7. Kết cấu luận văn
2.4 Nguyên thủ Quốc gia thực hiện chức năng hành pháp tượng trưng
PHÁP TƢỢNG TRƢNG.
Nghiên cứu địa vị pháp lý của Nguyên thủ quốc gia cho phép chúng ta khái quát được mối quan hệ của Nguyên thủ quốc gia với các cơ quan nhà nước khác.
Địa vị pháp lý, vị trí thực tế của Nguyên thủ quốc gia cũng là một đặc điểm nổi bật trong chính thể Đại nghị. Nguyên thủ quốc gia được biết đến với các tên gọi khác nhau tuỳ từng thể chế nhà nước khác nhau: được gọi là Vua, Nữ hoàng ở những nhà nước Quân chủ; Tổng thống ở những nước theo chính thể Cộng hoà. Ở đây chúng ta chỉ bàn đến Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Đại nghị. Như vậy cũng có thể gọi là Vua, Nữ hoàng nếu là chính thể quân chủ Đại nghị hay Tổng thống nếu là chính thể Cộng hoà Đại nghị. Thực ra vấn đề tên gọi của vị Nguyên thủ quốc gia không nói lên điều gì nếu xét về mối quan hệ giữa chế định này với các chế định khác ( Nghị viện , Chính phủ). Nó chỉ mang tính hình thức có nguồn gốc từ tính triệt để của các cuộc Cách mạng tư sản trước đây.
2.4.1 Địa vị pháp lý của Nguyên thủ quốc gia đƣợc quy định trong Hiến Pháp
Với tư cách là người đứng đầu nhà nước , vị trí này phải được quy định trong các văn bản có hiệu lực cao nhất – Hiến pháp. Hiến Pháp thành văn của các nước thường dành một chương riêng để nói về vị Nguyên thủ quốc gia. Hoặc được quy định thành một Đạo luật ở những nước không có Hiến pháp thành văn. Và đạo luật này thường được coi là một nguồn tạo nên Hiến Pháp không thành văn ( Hệ thống pháp luật Angle-saxon).
Nếu không phân biệt chính thể, mọi nhà nước đều quy định trong Hiến pháp của mình: Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu bộ máy nhà nước về
đối nội, đối ngoại. Về nguyên tắc Nguyên thủ quốc gia là đại diện tượng trưng cho sự bền vững và tập trung của nhà nước.
2.4.2 Địa vị thực tế của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Đại Nghị. Nghị.
Như trên đã nói, nếu như nhà nước được tổ chức theo chính thể quân chủ Đại nghị, thì Nguyên thủ quốc gia được gọi là Hoàng đế. Mọi hoạt động của Vua trên thực tế chỉ nhằm một mục đích là chính thức hoá về mặt nhà nước các hoạt động đã rồi của Nghị viện, của Chính phủ. Với quan niệm đã hình thành từ xa xưa (khi còn tồn tại nền quân chủ tuyệt đối) : “Nhà Vua không bao giờ làm sai” dẫn tới việc Vua không bao giờ chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì trừ trường hợp phản bội tổ quốc. Mọi hoạt động củaVua đều được cơ quan hành pháp đảm bảo. Sự đảm bảo đó được thể hiện bằng những chữ ký “phó thự” kèm theo của Chính phủ ( Thủ tướng, Bộ trưởng). Tất cả những văn bản trước khi được đưa đến cho nhà Vua thông qua đều đã được đảm bảo bằng chữ ký “phó thự”. Chính những chữ ký “phó thự” này là bằng chứng đảm bảo sự thực thi các văn bản được Vua ban hành chứ không phải là chữ ký của nhà Vua, chữ ký đó chỉ mang tính hình thức. Đó cũng là lý do nhà Vua không chịu trách nhiệm về các văn bản mặc dù trên hình thức là do mình ban hành.
Nói các khác, mọi quyết định của Nguyên thủ quốc gia chỉ có hiệu lực thực thi khi đã có đảm bảo bằng chữ ký kèm theo của các vị bộ trưởng hoặc Thủ tướng Chính phủ.
