7. Kết cấu luận văn
3.2.1.1. Thẩm quyền của Nghị viện trong lĩnh vực Lập Pháp đã bi hợp
hợp lý hoá.
Nếu như ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa Tư Bản không có một đạo luật nào được thông qua nếu không có sự xem xét phê chuẩn của Nghị viện về mặt nguyên tắc Nghị viện có thể thông qua bất cứ một đạo luật nào nếu cho rằng việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó bằng luật là cần thiêt. Thì giờ đây Nghị viện chỉ còn thông qua những đạo luật nếu nhưng đạo luật ấy không còn can thiệp quá sâu vào lĩnh vực Hành Pháp. Hay Quốc hội đã bị “hợp lý hoá”. Một phần chức năng làm luật đã bị chuyển hoá cho Chính phủ. Hay Chính phủ đã được tăng cường quyền lực.
Hiến Pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp là một trong những bản Hiến pháp hiếm hoi chỉ rõ những đạo luật nào là thuộc phạm vi làm Luật của Quốc hội. Ngoài những phạm vi này Quốc hội không có quyền làm Luật. Quốc hội chỉ tập trung vào những gì cấn thiết mang tính nguyên tắc. Còn lại là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Với những quy định như vậy nếu dự án Luật đưa
ra đang được thảo luận không thuộc phạm vi Lập pháp của Quốc hội thì Chính phủ chỉ cần tuyên bố dự án không thuộc thẩm quyền Lập pháp của Quốc hội lập tức việc thảo luận đương nhiên bị chấm dứt. Mặc dù không có quyền Lập pháp nhưng trên thực tế Chính phủ có khả năng tác động mạnh đến quá trình Lập pháp: Quyền yêu cầu Quốc hội không thảo luận một vấn đề nào đó hoặc hạn chế thời gian để thảo luận một vấn đề, yêu cầu thông qua dự luật một lần hoặc từng phần, chấm dứt các cuộc thảo luận về dự án luật
Quyền chấm dứt tình trạng bất đồng giữa hai viện bằng cách thành lập một uỷ ban hỗn hợp để thương lượng và thông qua theo ý của Chính phủ. Khi vẫn còn tồn tại bất đồng ý kiến giữa hai viện, Nội các có thể họp uỷ ban liên viện để thương lượng. Nếu vẫn không thảo thuận được, Nội các sau khi yêu cầu mỗi viện xem xét lại dự luật sẽ đề nghị Hạ viện quyết định.
Theo quy định của Hiến pháp liên bang Nga năm 1993, Tổng thống có ảnh hưởng tới Quốc hội rất lớn: Tổng thống có thể đưa ra sáng kiến luật, có thể gửi thông điệp cho Quốc hội , công bố hoặc bác bỏ các dự án luật, đưa ra các chỉ thị và sắc lệnh trên toàn lãnh thổ liên bang Nga mà không có một cơ quan nào có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ.
Như vậy tính tối cao của Quốc hội trong vấn đề làm luật đã không còn nữa ( đã bị san sẻ cho Chính phủ). Điều này còn tiến triển nhiều hơn nữa tới một tình trạng là Quốc hội làm luật như thực tế chỉ là những ông “nghị gật”. Bởi quyền lực của Quốc hội luôn bị kiểm soát bởi Đảng chiếm đa số trong Quốc hội hoặc liên minh đảng cầm quyền, mà người đứng đầu đảng cầm quyền hay liên minh đảng cầm quyền không ai khác chính là Thủ tướng Chính phủ. Các sáng kiến, dự án luật đưa ra rừ Chính phủ thì đương nhiên là phù hợp với chính sách phương hướng hoạt động của đảng cầm quyền. Vậy thì các thành viên của Đảng cầm quyền trong Quốc hội chẳng còn cách nào khác là luôn đồng ý với dự án luật đưa ra từ ban lãnh đạo đảng của mình (điều
này càng thể hiện rõ ở những nước mà hoạt động của đảng chính trị được tổ chức chặt chẽ.). Điều này giải thích rõ rằng hầu hết các dự án luật đưa ra từ Chính phủ đều dễ dàng được thông qua mà không phải gặp một sự cản trở nào. Tính tối cao của Quốc hội đã bị lấn át bởi Chính phủ trong lĩnh vực làm luật (90% dự án luật xuất phát từ Chính phủ).