Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chính phủ theo quy định của hiến pháp Việt Nam (Trang 64)

7. Cơ cấu của luận văn

2.4.3. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ

Theo quy định chung, các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ quyết định việc thành lập, giải thể. Thủ trưởng các cơ quan này do Thủ tướng bổ nhiệm. Trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng các cơ quan thuộc

Chính phủ hiện tại được Quy chế làm việc của Chính phủ quy định là trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (Điều 4 mục 4). Những quy định trên hoàn toàn không phù hợp. Bởi vì trong số các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiều cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực của Bộ trưởng thành viên Chính phủ và các Thủ trưởng các co quan thuộc Chính phủ đều có ý nghĩa tương tự và phải chịu trách nhiệm như nhau. Thế nhưng, trong khi các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ phải báo cáo, trả lời chất vấn trước Quốc hội thì Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ không phải làm việc đó, mặc dù trong hoạt động của họ có thể xảy ra sai phạm. Có nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến yêu cầu các cơ quan đó phải giải trình trước Quốc hội. Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về vấn đề này.

2.5. Liên hệ thực tế và một số nhận xét.

2.5.1 Một số việc Chính phủ đã và chưa làm được trong năm 2004. * Từ những vấn đề nóng về kinh tế - xã hội đến tìm kiếm trách nhiệm chính trị.

Kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá XI đã để lại những dấu ấn đậm nét về về một khẩn trương và hiệu quả, một diễn đàn sôi động bởi những vấn đề đang được cuộc sống đặt ra. Kỳ họp được công chúng quan tâm, theo dõi bình luận như một tiêu điểm sinh hoạt chính trị về những vấn đề sát thực của đời sống xã hội và chính trị nhà nước (trọng tâm là Ngân sách). Kể từ khi hoạt động giám sát của Quốc hội bước vào quy trình luật định, cộng với sự quan tâm của công luận và cử tri trong suốt thời gian sáu tháng trước kỳ họp, đã làm cho mỗi kỳ họp trở thành tụ hội của “các vấn đề” và

sự tìm kiếm trách nhiệm chính trị của nhà nước nói chung, trách nhiệm của hành pháp nói riêng.

Từ những vấn đề kinh tế - xã hội…

Thứ nhất, phải kể đến số phận của nông thôn và nông dân trong

khung cảnh giá tăng và hội nhập. Đại biểu Bùi Ngọc Thanh (Thanh Hoá)

lo ngại về tình trạng tăng thất nghiệp ở nông thôn đi theo tốc độ mất đất canh tác. Ông làm một con tính so sánh (phiên 18/5): được biết mỗi năm cả nước có khoảng 8000 – 10000ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu tính theo số liệu của đồng bằng Bắc Bộ mỗi lao động chỉ có từ 400 – 500 đất canh tác, thì cứ mất 1ha đất canh tác là mất đi 20 chỗ làm, và như vậy sẽ mất 1,5triệu đến 2triệu chỗ làm tương ứng với diện tích đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng.

Nhiều đại biểu khác minh hoạ nỗi khốn khó của những người nông dân đã luống tuổi không còn thích hợp với “đào tạo lại” để kiếm một chỗ làm trong doanh nghiệp, trong khi con cái họ đang còn nhỏ. Chính sách hỗ trợ việc làm và tiền đền bù thu hồi đất chưa đạt hiệu quả bền vững. Không ít những gia đình đó tuỳ nghi chi khoản tiền hỗ trợ đó vào ăn tiêu, mua sắm mà vẫn không thể tạo thu nhập tại chỗ. Họ trở thành dân lang thang bán hàng rong, đạp xích lô, trẻ bán báo, đánh giầy và tệ nhất là không được chuẩn bị để chống lại các tệ nạn xã hội. Cũng may là Bộ trưởng Mai Ái Trực khi báo cáo Quốc hội về Dự thảo “ Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010” (phiên 31/5) đã thông báo một tin vui rằng đến năm 2005, sẽ có thêm 2913200 ha đất hoang hoá được đưa vào sử dụng. Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng cũng cho biết Chính phủ sẽ phê duyệt chương trình đảo tạo nghể cho các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động, nhưng nguồn ngân

sách này chỉ đủ đào tạo 150.000 – 180.000 người/năm so với chỉ tiêu một triệu người/năm do Quốc hội giao.

