Tính tối cao của Nghị viện thể hiện trong chức năng giám sát hoạt

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

2.1.5Tính tối cao của Nghị viện thể hiện trong chức năng giám sát hoạt

hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các quan chức nhà nƣớc.

Nghị viện của các nước có quyền giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp. Ngoài ra đối tượng giám sat của Nghị viện trong một số trường hợp có thể là người đứng đầu nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan tự quản địa phương…

Nghị viện thực hiện chức năng giám sát thông qua các hình thức : Nghe báo cáo của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ. Ví dụ theo ĐIều 72 Hiến Pháp Nhật Bản, Thủ tướng thay mặt nội các báo cáo trước Nghị viện về tình hình thưch hiện chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước. Theo quy định của Hiến Pháp Tây Ban Nha, các Viện của Nghị viện có thể yêu cầu Nghị viện hoặc các thành viên của Chính phủ cung cấp các thông tin cần thiết tại các phiên họp của Viện…

2.1.6 Tính tối cao của Nghị viện thể hiện trong lĩnh vực Tƣ Pháp

Trong lịch sử, thời kỳ Nghị viện đấu tranh nhằm hạn chế quyền lực của nhà Vua đã giành được nhiều quyền hạn trong một số lĩnh vực trong đó có Tư pháp. Tuy nhiên theo nguyên tắc hay theo bản tính độc lập, công bằng của nhánh quyền lực Tư pháp , nó đòi hỏi ở bất kỳ một hình thức nhà nước nào quyền hạn Tư pháp cũng không bị thay đổi hay bị chia sẻ. Nó phải hoàn toàn độc lập không thể bị chi phối bởi bất cứ lý do nào. Đó là bản tính của ngành quyền này. Tuy nhiên ngày nay, Nghị viện cũng có được một số quyền

hạn trong lĩnh vực Tư Pháp, xuất phát từ việc thực hiện chức năng giám sát của Nghị viện .

Nghị viện một số nước, trong những trường hợp cần thiết sẽ thành lập uỷ ban điều tra. Nhiệm vụ của uỷ ban này là tiến hành điều tra một vụ việc hay một vấn đề nhất định nào đó. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, Uỷ ban này có quyền khởi tố vụ án. Hiến Pháp của một số nước trao cho Nghị viện quyền được buộc tội những quan chức cao cấp nhà nước trước Toà án. Theo đIều 103 Hiến pháp Bungari năm 1991, Quốc hội có thể đưa ra lời buộc tội Tổng thống hoặc phó Tổng thống về tội phản bội tổ quốc hay vi phạm Hiến Pháp. ở Đức, theo quy định của Hiến pháp tại khoản 1 Điều 61 thì Bundextas (Hạ viện ) hoặc Bundexras ( Thượng viên) có thể buộc tội Tổng thống liên bang trước Toà án Hiến Pháp liên bang về tội cố ý vi phạm Hiến Pháp hay pháp luật Liên Bang.

Ở Anh quốc , Thượng viện đóng vai trò là cơ quan xét xử cao nhất. Thượng viện có trách nhiệm xét xử theo thủ tục thượng thẩm đối với bản án hình sự đã được Toà án tối cao xét xử chung thẩm theo đề nghị của Tổng công tố, nếu như vụ án hình sự đó nghiêm trọng có ý nghĩa trong toàn quốc. Quyết định của toà án Thượng viện là quyết định cuối cùng. Ở những nước có cơ cấu hai viện thị Hạ viện sẽ tiến hành buộc tội còn Thượng viện sẽ phán quyết.

Ngoài những quyền hạn nêu trên, Nghị viện còn có một số đặc quyền khác như: ấn định những cuộc trưng cầu dân ý, quyền đại xá ( Đại xá là quyền của Nghị viện tuyên bố xoá tội cho một đối tượng nào đó. Đối tượng được hưởng quyền đại xá sẽ không còn án tích. Nếu như đặc xá thuộc thẩm quyền của người đứng đầu nhà nước chỉ áp dụng cho đối tượng đang thi hành án, thì đại xá được áp dụng ở mọi giai đoạn tố tụng.)

Như đã trình bày ở trên Nghị viện có quyền hạn rất rộng lớn trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đặc biệt là ở các quốc gia theo mô hình chính thể Đại nghị, kể cả cộng hoà lẫn dân chủ. Điều thể hiện tính tối cao của Nghị viện , ưu thế của Nghị viện đối với các nhành quyền khác.

2.2 CHÍNH THỂ ĐẠI NGHỊ- NƠI CHÍNH PHỦ ĐƢỢC HÌNH THÀNH TRÊN CƠ SỞ NGHỊ VIỆN VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƢỚC NGHỊ VIỆN.

