Chính thể Đại nghị Chế định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 38)

7. Kết cấu luận văn

2.3Chính thể Đại nghị Chế định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị

NHIỆM TRƢỚC NGHỊ VIỆN .

Thủ tục trách nhiệm của Nội các được hình thành trong đIều kiện trước đây ở Anh quốc khi đảng đa số tại Nghị viện có quyền ấn định chính sách và lập trường của nhà Vua, nên các vị bộ rưởng phó thự các văn bản nhà Vua ký, các vị bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề đó. Như vậy các bộ trưởng chỉ trình bày trước nhà Vua nhưng lời khuyên răn hợp với chính sách của Đảng chính trị mà nội các là một phần tử. Nội các không thể trình bày những ý kiến khác vì e ngại Nghị viện có thể bỏ phiếu lật đổ Nội các

Định chế Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện bắt nguồn từ việc Chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị viện .

Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện . Khi không còn tín nhiệm , không còn được đa số Nghị sĩ ủng hộ thì Chính phủ phải từ chức và thay bằng một Chính phủ.

“Trách nhiệm của Chính phủ là trách nhiệm của từng thành viên của Chính phủ, là một loại trách nhiệm đặc biệt của người cầm quyền chính trị. Nó khác với trách nhiệm hình sự và dân sự của công dân. Các bộ trưởng kể cả Thủ tướng, người đứng đầu hàng ngũ các bộ trưởng khi phạm lỗi mặc dù lỗi đó không dẫn đến hậu quả phải chịu trách nhiệm hình sự , hay dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện . Người ta thường nói trách nhiệm này là trách nhiệm chính trị của Chính phủ.” [18, tr 225]

Trong chính thể Đại nghị việc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện là chuyện đương nhiên nó trở thành một nguyên tắc. Bởi vì ở chế độ này Chính phủ như là một cơ quan của Nghị viện , được thành lập trên cơ sở Nghị viện , hoạt động theo phương hướng chỉ đạo của Nghị viện . Xuất phát từ nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện đã làm cơ sở cho việc Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ. Điều này được áp dụng như là một

chế tài đối với trách nhiệm của Chính phủ. Chỉ cần mất uy tín trước quốc dân, trước Nghị viện thôi cũng có thể là cơ sở cho việc thành viên của Chính phủ phải từ chức hoặc toàn bộ Chính phủ bị lật đổ.

Như vậy việc tín nhiệm của Nghị viện đối với Chính phủ là rất quan trọng có chi phối sự tồn tại của Chính phủ.

Lý do của việc Chính phủ bị bất tín nhiệm có rất nhiều: có thể do kết quả hoạt động của Chính phủ không được Nghị viện chấp thuận, những dự án mà Chính phủ trình Nghị viện nhưng không được thông qua…Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất đó là phe đa số của Chính phủ ở Nghị viện đã bị mất quyền kiểm soát Nghị viện .

Bên cạnh đó có khi Nghị viện bác bỏ dự án ngân sách do Chính phủ đệ trình đươc coi như là sự bất tín nhiệm. Bởi vì tất cả mọi chương trình hoạt động, mọi chính sách quốc gia đều được phác hoạ trong dự án ngân sách, bác bỏ dự án ngân sách chính là bác bỏ đường lối, chính sách của Chính phủ.

Bên cạnh biện pháp tín nhiệm Chính phủ còn có nhiều biệnn pháp khác để đặt vấn đề trách nhiệm của Chính phủ. Một trong những biện pháp đó là chất vấn tại Nghị viện và các Uỷ ban. Hiến Pháp hiện hành của Cộng hoà liên bang Đức quy định một cuốc chất vấn sẽ được đặt ra theo sáng kiến của 30 dân biểu. Nếu sáng kiến đó được 50 Hạ nghị sĩ chấp thuận sẽ có cuộc thảo luận tại Hạ viện. Sau khi một thành viên Chính phủ trả lời, nếu thành viên đó không trả lời được thì một quyết định khiển trách thành viên Chính phủ sẽ được đưa ra bàn , nếu có ít nhất 30 Hạ nghị sĩ chấp thuận.

Chế định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện là đặc trưng của chế độ Đại nghị, có thể lấy đó làm một trong những căn cứ phân biệt với chính thể khác. Ví dụ ở chính thể Tổng thống không có khái niệm này, các bộ trưởng đều là những người giúp việc cho Tổng thống, Tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm họ ( có sự phê chuẩn của Nghị viện ). Các bộ trưởng chỉ chịu

trách nhiệm trước Tổng thống, Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và ngược lại Chính phủ không có quyền giải tán Nghị viện . Sở dĩ như vậy là vì Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân trực tiếp bầu ra, không phải chịu trách nhiệm lẫn nhau, mà họ cùng chịu trách nhiệm trước cử tri.

Hơn thế nữa, nếu như ở đa số các nước có chính thể Đại nghị, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hạ viện ( ở những nước có hai Viện) thì ở Italia, theo quy định của Hiến pháp ,Chính phủ phải chịu trách nhiệm chính trị trước mỗi Viện của Nghị viện . Thủ tướng Italia chịu trách nhiệm về việc thực hiện đường lối chính sách của Chính phủ, mỗi thành viên Chính phủ không những phải chịu trách nhiệm tập thể mà còn phải chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của lĩnh vực mà mình phụ trách.

Các Viện có thể đặt vấn đề tín nhiệm Chính phủ theo đề nghị của ít nhất một phần mười tổng số thành viên của Viện. Việc thảo luận vần đề không tín nhiệm Chính phủ được các Viện tiến hành sau ba ngày kể từ khi đề nghị được thông qua. Nghị quyết của Viện về vấn đề không tín nhiệm Chính phủ được thông qua bởi sự tán thành của đa sô thành viên trong Viện, trong trường hợp này toàn bộ Chính phủ phải từ chức. Thực tế cho they, khi một trong hai Viện của Nghị viện đặt vấn đề tín nhiệm Chính phủ, thì Chính phủ đã xin từ chức trước khi Viện biểu quyết thông qua nghị quyết không tín nhiệm Chính phủ. Bên cạnh thủ tục bất tín nhiệm, Chính phủ còn có thể đặt vấn đề biểu quyết tín nhiệm Chính phủ. Việc Chính phủ đặt vấn đề tín nhiệm thường liên quan tới vấn đề ngân sách nhà nước hàng năm. Trong trường hợp Nghị viện biểu quyết từ chối tín nhiệm Chính phủ đồng thời cũng có nghĩa là Nghị viện không đồng ý với dự toán ngân sách hoặc quyết toán ngân sách do Chính phủ đệ trình.

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 38)