Bức xúc trước đời sống bấp bênh của người nông dân vừa qua do hạn hán, dịch cúm gia cầm, mặt bằng giá mới nhiều đại biểu yêu cầu Chính phủ cần nghĩ đền những giải pháp lâu dài, bền vững hơn như bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, vệ sinh phòng dịch, bao tiêu sản phẩm. Các đại biểu nhấn mạnh trách nhiệm thực thi của các cơ quan hành pháp.

Thứ hai,phải kể đến chủ đề xoá đói giảm nghèo đã được các đại biểu nêu lên khi chương trình quốc gia mang mã hiệu 135 này kết thúc vào năm 2005. Các đại biểu vùng khó khăn mong muốn tiếp tục chương trình sau năm 2005. Đây là một thực tế khách quan, trong khi mức sống trung bình tăng lên thì mức nghèo cũng thay đổi. Tỉ lệ hộ đói nghèo còn nhiều. Đại biểu Nguyễn Thị Nương phân tích “Nhữn xã thuộc diện chương trình 135 hiện nay có 25 – 26% hộ nghèo. Nhưng đấy mới là bình quân, còn có những xã, thôn, bản có tỉ lệ nghèo lên đến 90% là xã CSoLiên ở Lâm Đồng” Đại biểu K’Ré (Đăk Nông) mong muốn chương trình đi tới thôn bản và hướng về phía Tây. Ngoài ra người dân còn thiếu biện pháp canh tác, năng suất thấp, chưa có người hướng dẫn đồng bào …Thế mới biết trách nhiệm điều hành của Chính phủ luôn luôn bị thách thức bởi vấn đề cũ trong hoàn cảnh mới và cùng với trách nhiệm của Chính phủ là trách nhiệm phân bổ ngân sách và giám sát của Quốc hội. Quốc hội đã đề ghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực hiện chương trình 135 để xây dựng phương án kéo dài chương trình này.

đại biểu Mai Quốc Bình (TP.HCM) đã cảnh báo về sự tăng trưởng dân số cơ học đang trở thành gánh nặng ở thành phố. Trong số 9 triệu dân ở thành phố thì chỉ có 6 triệu đăng ký hộ khẩu; lao động ngoại tỉnh chiếm 65% trong các doanh nghiệp tại chỗ. Tình trạng bệnh viện thiếu giường, trường thiếu lớp, chỗ ngồi, tai nạn giao thông… trở thành vấn đề cấp bách, bức xúc ở địa phương, dẫn đến chi phí xã hội cao. Có thể là do chưa có sự quy hoạch phát triền vùng, mới chỉ dừng lại ở phát triển đứt đoạn, cục bộ.

Thứ tư, ổn định xã hội và chống tham nhũng được các đại biểu nêu lên như là những biện pháp song hành để bảo đảm thực hiện hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội. Ở đây tồn tại một vấn đề đó là thiếu vắng đạo đức công chức. Vấn nạn tham nhũng và chất lượng công tác tư pháp đã được đại biểu Nguyễn Đức Chính (TP.HCM) đưa ra số liệu báo cáo của Chánh án TANDTC trong 6 tháng đã nhận 10 nghìn đơn (về 5872 vụ án) đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền xét xử của TANDTC để nói lên bức xúc về chất lượng xét xử. Án oan sai đã giảm, đành rằng oan sai sẽ được giải quyết bồi thường theo Nghị quyết 388 của UBTVQH nhưng đọng lại là vấn đề chất lượng cán bộ và xét xử. Những bức xúc về “cò chạy án”, tâm lý “chạy chọt”, thư ký chạy án trong cơ quan tư pháp đã đực nêu ra như một bức xúc giảm lòng tin vào công lý. Phải chăng vấn đề ở đây chính là lương hay là đạo đức công chức…Rõ ràng công tác cán bộ và cơ chế tổ chức mới vẫn còn là vấn đề.