Mọi hoạt động quyết định của Nguyên thủ quốc gia đều có sự đồng ý hoặc do nhu cầu thúc ép của các vị bộ trưởng hay người đứng đầu cơ quan Hành pháp. Nhật Bản là một nước tồn tại chế độ Phong kiến từ lâu đời. Mặc dù theo truyền thuyết, Nhật Hoàng là hiện thân của thánh thần, nhưng nhìn chung hiện nay quyền lực của nhà Vua chỉ mang tính hình thức. Điều 1 Hiến
Pháp Nhật bản năm 1946 ghi rõ : Nhật hoàng là biểu tượng của Quốc gia và tính thống nhất dân tộc. Nhật hoàng không có thẩm quyền đối với Thủ tướng mà chỉ đảm nhiệm những hoạt động của nhà nước do Hiến Pháp quy định, chẳng hạn như bổ nhiệm Thủ tướng và chánh án Toà án tối cao. Nhật hoàng cũng đảm nhận những hoạt động nhân danh nhân dân như ban hành các đạo luật và Hiệp ước; triệu tập các phiên họp của Quốc hội và trao các tước hiệu danh dự, nhưng đều theo đề nghị của Thủ tướng. Như vậy quền lực của Vua chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà không có thực quyền, “ Nhà Vua trị vì mà không cai trị”. So với quyền lực của Nữ Hoàng Anh thì Nhật Hoàng thậm chí còn ít quyền lực hơn. Người Nhật hoàn toàn nhấn mạnh rằng : Chủ quyền là thuộc về nhân dân, Trong khi người Anh vẫn gắn bó sự tồn tại của Nữ Hoàng với sự huyền bí của Hiến Pháp.
Hoạt động của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Đại Nghị là hoàn toàn mang tính hình thức, đúng như một ông Vua của chế độ Phong kiến nhưng bị tước hết mọi quyền năng – Những ông Vua Lập hiến”. “Đã là Vua muốc có thực quyền thì phải không có Hiến Pháp” [18, Tr 135 ]. Dưới góc độ này có thể định nghĩa Hiến pháp là một văn bản hạn chế quyền lực của Nhà vua. Khi còn ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản, không đủ sức đánh đổ hoàn toàn gia cấp phong kiến, gia cấp tư sản bộc phải chia sẻ quyền lực cho người đại diện gia cấp này là Nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử cùng với sự khẳng định chỗ đứng của gia cấp tư sản là sự suy tàn của gia cấp phong kiến đã dẫn đến vai trò ngày càng hình thức của nhà vua. Tính hình thức này còn thể hiện rõ ở nước Anh: Nữ hoàng Elizabeth II không những chỉ là Nguyên thủ quốc gia của nước Anh mà còn là nguyên thủ quốc gia của Australia, Canada. Về mặt danh nghĩa Nữ hoàng Anh cũng là Nữ hoàng của Australia và Canada.
Với chức năng biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia của các chính thể quân chủ Đại Nghị có một vai trò rất quan trọng trong những thời điểm mà nền an ninh, chủ quyền độc lập của quốc gia bị xâm phạm. Với tư cách là người đứng đầu quốc gia nhà Vua đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước.
Ở các nước theo chính thể Cộng hoà Đại Nghị, Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, có vị trí không khác hơn vị trí của các vị Hoàng đế trong chính thể quân chủ Đại nghị, vị Nguyên thủ quốc gia được hình thành bằng truyền ngôi thế tập còn ở chính thể Cộng hoà Đại nghị vị Nguyên thủ quốc gia do bầu cử theo nhiệm kỳ, và được bầu trên cơ sở Nghị viện chứ không phải do nhân dân trực tiếp bầu ra. Chính điều này đã làm cho vị Tổng thống không có thực quyền cũng chỉ giống như vị Hoàng đế trong chính thể quân chủ Đại Nghị.
Có thể nhận thấy một nguyên tắc là bất cứ một cơ quan nhà nước nào được hình thành dựa trên một phạm vi cử tri càng rộng thì quyền kực của cơ quan đó càng lớn. Điều đó cũng giải thích vì sao các vị Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Đại Nghị không có thực quyền.
Tuy nhiên vì đây là một chế định rất quan trọng không thể thiếu được trong bộ máy nhà nước. Do vậy Hiến Pháp của các nước vẫn quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Nguyên thủ quốc gia. Việc không có thực quyền được áp dụng như một quy định không thành văn.
- Trong lĩnh vực Hành pháp , vị Nguyên thủ quốc gia về mặt nguyên
tắc có quyền lựa chọn ( bổ nhiệm hoặc đề nghị Nghị viện bầu) Thủ tướng. Nhưng Nguyên thủ quốc gia không thể bổ nhiệm hoặc đề nghị một người nào khác hơn là thủ lĩnh Đảng chiếm đa số trong Nghị viện làm Thủ tướng.
