7. Cơ cấu của luận văn
2.4.1. Trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Hiện nay, theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 thì trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch nước” (Điều 109, Điều 110 Hiến Pháp).
Như vậy, khác với các quy định Hiến pháp trước đó, Chính phủ hiện nay chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội mà không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Hiến pháp trước đây (trừ Hiến pháp năm 1946) đều quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (Hội đồng nhà nước). Chính vì vậy, việc quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội mà không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (chỉ phải báo cáo) là phù hợp với vị trí mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ là do Quốc hội lập ra với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta thì chỉ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội là một quy định hoàn toàn đúng đắn. Việc phải báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước là để tăng cường sự giám sát của các cơ quan này đối với Chính phủ. Trước đây, tuy không quy định rõ hình thức chịu trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng
hình thức trách nhiệm này thì người đứng đầu đương nhiên cũng phải chịu trách nhiệm. Trường hợp Hội đồng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng) không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (Hội đồng nhà nước) thì riêng người đứng đầu vẫn có thể phải chịu trách nhiệm. [24, tr. 319]. Hiện nay, quy đinh lại Thủ tướng Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội là một thay đổi lớn cần thiết nhằm nâng cao vị thế của Thủ tướng trong hoạt động quản lý điều hành của thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 vẫn chưa quy định cụ thể thủ tục chịu trách nhiệm đối với Chính phủ; đối với Thủ tướng Chính phủ thì theo hai con đường: một là, Quốc hội tiền hành miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng khi có đề nghị của Chủ tịch nước; hai là, Quốc hội quyết đinh bỏ phiếu tín nhiệm theo trình bày của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì sau đó sẽ tiến hành miễn nhiệm, bãi nhiễm theo quy định chung.
Có thể thấy trong cơ chế trách nhiệm này có những điểm chưa được quy định rõ, mặc dù có quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội nhưng Hành pháp năm 1992 (sủa đổi) và Luật tổ chức Chính phủ chưa chỉ rõ hình thức trách nhiệm cụ thể cũng như trình tự xử lý trách nhiệm này như thế nào.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết đối với các Chính phủ theo chế độ Tổng thống và nội các, khi người đứng đầu Chính phủ bị thay đổi thi thường kéo theo sự giải tán của Chính phủ để người kế nhiệm mới có khả năng lựa chon êkíp làm việc mới. Theo Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, Chính phủ nước ta tổ chức theo chế độ hội đồng thì vấn đề này không đặt ra. Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức lại Chính phủ theo hướng tăng cường chế độ thủ trưởng, tức là theo chế độ nội các, thì vấn đề đặt ra
là phải để cho người đứng đầu Chính phủ có khả năng trên thì mới đảm bảo được quyền lãnh đạo của mình.
Điểm mới của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001 là đã đưa vào
một quy phạm quan trọng liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ là Quốc hội có quyền: “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức
vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” (Điều 84 ). Quy định này khẳng định
Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng, phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Đây chính là cơ sở để quy kết trách nhiệm. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng thẩm quyền cho cơ quan quyền lực nhà nước và tăng khả năng chịu trách nhiệm của Chính phủ.