Vào khoảng thế kỷ 15-16, ở vương quốc Anh , để giúp nhà Vua trị vì đất nước có rất nhiều những bậc quần thần, thượng thư phụ tá. Nhà vua thường triệu tập các vị này để lấy ý kiến của họ về những vấn đề quan trọng. Đến thế kỷ 17 dựa trên cơ sở các bậc quần thần này, một cơ quan được thiết lập với tên gọi là Viện cơ mật, đó là cơ quan tối cao giup nhà vua thảo luận , quyết định những vấn đề trọng đại. Về sau do vai trò của Nghị viện tăng, nên khi nhà Vua bổ nhiệm các vị thượng thư giúp việc này phải được Nghị viện tín nhiệm để lấy lòng Nghị viện . Và để dễ dàng hơn, nhà Vua bổ nhiệm luôn những vị đang có uy tín trong Nghị viện lúc bấy giờ thay bằng bổ nhiệm người khác. Thế lực vương quyền giảm sút, những phiên họp Nghị viện do nhà Vua chủ trì có tính cách hình thức, trong khi đó công việc thực sự của Nghị viện là công lao của hai Viện họp riêng. Nhà Vua phải cai trị qua các vị bộ trưởng có chân trong Nghị viện . Công việc của nhà Vua ngày càng vấp phải khó khăn từ phía Nghị viện . Và để có lợi cho nhà Vua vì hoàn cảnh chính trị bó buộc nhà Vua phải thu dụng những vị quần thần có thế lực tại Nghị viện , nhà Vua đã giao phó các chức vụ quan trọng cho Đảng chiếm đa số. Từ hoàn cảnh đó đã nảy sinh thủ tục chọn vị Thủ tướng trong Đảng phái kiểm soát Nghị viện . Đến đầu thế kỷ 18 khi Vua George lên ngôi, vị Vua Anh này mang dòng máu Đức, không biết rành tiếng Anh, rất chểnh mảng trong các phiên họp của Viện cơ mật đã uỷ thác hoàn toàn việc cai trị cho Viện cơ mật. Không có nhà Vua chủ trì Viện cơ mật buộc phải tìm ra trong số

quần thần một vị thượng thư có uy tín nhất để điều hành các phiên họp. Sau này tên gọi Thượng thư chuyển thành Bộ trưởng. Vị thượng thư thứ nhất điều khiển phiên họp gọi là Thủ tướng, Viện cơ mật được đổi tên là Nội các.

Nguyên tắc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở Nghị viện được tồn tại cho đến ngày nay ở các nước theo chính thể Đại Nghị.

Ở Anh quốc ngày nay, Chính phủ mới được thành lập sau mỗi cuộc bầu cử Hạ viên. Thủ tướng do Nữ Hoàng chọn, nhưng thực tế , đó là lãnh tụ Đảng chiếm đa số trong Hạ Viện. Theo đề nghị của Thủ tướng, Nữ Hoàng bổ nhiệm các thành viên Chính phủ. Thông thường, đó là các Nghị sĩ của Đảng cầm quyền.

Theo Hiến Pháp Nhật Bản năm 1946, Hạ Viện có quyền thành lập và bãi miễn Chính phủ, Nội các được thành lập trên cơ sở bầu chọn của hai Viện Nghị viện . Tuy nhiên quyền được quyết định thuộc về Hạ Viện. Sau đó, Nghị viện đệ trình ứng cử viên lên Nhật Hoàng để bổ nhiệm chính thức làm Thủ tướng. Thủ tướng lại bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Nội các, Nhật Hoàng chỉ xác nhân việc bổ nhiệm và bãi nhiệm. Tuy nhiên có một điều quan trọng là đa số các thành viên nội các phải là Hạ nghị sĩ.

Theo bản Hiến pháp hiện bay của Cộng Hoà Liên Bang Đức được soạn thảo từ năm 1949 quy định : Sau mỗi cuộc tổng tuyển cử, Hạ viện mới được triệu tập và công việc quan trọng nhất là thành lập Chính phủ hoạt động trong nhiệm kỳ 4 năm. Theo quy định , với đa số phiếu, Hạ viện sẽ đề cử Thủ tướng, sau đó Tổng thống bổ nhiệm . Người được Tổng thống bổ nhiệm sẽ là Thủ tướng Cộng Hoà Liên Bang Đức nếu như được ít nhất 50% + 1 tổng số phiếu thuận của Hạ viện. Nếu người của Tổng thống bổ nhiệm không nhận được số phiếu như trên thì Hạ viện có quyền bỏ phiếu bầu Thủ tướng theo sự đề nghị của Hạ viện trong vòng 14 ngày sau đó. Người trúng cử lần này nếu nhận được 50% + 1 tổng số phiếu thuận. Nếu người do Hạ viện giới thiệu

