Tính tối cao của Nghị viện trong lĩnh vực lập pháp

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2Tính tối cao của Nghị viện trong lĩnh vực lập pháp

Theo quan điểm của Montesquieu và Rousseu, luật là văn bản thể hiện ý chí chung của toàn thể nhân dân, điều chỉnh những quan hệ xã hội bền vững và đặc trưng nhất, bởi vậy chỉ có cơ quan do nhân dân uỷ quyền ( Nghị viện ) mới có quyền thông qua luật. Theo tư tưởng của J.Lock khi xây dựng thuyết “Tam quyền phân lập” cũng đề ra nguyên tắc “ Delegata potestas non potest delegation” tức là “ Không thể có sự uỷ quyền của uỷ quyền” tức là chỉ có có quan được nhân dân uỷ quyền mới có thẩm quyền lập pháp. Đồng thời, cơ quan này không được uỷ quyền lập pháp cho cơ quan khác..

Dưới chế độ dân chủ tư bản, không có một đạo luật nào có thể được thông qua nếu không có sự xem xét, phê chuẩn của Nghị viện. Về mặt nguyên tắc Nghị viện có thể thông qua bất cứ một đạo luật nào nếu cho rằng việc điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó bằng luật là cần thiết: Quan điểm này hiện nay vẫn được thừa nhận ở một số nước như Anh, Nhật Bản. Mặc dù Hiến pháp của hầu hết các nước không liệt kê phạm vi làm luật nhưng chính điều đó càng làm cho phạm vi làm luật của Nghị viện rộng hơn. Bởi những gì liệt kê ra luôn luôn là giới hạn so với những gì không liệt kê.

Hiến pháp năm 1946 của Nhật bản quy định: “ Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp duy nhất của đất nước. Quốc hội được quyền công nhận về tầm quan trọng của mình cao hơn các cơ quan khác của Nhà nước như Nội các và Toà án”. Nhà nước Nhật bản hoạt động theo nguyên tắc Quốc hội là trung tâm, ngoài quyền lập pháp là ban hành sửa đổi, bãi bỏ các luật quy định nội dung, phương thức điều hành, các hoạt động chính trị của đất nước. Quốc hội có quyền giám sát tài chính quốc gia thông qua bàn bạc ngân sách. Quốc hội được giao cho quyền hành rất rộng rãi trong việc điều hành hoạt động chính trị của đất nước. Thông qua quyền hạn đó, quốc hội thay mặt công dân, có trách nhiệm giữ vững an ninh chính trị nhằm phục vụ nhân dân trong tất cả các vấn đề có liên quan đến chính trị của đất nước.

Cũng như Nghị viện của các nước theo chính thể Đại Nghị, Nghị viên của cộng hoà Italia thực hiện quyền Lập pháp đối với mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội. Nghị viện Italia có thể tự phê chuẩn hoặc thông qua luật cho phép Tổng thống hoặc Chính phủ phê chuẩn Điều ước Quốc tế. Hàng năm Nghị viện quyết định thông qua ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách theo đề nghị của Chính phủ.

Có thể nói chức năng của Nghị viện gắn liền với nhiệm vụ lập pháp, tức là thông qua những dự án luật hay còn gọi là làm luật, làm luật là một chức năng của Nghị viện . Nói đến Nghị viện là nói đến lập pháp và ngược lại nói tới lập pháp là nói tới Nghị viện . Nghị viện là cơ quan lập pháp , trong nhiều trường hợp Nghị viện còn làm cả chức năng Lập hiến ( đáng lẽ ra chức năng này thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện chức năng này qua các cuộc trưng cầu dân ý ). Hiếp pháp trước hết cũng là một đạo luật, luật cơ bản đIều chỉnh các vấn đề quan trọng của đất nước. Do vậy Quốc hội lập hiến là Quốc hội đặc biệt chỉ được thành lập trước khi một nhà nước ra đời rồi sau đó giảI

tán. Các Quốc hội lập pháp sau này làm luật phải tuân thủ những quy định của Hiếp Pháp do Quốc lập hiến thông qua. Hiện nay trên thế giới chỉ còn một số ít quốc gia có Quốc hội Lập Hiến khác với Quốc hội lập pháp để tỏ rõ tính ưu thế của Hiến Pháp. Còn lại ở những nước khác để đảm bảo tính tối cao của bản Hiến pháp khi thông qua hoặc sửa đổi đòi hỏi phải có tỷ lệ phiếu thông qua cao nhất hay có thể trưng cầu dân ý. Ví dụ ở Ba Lan, Cộng hoà liên bang Đức, Mỹ, Liên Bang Nga việc sửa đổi Hiến Pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên mỗi Viện tán thành. Ở Brasin, Tây Ban Nha là 3/5 tổng số thành viên của mỗi viện. Ở Rumani là 2/3, trường hợp có mâu thuẫn giữâ hai Viện, sửa đổi Hiến Pháp được thông qua tại phiên họp chung của hai Viện với sự tán thành của ít nhất là 3/4 tổng số thành viên Nghị viện . Đây là một chức năng đặc biệt chỉ có Nghị viện mới có.