Tóm lại khi thực hiện quyền lãnh đạo của mình đối với hoạt động lập pháp, vị Nguyên thủ quốc gia chỉ làm động tác hợp lý hoá những quyết định
của Chính phủ. Theo quy định của Hiến Pháp Malaysia, Vua là người đứng đầu quốc gia nhưng trên thực tế chỉ có tính chất tượng trưng, mọi quyền hành của Vua chỉ là hình thức. Sau khi bầu quốc hội lãnh đạo Đảng giành được đa số ghế trong Hạ viện sẽ được Quốc vương bổ nhiệm làm thủ tướng. Như vậy việc trở thành Thủ tướng là do cuộc bầu cử Quốc hội tạo nên chứ không phải do vị Quốc vương bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm chỉ là hành động hợp lý hoá chức danh Thủ tướng. Quốc vương Malaysia có quyền chỉ định các Chánh án toà án tối cao nhưng phải theo lời khuyên của Thủ tướng.
Tại Cộng hoà liên bang Đức, Tổng thống Liên Bang là Nguyên thủ quốc gia, có vai trò giống như các vị Vua trong chính thể Quân chủ Đại nghị. Tổng thống do Hội nghị Liên Bang bầu ra, nhiệm ky 5 năm, và mỗi người không được làm qua hai nhiệm kỳ liên tục, ứng cử viên Tổng thống phải là Hạ Nghị sĩ. Hiến Pháp Cộng hoà liên bang Đức quy định rõ quyền hạn của Tổng thống : Đại diện Liên bang trong và ngoài nước, kiểm tra, ký và công bố các loại luật, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đề nghị, bổ nhiệm , miễn nhiệm Thủ tướng, các bộ trưởng, các thẩm phán Liên bang…Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng phải dựa vào đa số ở Nghị viện . Các quyết định của Tổng thống luôn tuân theo ý chí của đa số tại Nghị viện . Và để các quyết định của Tổng thống có giá trị, phải có sự phê chuẩn của Thủ tướng hoặc các bộ trưởng liên quan. Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp với đề nghị của Thủ tướng và sự chấp thuận của Nghị viện . Tóm lại chức danh Tổng thống của Cộng hoà Liên Bang Đức gắn liền với các nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là các thẩm quyền quyết định các công việc nhà nước.
- Trong lĩnh vực Lập pháp, theo quy định của một số nước theo chính
thể Đại nghị, Nguyên thủ quốc gia có quyền công bố với nhân dân những văn bản Luật đã được thông qua ở Nghị viện . Tuy nhiên những văn bản luật này đã được kèm theo chữ ký “phó thự” của Chính phủ. Ngoài ra Nguyên thủ
quốc gia còn có quyền phủ quyết đối với đạo luật đã được thông qua ở Nghị viện . Ví dụ như ở Anh Quốc, Nữ hoàng có thể phủ quyết một đạo luật đã được Nghị viện thông qua nếu Nữ Hoàng không đồng ý công bố dự án luật đó. Nhưng hầu như Nữ hoàng không bao giờ dùng đến quyền này. Việc mặc nhiên không dùng đến quyền phủ quyết của Nữ hoàng đã trở thành tục lệ không thành văn của Hiến Pháp Anh.
- Trong lĩnh vực đối ngoại : Mọi Hiến Pháp đều tuyên bố : Nguyên thủ
quốc gia có quyền thay mặt cho nhà nước về đối ngoại. Nhưng trên thực tế Nguyên thủ quốc gia hầu như không được ký kết các Hiệp ước quan trọng với nước ngoài. Hoặc có tham gia ký kết nhưng việc tham gia rất hình thức, chỉ khi có sự đồng ý của Chính phủ. Vì vậy nhiều người cho rằng họ là những ông Vua bị tước hết các quyền đối ngoại.
Trong thế giới Tư sản duy trì một nguyên tắc Nguyên thủ quốc gia vô trách nhiệm tức là không phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình, trừ khi Nguyên thủ quốc gia mắc phải một số tội nghiêm trọng như phản bội tổ quốc. Mọi hoạt động của Nguyên thủ quốc gia đều có chữ ký kèm theo của bộ trưởng hoặc người đứng đầu Chính phủ. Chính chữ ký “ phó thự” này đảm bảo cho văn bản của Nguyên thủ quốc gia được thi hành. Hiến pháp của một số nước ví dụ như áo quy định “ Tất cả các văn bản của Tổng thống Liên bang chỉ có hiệu lực thi hành khi có chữ ký “ phó thự” kèm theo của Thủ tướng hoặc các bộ trưởng liên quan”.