Thứ năm, Hội nhập và thách thức được đưa ra thảo luận đã bộc lộ những sự sốt ruột canh cánh của các nhà chính trị. Ai cũng nhìn thấy trước và thông báo rằng sự khống chế hạn ngạch đã 30 năm nay của WTO đối với ngành dệt may sẽ chấm dứt vào vào đầu năm 2005 và hạn giảm hàng

rào thuế quan AFTA năm 2006 đang đến gần, đang rung mạnh những hồi chuông lo ngại vì chưa đủ hành trang để cạnh tranh với thế giới; trong khi Chính phủ chưa dám bảo đảm sẽ đàm phán xong việc gia nhập WTO vào năm sau.

Thứ sáu, các đại biểu sốt ruột về những báo cáo của Chính phủ. Chủ yếu là những yếu kém đã tồn tại lâu nay được đánh giá lặp đi lặp lại mà không thấy cải biến được bao nhiêu. “ Nếu tập hợp các bản báo cáo Chính phủ liên tục qua các kỳ họp Quốc hội .. sẽ thấy được chứng bệnh kinh niên những vấn đề được liệt kê trong phần kiểm điểm để hạn chế yếu kém. Phần này luôn được trình bày một cách thành khẩn kèm theo nhiều giải pháp để khắc phục rất cụ thể nhưng không mấy khi xác định được tính hiệu quả về

thời gian..” (Đại biểu Dương Trung Quốc).

Thứ bảy, về giám sát ngân sách nhà nước. Lần đầu tiên tại phiên họp Quốc hội nước ta, các đại biểu được xem xét quyết toán ngân sách quốc gia (năm 2002) có kèm theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước. Lo ngại về con số vượt chi, thất thu thuế, chi sai, chi không quyết toán được … Các đại biểu đề nghị Chính phủ phải giải trình các khoản nợ đọng, thất thu thuế, chi vượt dự toán trước khi biểu quyết.

…Đến tìm kiếm trách nhiệm chính trị.

Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội đã kiểm điểm trách nhiệm điều hành; trong đó có chính sách giá cả, chất lượng quản lý nhà nước ngành và lãnh thổ, trách nhiệm để thất thoát, lãng phí và hiệu quả đầu tư kém, còn dàn trải. Các đại biểu Quốc hội đã trao đổi về trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể của Chính phủ với cao điểm là các phiên chất vấn. Theo quy trình giám sát trong Luật giám sát, căn cứ vào các câu

hỏi chất vấn của các đại biểu được gửi trước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã dự kiến một danh sách các vị Bộ trưởng được chọn để trả lời chất vấn.

Các vấn đề kinh tế - xã hội được đưa ra thảo luận dưới hình thức những câu hỏi chất vấn - những câu hỏi đặt ra để tìm kiếm trách nhiệm chính trị của các thành viên Chính phủ và của tập thể Chính phủ đối với một số vấn đề, lĩnh vực búc xúc nhất.

Tìm ra giới hạn trách nhiệm chính trị của các vị Bộ trưởng không hẳn chỉ nhằm dẫn đến bỏ phiếu tín nhiệm, mà còn thúc đẩy việc thực thi trách nhiệm chính trị, hành chính và lương tâm công vụ của họ. Trong một số ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, trách nhiệm đối với đầu tư dàn trải…cuộc đối chất nhiều khi không phân định được trách nhiệm rạch ròi vì có sự đan xen trách nhiệm giữa các ngành, các Bộ trưởng liên quan, sự điều hành của tập thể Chính phủ, sự vướng mắc về cơ chế và trách nhiệm của địa phương. Nhiều vị Bộ trưởng không dám hứa vì cho rằng quyền thì hữu hạn mà trách nhiệm lại vô hạn…Vấn đề trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân hoá ra vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Diễn đàn chất vấn tại Quốc hội được công chúng quan tâm sát sao, một phần vì sự trình diễn các lý giải và bức xúc của cuộc sống được truyền hình trực tiếp, một phần vì sự đối thoại trực tiếp thể hiện bản lĩnh chính trị và trách nhiệm dân cử của các chính trị gia. Mục đích cũng chỉ nhằm làm rõ các yếu kém và thúc đẩy trách nhiệm, từ đó đưa ra các giải pháp để tháo gỡ các bức xúc. Giải quyết vấn đề, khắc phục yếu kém cần có thời gian, nhưng biện pháp và bước đi phụ thuộc vào quyền và trách nhiệm của nhà quản lý điều hành.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong bài phát biểu sau các phiên chất vấn ngày 12/6 đã nhấn mạnh:

