7. Cơ cấu của luận văn
2.4. Trách nhiệm của Chính phủ theo Hiến Pháp năm 1992 và Hiến
Pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001.
Hiến pháp năm 1992 đã xây dựng lại bộ máy nhà nước trên tinh thần đổi mới. Nguyên tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa được nhận thức lại và vận dụng lại hợp lý hơn, đó là: một mặt, tiếp tục khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất (mọi quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay Quốc hội), nhưng mặt khác lại có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan. Việc thừa nhận những hạt nhân hợp lý của các hoc thuyết chính trị tư sản trong đó có học thuyết phân chia quyền lực cũng là một thành công lớn trong nhận thức mới của nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Quốc hội, nếu như trước đây được làm tất cả thì bây giờ tập trung vào công việc lập pháp, hoạch định chính sách quốc gia, phân bổ ngân sách nhà nước và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tất cả những nhiệm vụ này đều nằm gọn trong chức năng lập pháp của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền. Các cơ quan
khác được lập ra phải chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Đây chính là thể hiện của sự thống nhất quyền lực.
Các thiết chế thể hiện nguyên tắc làm chủ tập thể được thay bằng các thiết chế tăng cường tính chịu trách nhiệm cá nhân. Hội đồng nhà nước được tách ra làm hai cơ quan độc lập theo chức năng vốn có của chúng là Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Việc tách bạch này thể hiện sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa lập pháp và hành pháp. Sự phân công, phối hợp còn thể hiện ở chỗ quy định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan một cách rõ ràng: Quốc hội tập trung vào lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, cụ thể trong hành pháp; Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, là cơ quan hành chính (quản lý) nhà nước cao nhất và độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính; Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân thể hiện chức năng xét cử và kiểm sát việc tuân theo pháp luật được tăng cường tính chuyên nghiệp (bằng cách bổ nhiệm các Thẩm phán, Kiểm sát viên). Về chính quyền địa phương, mối liên hệ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với các cơ quan nhà nước cấp trên được quy định cụ thể hơn. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa chịu sự hướng dẫn và giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội , vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương vừa chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, vừa chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính cấp trên.
Tại Hiến pháp năm 1992, Chính phủ được xác định lại giống như trong Hiến pháp năm 1959: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
tập quyền xã hội chủ nghĩa và trong chừng mực nhất định đã vận dụng hạt nhân hợp lý của thuyết “phân quyền, thừa nhận tính độc lập tương đối của lĩnh vực hành chính nhà nước.
Về tính chất, Chính phủ ở nước ta mang hai tính chất: tính chấp hành của Chính phủ đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và tính chất cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta. Tính chấp hành trước Quốc hội thể hiện ở điểm Chính phủ phải thực hiện tất cả các quyết định (luật, nghị quyết) của Quốc hội mà không có quyền phủ quyết như Chính phủ ở các nước tư bản. Tính chất cơ quan hành chính nhà nước cao nhất nghĩa là Chính phủ đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động thực thi pháp luật, quản lý điều hành đất nước.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Đây là một điểm mới so với quy định các thành viên của Chính phủ phải là đại biểu so với Hiến pháp trước đó (Hiến pháp năm 1946 và năm 1959) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là đại biểu Quốc hội, các thành viên khác chủ yếu chọn trong số đại biểu Quốc hội (Hiến pháp năm 1980). Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị Chủ tịch nước. Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ (các thành viên khác) do Thủ tướng đề nghị Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chối đối với các thành viên khác của Chính phủ. Trước đây giữa hai kỳ họp của Quốc hội, thẩm quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức đối với các
Quốc hội. Sửa đổi bổ sung một số điều của Hành pháp bãi bỏ thẩm quyền này của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trao thẩm quyền này cho Quốc hội thực hiện. Trường hợp thất cần thiết, Thủ tướng đệ trình Chủ tịch nước quyết đinh tạm đình chỉ công tác các thành viên đó.
Phạm vi, quyền hạn của Chính phủ về cơ bản giống như trước, nhưng có một số điều chỉnh quan trọng thể hiện sự tăng cường vị trí, vai trò của Chính phủ theo hướng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có tính độc lập nhất định trong lĩnh vực này. Đó là những nhiệm vụ thống nhất quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; tổ chức nền hành chính nhà nước và phát huy quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Điều nổi bật là có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ với tính cách là của tập thể Chính phủ với trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nếu như trong Hiến pháp năm 1980, hầu hết nhiệm vụ, quyền hạn đều được quy định cho Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ là “lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và thay mặt Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác đối với các bộ, các cơ quan khác thuộc
Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp” thì này, Hiến pháp năm
1992 đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Điều 112 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ gồm 11 điểm và Điều 114 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ gồm 6 điểm. Sự phân định này được cụ thể hóa thêm trong Luật tổ chức Chính phủ, đặc biệt là giữa tập thể Chính phủ và các thành viên. Mặc dù có việc đề cao chức trách cá nhân, nhưng Hiến pháp vẫn coi trọng hình thức làm việc tập thể “Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của
Chính phủ phải được thảo luân tập thể và quyết đinh theo đa số” (Điều 115).