Khái niệm sự biến dạng

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 51)

7. Kết cấu luận văn

3.1 Khái niệm sự biến dạng

Trong thư gửi hầu tước Lafayette ngày 6-11-1879, Hamilton, Đại diện của bang New York, một trong những tác giả của bản Hiến Pháp Hoa Kỳ viết “ Tôi muốn nói là tôi hoàn toàn tán thành ngài Montesquieu rằng mỗi chính quyền phải phù hợp với từng quốc gia, như thể mỗi chiếc áo phù hợp với mỗi cá nhân. Vì thế điều có thể tốt đẹp ở Philadenphia có thể là điều tồi tệ ở Paris, hay trở nên lố bịch ở Saint Petersburgh”.

Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh rằng mỗi một chính thể, Đại Nghị, Tổng thống hay Lưỡng tính chỉ phù hợp với một vùng địa lý nhất định, một giai đoạn lịch sử nhất định. Và trong một chính thể nhất định ( ở đây là chính thể Đại Nghị) thì bản thân chính thể đó không những chỉ ra những đặc điểm cơ bản của nó mà còn phản ánh khả năng lý giải một cách khoa học xu hướng phát triển của chúng. Có thể hiểu rộng ra giống như một quy luật thay thế các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.

Theo J.J Rousseau : “ Thời đại nào người ta cũng tranh luận về hình thức cai trị của chính phủ, mà không phán đoán mỗi hình thức chỉ tốt trong một trường hợp nhất định và xấu trong những trường hợp khác” [1, tr 97].

Như vậy chính thể Đại Nghị cũng có một đặc điểm chung với các chính thể khác đó là: dù chính thể nào đi chăng nữa đều nhạy bén tương ứng với khuôn khổ khác nhau của quốc gia với lịch sử phát triển của mỗi thời đaị

Dù phần trước tôi đã làm rõ các đặc điểm cơ bản nhất của chính thể Đại Nghị nguyên bản, tuy nhiên, những dấu ấn của chế độ Đại Nghị đã bị thiên biến theo thời gian do ảnh hưởng của các điều kiện chính trị, văn hoá, lịch sử, xã hội gây nên.

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)