Thực trạng gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Thanh Hóa (Trang 25)

Ngành dệt may Việt Nam từng được mô tả là có bước phát triển thần kỳ, nếu kim ngạch xuất khẩu năm 2005 mới đạt gần 5 tỷ USD thì đến năm 2008 đã tăng gần gấp đôi. Đặc biệt năm 2007, ngành dệt may tăng trưởng cao hơn 31% so với năm trước. Ngành dệt may có trị giá xuất khẩu vượt dầu khí, truyền thông nhà nước tạo việc làm cho hơn hai triệu người lao động trên toàn quốc. Ngành dệt may Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong những năm vừa qua với trị giá xuất khẩu lớn nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng ngành này phát triển theo hướng xuất khẩu sản phẩm gia công cho nước ngoài thay vì phát triển đồng bộ công nghiệp dệt may.

Biểu 2.1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2003-2010

ĐVT: Tỷ USD C ôn g ty c ổ ph ần m ay T ha nh H oá X N m ay I X N m ay I I X N m ay H oằ ng H oá T ổ 1 T ổ 2 T ổ 3 T ổ 4 T ổ 5 T ổ 1 T ổ 2 T ổ 3 T ổ 4 T ổ 5 T ổ 1 T ổ 2

CN: Nguyễn Bích Ngọc

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Dù gặp khó khăn nhưng năm 2009 vẫn là một năm thành công đối với ngành Dệt may Việt Nam, nằm trong Top đầu mặt hàng xuất khẩu của cả nước (trừ dầu thô), sức tiêu thụ tại thị trường nội địa ngày một gia tăng, từ chỗ phải nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được nguyên phụ liệu ra nước ngoài

Tại thị trường Hoa Kỳ, nơi chiếm 55% thị phần xuất khẩu (XK) dệt

may của Việt Nam (VN), kim ngạch XK trong năm 2009 chỉ đạt gần 5 tỷ USD, giảm 5% so với 5,4 tỷ USD của năm 2008. Với mức giảm này, dệt may VN vẫn có lợi thế hơn so với các nước XK khác như Tung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan có mức giảm từ 10% - 25%. Trên thực tế, do đơn giá trung bình giảm 10% - 15%, nên tổng kim ngạch XK giảm nhưng khối lượng XK vẫn tăng so với năm 2008

Đặc biệt, trong năm 2009, XK hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản tăng từ 23% đến 25%. Đây là thành công lớn của ngành Dệt may Việt Nam

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

do Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định song phương từ ngày 1/10/2009, thuế suất của hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật Bản sẽ được cắt giảm. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ các nước có hiệp định thương mại với Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định, trình độ tay nghề của công nhân, cũng như chất lượng, mẫu mã phong phú, đa dạng của hàng dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2009 đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng gần 2% so với năm trước

Ngành Dệt may Việt Nam cũng đã tiếp cận được thị trường Trung Đông, xuất khẩu vải, khăn bông và phụ liệu sang một số nước như Tiểu vương quốc Arập, Ai Cập, Nam Phi. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ- vốn là một cường quốc về dệt may, năm nay cũng đã nhập khẩu của Việt Nam số lượng khá lớn, nhất là mặt hàng sợi. Các nước Đông Âu cũ cũng nhập khẩu khá lớn hàng dệt may Việt Nam. Đáng chú ý, nhiều nước trước đây từng giúp Việt Nam về kỹ thuật, giờ rất muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành dệt may, điển hình như Nga, hiện đang có chương trình hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành dệt may cả họ.

Năm 2010: Được đánh giá là lạc quan hơn.

Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), GDP của toàn thế giới trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 2,2%. Kinh tế một số nước đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu khôi phục, nhu cầu tiêu dung sẽ cải thiện hơn. Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may hy vọng khỏi sắc hơn năm 2009. Ngoài ra, do chi phí cao, sản xuất dệt may tại một số khu vực như Nam Mỹ, Caribe và Trung Mỹ, Đông Âu có xu hướng giảm sút và chuyển dịch sang Châu Á, là nơi có lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp hơn.

CN: Nguyễn Bích Ngọc

Việt Nam đang là một trong những điểm đến hấp dẫn, ưu tiên đầu tư của nhiều công ty, nhà nhập khẩu. Đặc biệt, với năng lực cạnh tranh, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày một cao, Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu Mỹ ưa chuộng và tin tưởng đặt hàng. Ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng những dấu hiệu lạc quan này, xuất khẩu dệt may trong năm 2010 đạt khoảng 11,1725 tỷ USD, đạt tăng trưởng 12%.

Trước những cơ hội, thuận lợi trên, ngành dệt may cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Trong đó, vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu chính là việc thiếu lao động. Năm nào cũng vậy, sau tết, tình rạng thiếu lao động lại tiếp diễn và trở thành nỗi lo thường trực cho doanh nghiệp

Rào cản thương mại tại nhiều nước vẫn tiếp tục đặt ra cho hàng dệt may. Vitas khuyến cáo, đơn giá XK hàng dệt may VN sang Mỹ đã giảm khá mạnh trong năm 2009 (gần 20%) và là nước có mức giảm giá cao nhất trong số các nước XK vào Mỹ. Vì DN phải chấp nhận đơn hàng giá thấp để duy trì sản xuất và giữ người lao động. Điều này có thể sẽ là nguy cơ nếu phía Mỹ tiến hành điều tra chống bán phá giá và đưa ra các rào cản thương mại mới đối với VN, DN nên chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý và kinh doanh của họ

Tuy luôn có những thuận lợi và khó khăn song hành nhưng vấn đề đáng nói ở đây chính là những con số 9-10 tỷ USD lớn như thế của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lại ẩn chứa niềm vui chưa trọn. Một nhà xuất khẩu chuyên nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Do thiên về gia công, mức kim ngạch như vậy cũng là một sự giả tạo vì trong đó, phần nguyên, phụ liệu mình nhập đã tới 100%. Một cái quần xuất khẩu với giá 5 USD, nhưng thật ra mình chỉ xuất cái phần gia công của mình thôi”

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai CN: Nguyễn Bích Ngọc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Thanh Hóa (Trang 25)