có khả năng nhanh chóng thực hiện các hợp đồng mua hàng với khối lượng lớn. Yếu tố Trung Quốc ảnh hưởng không chỉ tới khả năng cạnh tranh của nhiều nhà xuất khẩu tại những nước có chi phí thấp mà còn tác động đến cả các nền kinh tế có nhà máy, công xưởng kỹ nghệ cao như Đặc khu hành chính Hồng Công, vùng lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc.

CN: Nguyễn Bích Ngọc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Thanh Hóa (Trang 52)