cũng không nhận được đủ số phiếu quy định điều này rất khó xảy ra vì người của Hạ viện giới thiệu thì đương nhiên sẽ được đa số trong Hạ viện ủng hộ) thì Tổng thống có quyền bổ nhiệm ứng cử viên có nhiều phiếu hơn làm Thủ tướng, hoặc có thể giải tán Nghị viện và đưa ra quyết định bầu Hạ viện trước thời hạn.

Ở Italia Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng Thủ tướng phải đọc chương trình hành động của mình trước Quốc hội hai viện. Chương trình đó phải được Nghị viện hai viện tán thành. Nghị quyết tán thành chương trình hành động của Chính phủ là sự phê chuẩn thành phần Chính phủ của Nghị viện .

Tại Australia, Hiến pháp được bắt nguồn từ hai truyền thống dân chủ lớn là Anh Quốc và Mỹ. Ban đầu mô hình của Anh Quốc được áp dụng làm nền tảng chu Chính phủ của sáu thuộc địa. Đến năm 1890, khi các thuộc địa họp bàn về kế hoạch thành lập Chính phủ Liên Bang, người ta đã liên tưởng tới một kiểu Chính phủ liên bang giống như ỏ Mỹ. Tuy nhiên với tính chất cố hữu, có thể người dân Australia ngại sự thay đổi hoặc do mối liên hệ mật thiết với nước Anh cho nên các nhà lập hiến Australia cũng muốn duy trì mô hình của Anh quốc, coi đó là nền tảng căn bản trong việc thành lập Chính phủ.Thực ra không có một điều khoản nào trong Hiến Pháp quy định Thủ tướng và Nội các phải được bổ nhiệm từ Đảng chiếm đa số trong Hạ viện tuy nhiên trên thực tế , hệ thống chính trị Australia vẫn được vận hành dựa trên cơ sở của những thoả thuận vốn được thừa nhận một cách khá rộng rãi theo tuyền thống. Trong những thoả thuận đó có bao gồm : Đảng đa số trong Hạ viện được quyền thành lập Chính phủ, Thủ tướng phải là đại biểu Hạ viện và cũng được bầu như các thành viên khác.

Nếu như ở các quốc gia theo chế độ tổng thống ( Mỹ, Philipin…), cơ quan hành pháp được phân lập rất rõ ràng với cơ quan lập pháp và điều đặc

biệt là không ai có thể đồng thời là thành viên của cả hai nhánh quyền lực trên ( Duy nhất đối với phó Tổng thống Mỹ ông ta vừa la chủ tịch Hạ viện tuy nhiên ông ta không có quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp số phiếu chống ngang phiếu thuận khi biểu quyết). Ở Australia, dựa trên mô hình Anh Quốc, hành pháp, lập pháp lại hợp nhất với nhau, Nội các được rút ra từ số các Nghị sĩ của Đảng chiếm đa số hoặc là của liên minh các Đảng trong Nghị viện . Sau một cuộc bầu cử, Đảng nào chiếm đa số trong Hạ viện sẽ trở thành thành viên của Nội các.

Như vậy một điều quan trọng trong phương pháp thành lập Chính phủ dựa trên cơ sở Nghị viện đó là Thủ tướng và bộ trưởng phải là đại biểu Nghị viện , cho nên có một đIều rất thú vị là ở Anh Quốc quy định là các bộ trưởng thành viên Nghị viện chỉ được ra vao Viện của mình, nghĩa là bộ trưởng của Hạ viên chỉ có thể ra vào Hạ viện mà không được dự họp ở Thượng viện và ngược lại. Vì thế để bênh vực quan điểm của mình ở mỗi Viện , Chính phủ buộc phải đề cử hai bộ trưởng ở hai Viện khác nhau của mỗi bộ. Dẫn đến một tình trạng có thời điểm số bộ trưởng đông đến 80 người.