Chế định phó thự là chế định nhằm mục đích hạn chế quyền hạn thực tế cuả Nguyên thủ quốc gia. Hiến pháp các nước có thể tuyên bố quyền hạn rông lớn của Nguyên thủ quốc gia, nhưng trên thực tế Nguyên thủ quốc gia không thực hiện một cách đích thực các quyền này. Vì vậy các quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia được quy định trong Hiến Pháp khác rất xa so với quyền
hạn mà Nguyên thủ quốc gia thực hiện trên thực tế – Một ông Vua trị vì mà không cai trị.
Trên thế giới hiện nay xu hướng tăng cường quyền lực thực tế cho vị Nguyên thủ quốc gia đã trở thành một quy luật. Như trên đã nói nguốn gốc của việc không có thực quyền của các vị Nguyên thủ quốc gia chính là vị Nguyên thủ quốc gia đó được hình thành nên từ một phạm vi cử tri nhỏ (bó hẹp trong phạm vi Nghị viện, Hội đồng Liên Bang…) hay hình thành từ phương thức cha truyền con nối.
Để giải quyết vấn đề này một số nước đã thay đổi tận gốc vấn đề đó là thay đổi cách thức lựa chọn vị Nguyên thủ quốc gia. Ví dụ như ở Cộng hoà Pháp, theo qquy định của Hiến pháp năm 1958 Tổng thống Pháp có nhiệm kỳ 7 năm do một đoàn cử tri các đại biểu Quốc hội, hội đồng hàng tỉnh, Hội đồng hải ngoại và đại diện hội đồng thành phố bầu ra. Nhưng sau này, vì phải tăng cường quyền lực của Tổng thống, cho nên theo quy định của chỉnh lý Hiến pháp, Tổng thống Pháp hiện nay do cử tri Pháp trực tiếp bầu ra ( Bầu phổ thông ). Điều này được quy định trong Hiến Pháp tại Điều 6 và 7: “ Tổng thống được bầu ra trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp theo đa số tuyệt đối ở vòng đầu. Nếu không có đa số đó, tổng thống được bầu vòng sau theo đa số tương đối”
Cũng tương tự như vậy: Tổng thống liên bang Nga do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện có thẩm quyền của nhân dân. Tổng thống không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực mà đứng trên tất cả các nhánh chính quyền, có nhiệm vụ bảo đảm cho sự phối hợp hoạt động giữa tất cả các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị. Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp, chỉ đạo toàn bộ hệ thống đối nội đối ngoại. Điều hành hoạt động toàn bộ hoạt động của Chính phủ, có quyền tuyên bố giải tán Chính phủ bất cứ lúc nào, chỉ định người đứng đầu Chính phủ để Duma phê chuẩn. Tổng
thống có quyền hạn rất lớn đối với cơ quan lập pháp, có thể gửi thông điệp cho Nghị viện , đưa ra hay bác bỏ dự án luật, giải tán Nghị viện … Sở dĩ Tổng thống Nga có được quyền hạn như vậy bởi ông ta được hình thành trên một phạm vi cử tri rộng lớn trên toàn quốc.
Tóm lại về cơ bản các nước theo chính thể Đại nghị đều tuyên bố nguyên tắc: Nguyên thủ quốc gia vô trách nhiệm. Các nhà luật học Tư sản nói chung đều thừa nhận rằng, thực chất Nguyên thủ quốc gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có những quyền hạn đặc biệt nào.
2.5 CHÍNH THỂ ĐẠI NGHỊ NƠI THIẾU HẲN SỰ CÓ MẶT CỦA MỘT YẾU TỐ TRONG LÝ THUYẾT PHÂN QUYỀN ( CHẾ ĐỊNH KIỂM MỘT YẾU TỐ TRONG LÝ THUYẾT PHÂN QUYỀN ( CHẾ ĐỊNH KIỂM SOÁT VÀ QUÂN BÌNH QUYỀN LỰC).
Có một điều rất thú vị là Học thuyết phân quyền của Montesqiueu được ông xây dựng dựa theo nguyên mẫu của nước Anh- Một quốc gia theo chính thể Đại nghị nguyên mẫu. Thế nhưng chính tại quốc gia này hay như một số quốc gia theo chính thể Đại Nghị khác, thuyết phân quyền lại không được áp dụng một cách triệt để. Thay vào đó, các quốc gia theo chế độ Đại nghị phải dựa thật nhiều vào sức mạnh chính trị nội bộ của Nghị viện để cung ứng các biện pháp kiểm soát và quân bình quyền lực của chính quyền. Sức mạnh