Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Thanh Hóa (Trang 46)

Bên cạnh những kết quả đạt được phía trên, trong hoạt động của công ty vẫn còn có những tồn tại nhất định, có thể kể tới những tồn tại chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thanh Hóa, đây là những tồn tại không chỉ ở công ty cổ phần may Thanh Hóa mà còn là vướng mắc của hầu hết các công ty kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam hiện nay:

- Khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và các cơ hội kinh doanh còn hạn chế, khả năng tiếp thị chưa tốt và chưa có được chính sách giao tiếp hiệu quả.

- Mới chỉ phát triển chiều rộng chưa phát triển chiều sâu. Công tác cải tiến đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế, các sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu vẫn là áo Jacket, quần…những sản phẩm cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt phương thức gia công đơn thuần chiếm tỷ lệ cao (88 – 100%), giá trị gia tăng của hoạt động gia công thấp.

- Chế độ đãi ngộ cho người lao động chưa hợp lý, đặc biệt đối với cán bộ kỹ thuật và thợ kỹ thuật có tay nghề cao dẫn đến tình trang lao động luôn bị xáo trộn do những người này đi tìm những lơi làm việc có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

- Vấn đề thanh lý hợp đồng chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Trong thực tế nhiều hợp đồng gia công với thời hạn quá dài hoặc thời hạn không xác định (Bởi vì công ty có những khách hàng quen ký những hợp đồng kế tiếp nhau) đã gây rất nhiều khó khăn cho việc thanh khoản hợp đồng. Đã có trường hợp doanh nghiệp không thể quyết toán được nguyên phụ liệu do nhiều hợp đồng kế tiếp nhau với thời hạn không rõ ràng, nên cơ quan hải quan buộc phải tạm ngừng làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu cho những lô hàng của hợp đồng mới gây khó khăn cho việc thợc hiện hợp đồng gia công.

Về sử lý phế liệu thừa khi thanh lý hợp đồng:

Đây là một vấn đề khá nan giải.theo báo cáo của một số doanh nghiệp các phế liêu sau khi gia công như: dao cắt, da vụn, nhãn mắc hàng hoá bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn phải loại bỏ (bên nước ngoài gửi bù không lấy lại )…cùng với số nguyên liệu thừa sau khi thanh lý hợp đồng hiện nay chưa có biện pháp sử lý thích hợp .Số hàng hoá này bên đặt gia công yêu cầu tái xuất và xin giao lại cho ta không tính tiền .Môt nghịch lý ở chỗ các doanh ngiệp tiếp nhận sẽ không biết dùng vào việc gì và phải chịu thuế nhập khẩu đối với lô hàng phế liệu đó. Một số ý kiến đưa ra phương án phá huỷ có chứng kiến của hải quan nhưng chi phí để phá huỷ cung như tác hại về môi trường sau khi phá huỷ đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, trường hợp chuyển qua các hội từ thiện, nhân đạo thì phải qua nhiều khâu, nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Thanh Hóa (Trang 46)