Việc thành lập Chính phủ dựa trên cơ sở Nghị viện và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện là đặc điểm của chính thể Đại nghị. Việc pháp luật quy định vai trò của Nguyên thủ quốc gia trong việc thành lập Chính phủ chỉ là hình thức, không có hiệu lực thực sự trên thực tế. Điều đó cũng giải thích sự ưu thế của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp trong chính thể Đại Nghị, một đặc đIểm khác biệt rõ rệt so với chính thể Cộng hoà Tổng thống- nơi mà Tổng thống người đứng đầu cơ quan hành pháp do nhân dân bầu ra ( phổ thông, trực tiếp). Tổng thống Mỹ do nhân dân bầu ra gián tiếp nhưng đó chỉ là về mặt kỹ thuật trên thực tế là trực tiếp. Chính vì vậy mới có sự cân bằng về quyền lực giữa hai cơ quan Lập pháp và Hành pháp.

2.3 CHÍNH THỂ ĐẠI NGHỊ - CHẾ ĐỊNH CHÍNH PHỦ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƢỚC NGHỊ VIỆN . NHIỆM TRƢỚC NGHỊ VIỆN .

Thủ tục trách nhiệm của Nội các được hình thành trong đIều kiện trước đây ở Anh quốc khi đảng đa số tại Nghị viện có quyền ấn định chính sách và lập trường của nhà Vua, nên các vị bộ rưởng phó thự các văn bản nhà Vua ký, các vị bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề đó. Như vậy các bộ trưởng chỉ trình bày trước nhà Vua nhưng lời khuyên răn hợp với chính sách của Đảng chính trị mà nội các là một phần tử. Nội các không thể trình bày những ý kiến khác vì e ngại Nghị viện có thể bỏ phiếu lật đổ Nội các

Định chế Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện bắt nguồn từ việc Chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị viện .

Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện . Khi không còn tín nhiệm , không còn được đa số Nghị sĩ ủng hộ thì Chính phủ phải từ chức và thay bằng một Chính phủ.

“Trách nhiệm của Chính phủ là trách nhiệm của từng thành viên của Chính phủ, là một loại trách nhiệm đặc biệt của người cầm quyền chính trị. Nó khác với trách nhiệm hình sự và dân sự của công dân. Các bộ trưởng kể cả Thủ tướng, người đứng đầu hàng ngũ các bộ trưởng khi phạm lỗi mặc dù lỗi đó không dẫn đến hậu quả phải chịu trách nhiệm hình sự , hay dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện . Người ta thường nói trách nhiệm này là trách nhiệm chính trị của Chính phủ.” [18, tr 225]

Trong chính thể Đại nghị việc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện là chuyện đương nhiên nó trở thành một nguyên tắc. Bởi vì ở chế độ này Chính phủ như là một cơ quan của Nghị viện , được thành lập trên cơ sở Nghị viện , hoạt động theo phương hướng chỉ đạo của Nghị viện . Xuất phát từ nguyên tắc Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện đã làm cơ sở cho việc Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ. Điều này được áp dụng như là một

chế tài đối với trách nhiệm của Chính phủ. Chỉ cần mất uy tín trước quốc dân, trước Nghị viện thôi cũng có thể là cơ sở cho việc thành viên của Chính phủ phải từ chức hoặc toàn bộ Chính phủ bị lật đổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy việc tín nhiệm của Nghị viện đối với Chính phủ là rất quan trọng có chi phối sự tồn tại của Chính phủ.

Lý do của việc Chính phủ bị bất tín nhiệm có rất nhiều: có thể do kết quả hoạt động của Chính phủ không được Nghị viện chấp thuận, những dự án mà Chính phủ trình Nghị viện nhưng không được thông qua…Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất đó là phe đa số của Chính phủ ở Nghị viện đã bị mất quyền kiểm soát Nghị viện .

Bên cạnh đó có khi Nghị viện bác bỏ dự án ngân sách do Chính phủ đệ trình đươc coi như là sự bất tín nhiệm. Bởi vì tất cả mọi chương trình hoạt động, mọi chính sách quốc gia đều được phác hoạ trong dự án ngân sách, bác bỏ dự án ngân sách chính là bác bỏ đường lối, chính sách của Chính phủ.

Bên cạnh biện pháp tín nhiệm Chính phủ còn có nhiều biệnn pháp khác để đặt vấn đề trách nhiệm của Chính phủ. Một trong những biện pháp đó là chất vấn tại Nghị viện và các Uỷ ban. Hiến Pháp hiện hành của Cộng hoà liên bang Đức quy định một cuốc chất vấn sẽ được đặt ra theo sáng kiến của 30 dân biểu. Nếu sáng kiến đó được 50 Hạ nghị sĩ chấp thuận sẽ có cuộc thảo luận tại Hạ viện. Sau khi một thành viên Chính phủ trả lời, nếu thành viên đó không trả lời được thì một quyết định khiển trách thành viên Chính phủ sẽ

Một phần của tài liệu Sự biến dạng của chính thể đại nghị (Trang 32)