Ở một giác độ nào đó Quyết toán ngân sách hàng năm là một đạo luật cũng giống như các đạo luật thông thường chỉ khác thời gian có hiệu lực thực thi là một năm thì việc thông qua ngân sách cũng chính là thông qua một đạo luật. Đó cũng là một quyền nguyên thuỷ của Nghị viện . Từ khởi thuỷ, Nghị viện được tập trung chỉ với mục đích chính là bàn về chi phí ngân sách và nó đã trở thành tục lệ, về nguyên tắc tục lệ này không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn. Theo Hiến pháp nhiều nước, Nghị viện có quyền phê chuẩn việc mở rộng các khoản mục thuế. Điều 3 Hiến pháp Thụy Điển năm 1974 quy định : “ Quốc hội đại diện cho nhân dân, Quốc hội làm luật, quy định các loại thuế thu cho ngân sách nhà nước và quy định việc sử dụng các tài nguyên đất nước…”

Bằng việc nâng cao vị thế của Quốc hội trong Hiến Pháp ( đặt thẩm quyền của Quốc hội tại điều 3 trước Quốc trưởng và Chính phủ) Thụy Điển đã tuyên bố Nhà nước Thụy Điển theo thể chế Đại Nghị. Tại điều 2 chương IX Hiến pháp Thụy Điển quy định “ Các nguồn lợi tài chính của nhà nước

không thể được sử dụng một cách nào khác với cách mà Quốc hội quy định. Quốc hội quy định việc sử dụng các nguồn lợi tài chính của nhà nước vào các nhu cầu khác nhau bằng cách thông qua ngân sách…”

Tóm lại việc thông qua ngân sách là một trong những chức năng cổ điển nhất của Nghị viện , chức năng này luôn trường tồn cùng với Nghị viện cho tới ngày nay mặc cho quyền lực của Nghị viện có bị thay đổi theo lịch sử. Và chỉ có Nghị viện mới có quyền thông qua ngân sách mà không có bất cứ một cơ quan nào khác. Điều đó cũng chứng tỏ ưu thế của Nghị viện hơn hẳn so với các cơ quan khác.

2.1.3 Tính tối cao của Nghị viện trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng và an ninh

Nghị viện có quyền phê chuẩn hoặc huỷ bỏ Điều ước Quốc tế, tuyên bố tình trạng chiến tranh, quyết định hoặc phê chuẩn vấn đề hoà bình, quy định tình trạng khẩn cấp. Quyền lực này thuộc về Nghị viện cũng có lý khi giải thích rằng : Bởi đều ước quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh tới pháp luật trong nước. Và một khi đã thừa nhận nguyên tắc ưu thế của Điều ước quốc tế đã được ký kết đối với pháp luật trong nước, thì nội dung của các văn bản pháp luật quốc gia phải phù hợp với Điều ước quốc tế. Nghị viện là cơ quan Lập pháp, bởi vậy việc phê chuẩn huỷ bỏ Điều ước quốc tế được giao cho Nghị viện . Theo quy định tại Điểm d Điều 106 Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993, “Một Điều ước quốc tế của Liên Bang Nga đều thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Duma quốc gia ( Hạ viện).

Nghị viện của một số nước còn có quyền quy định các vấn đề liên quan đến chiến tranh và hoà bình ví dụ : Điểm e Điều 106 Hiến Pháp liên bang Nga 1993 quy định về Chiến tranh và hoà bình thuộc thẩm quyền xem xét của Duma quốc gia”. Cũng về vấn đề này, Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 1949 quy định chi tiết hơn, theo Điều 115a “ khi lãnh thổ Liên bang bị đe

doạ tấn công, Bundextas ( Hạ viện) sẽ tuyên bố tình trạng phòng thủ đất nước với sự đồng ý của Bundexrat ( Thượng viện), theo đề nghị của Chính phủ Liên bang…”. Trường hợp tình hình bắt buộc phải hành động ngay mà việc triệu tập phiên họp của Bundextas gặp trở ngại hay phiên họp không đủ số thành viên để thông qua quyết định, thì Uỷ ban hỗn hợp sẽ tuyên bố sự kiện này…”.

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 27)