7. Cơ cấu của luận văn
2.4.2. Trách nhiệm của Phó thủ Tướng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
cơ quan ngang Bộ.
Theo Điều 4 Luật tổ chức Chính phủ thì: “Phó Thủ tướng…Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng ,
trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực mình phụ trách”. Như vậy, các thành
viên khác của Chính phủ vừa phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực mình phụ trách (giống như các Hiến pháp trước), vừa phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Điểm mới căn bản ở đây là: trước đây các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước tập thể Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng (Điều 10 Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960, Điều 5 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1983), thì nay chỉ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Thay đổi này nhằm tăng cường vai trò điều hành của Thủ tướng Chính phủ đối với các thành viên khác của Chính phủ.
Đối với cơ chế chịu trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ, Hiến pháp quy định: Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ (Điều 114); Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc cachs chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ (Điều 113).
Giống như chế định Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã có những quy định cụ thể hơn trường hợp nào Quốc hội sẽ tự nêu vấn đê tín nhiệm đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng (sau đó có thể tiến hành thủ tục miễn nhiệm), khi nào thì do Thủ tướng đề nghị Quốc hội miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức. Tuy nhiên, cơ chế trách nhiệm của các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước Thủ tướng còn chưa được cụ thể hóa. Như vậy, Quốc hội có quyền: “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn” (Điều 84). Đối với Chính phủ, Quốc hội có quyền
bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. Việc bỏ phiếu tín nhiệm hay không tín nhiệm không phải là một biện pháp chế tài, mà đó là cơ sở để quy trách nhiệm, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài. Sau bỏ phiếu tín nhiệm thì các biện pháp chế tài có thể được áp dụng là miễn nhiệm, bãi miễn, cách chức.