Mục đích cuối cùng của hoạt động chất vấn là nhằm nâng cao trách nhiệm chính trị trong quản lý điều hành, nâng cao đạo đức của Bộ trưởng giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước vững mạnh… đáp ứng long mong đợi và đòi hỏi chính đáng của cử tri và nhân dân cả nước… chất vấn không phải là để hạch sách, moi móc, mà là để xây dựng, giúp các Bộ trưởng phát huy ưu điểm, khắc phục những yếu kém…”[22, 7].

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình trước Quốc hội, trước nhân dân, các cơ quan hữu quan của nhà nước theo chức năng nhiệm vụ của mình phải tiếp thu và giải quyết tốt những bức xúc hiện nay, thực hiện bằng được lời hứa trước Quốc hội, cử tri và nhân dân, đáp ứng mong đợi chính đáng của cử tri và nhân dân; Đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biêu Quốc hội thường quyên tiếp xúc với cử tri, thật sự là đại biểu của cử tri, đại diện cho ý chí nguyện vọng của cử tri và nhân dân, thực hiện tốt chương trình giám sát, đông thời thường xuyên thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội giữa hai kỳ họp.

2.5.2. Những thành công và hạn chế của Chính phủ qua một số sự kiện năm 2005.

Năm 2005 là năm đất nước ta đạt được nhiều thành công cũng như trải qua nhiều biến động trên nhiêu mặt.

Về tình hình chống tham nhũng. Có thể nói năm 2005 là năm chống tham nhũng, Quốc hội và Chính phủ tập trung quyết liệt vào công tác chống tham nhũng - Uỷ ban chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu được Quốc hội phê chuẩn thành lập. Hàng loạt các văn bản pháp

chống lãng phí. Cuộc điều tra về tham nhũng do Ban nội chính Trung ương tiến hành đã đưa ra những con số đáng báo động về tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Về tộc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và biến động thị trường song nền kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng 8,4% - cao hơn so với kế hoạch đề ra.

Ngoài ra chúng ta còn đạt được một số thành tựu khác trong lĩnh vực văn hoá – xã hội, thể thao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số lĩnh vực mà nhà nước ta vẫn chưa làm được, đó là chưa kết nạp được vào WTO; tình trạng biến động giá cả thị trường, sức ép về mức lạm phát với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tình trạng tham nhũng xảy ra nhiều hơn, trưởng đoàn thanh tra Chính phủ bị bắt. Ông Lương Cao Khải - trưởng đoàn thanh tra Chính phủ dự án “Tuyến ống, kho cảng LDP Thị Vải” bị bắt giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau ông Khải, toàn bộ các thành viên đoàn thanh tra cũng buộc phải làm kiểm điểm nhằm nắm rõ những sai phạm trong quá trình thanh tra. Sự việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quy tín của ngành thành tra; các sai phạm về quản lý đất đai cũng tăng hơn trước: hàng loạt các vụ sai phạm về đất đai ở Phú Quốc (Kiên Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Vũng Tàu, Phú Thọ.., bị phanh phui. 13 đoàn thanh tra về đất đai của Bộ Tài nguyên – Môi trường đi đến đau dân khiếu kiện sai phạm của địa phương đến đó. Hiện trạng công tác quản lý đất đai thực tế còn quá nhiều yếu kém và sai phạm; Đại dịch cúm gia cầm bùng nổ: Hàng triệu gia cầm buộc phải tiêu huỷ đã làm thiệt hại đến đời sống của người dân, kéo theo những lo toan về sức khoẻ trong khi nhà nước mất hàng tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch.;

Tình trạng ô nhiễm môi trường: Sự kiện “ Làng ung thư” ở Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh các nhà máy, xí nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng. Sau Phó Thọ, Hà Tây cũng đang phải gánh chịu hậu quả ô nhiễm của dòng sông Đáy…. [38, tr67]

Những tình trạng trên đặt ra câu hỏi trách nhiệm của Chính phủ, Thủ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chính phủ theo quy định của hiến pháp Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)