Tính tối cao của Nghị viện trong lĩnh vực tham gia thành lập cơ

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 31)

7. Kết cấu luận văn

2.1.4Tính tối cao của Nghị viện trong lĩnh vực tham gia thành lập cơ

cơ quan nhà nƣớc

Đây là đặc điểm nội trội của chính thể Đại nghị vì ở chính thể này mức độ tham gia của Nghị viện vào việc thành lập các cơ quan nhà nước là rất tích cực. Đặc biệt là trong việc thành lập cơ quan Hành pháp, Tư pháp và người đứng đầu nhà nước.

Một số nước ví dụ như Cộng Hoà Liên Bang Đức, theo quy định của Hiến Pháp 1949, Tổng thống liên Bang do hai viện của Nghị viện cùng đại diện cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên bang bầu ra. Thủ tướng Liên Bang do Bundextas ( Hạ viện) bầu theo đề nghị của Tổng thống Liên bang. Thẩm phán Toà án Hiến Pháp Liên bang do hai viện của Nghị viện bầu ra. Theo quy định của Hiến Pháp Italia năm 1947, Tổng thống do Nghị viện cùng đại diện các tỉnh bầu ra, Nghị viện bầu 5 trong tổng số 15 thẩm phán Toà án Hiến pháp, toàn bộ thành viên của Hội đồng tối cao thẩm phán

Trên nguyên tắc khi ta xem xét tương quan quyền lực giữa Lập pháp và Hành pháp thì đây là một dấu hiện đặc trưng nhất cho thấy xu thế của lập pháp đối với Hành pháp. ở chính thể Đại nghị, Chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị viện hoặc do Nghị viện thành lập, đó chính là cơ sở pháp lý của việc Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Chính phủ chỉ được tiếp tục hoạt động khi vẫn còn tín nhiệm trước Nghị viện . Thành lập một Chính phủ chính là một trong những nhiệm vụ trong trọng nhất của Nghị

viện. Trong trường hợp Nghị viện không thành lập được Chính phủ thì chính Nghị viện sẽ bị giải0 tán. Việc Nghị viện thông qua chương trình, chính sách điều hành đất nước của Chính phủ thường gắn liền với việc thành lập Chính phủ của Nghị viện . Việc không thông qua chính sách, chương trình phát triển của Chính phủ cũng đồng thời là việc không chấp nhận thành phần Chính phủ.

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 31)